b. Ph−ơng pháp thu thập số liệu
4.2.1. Công thức −ớc tính sản l−ợng thủy sản khai thác
Theo ph−ơng pháp của FAO, sản l−ợng thuỷ sản khai thác đ−ợc −ớc tính dựa vào việc −ớc tính năng suất khai thác và c−ờng lực khai thác.
Một cách đơn giản, công thức −ớc tính sản l−ợng khai thác nh− sau :
SL = CPUE x A x BAC x F (4.1)
Trong đó :
⇒ SL : Sản l−ợng thủy sản khai thác tính theo đơn vị kg
⇒ CPUE (Catch Per Unit Effort) : Sản l−ợng thủy sản khai thác trên một đơn vị c−ờng lực. CPUE đ−ợc hiểu là sản l−ợng khai thác trung bình trong một ngày của một loại tàu thuyền (theo nghề) nào đó. Đơn vị tính : kg/tàu/ngày.
⇒ A (Active days) : Số ngày các tàu khai thác thuỷ sản có thể đi biển trong một tháng. A sẽ đ−ợc tính bằng số ngày d−ơng lịch trong tháng điều tra trừ đi số ngày tất cả các tàu không đi biển trong tháng (những ngày này có thể do một số nguyên nhân nh− ngày nghỉ lễ, tết, rằm, mồng một…, những ngày thời tiết không thuận
lợi). Những ngày không đi biển sẽ bị loại ra khi tính c−ờng lực, vì c−ờng lực khai thác vào những ngày này bằng 0 hoặc xấp xỉ bằng 0. ⇒ F (Fleet) : Tổng số tàu khai thác thuỷ sản của địa ph−ơng.
⇒ BAC (Boat Active Coefficient) : Hệ số hoạt động của tàu, biểu hiện xác xuất để một tàu thuyền khai thác thuỷ sản bất kỳ có thể đi biển vào một ngày bất kỳ trong tháng.
Trong công thức (1), ng−ời ta nhóm ba nhân tố A, F và BAC thành một nhóm gọi là c−ờng lực khai thác, và :
CL = A x F x BAC (4.2)
- CL : C−ờng lực khai thác là tổng số ngày tàu đi biển. Đơn vị tính : ngày tàu hoạt động
Công thức tính sản l−ợng (1) có thể đ−ợc viết lại là :
SL = CPUE x CL (4.3)
Trong các điều tra để −ớc tính c−ờng lực, A đ−ợc rút ra từ kinh nghiệm thực tế của cán bộ điều tra và thu thập vào cuối tháng. Hệ số này không giải thích cho sự hoạt động của các tàu riêng lẻ, mà chỉ biểu diễn những ngày thuận lợi cho ng− dân thực hiện các chuyến đi biển. Cần chú ý, A mang đặc tr−ng cho từng nghề cá, từng khu vực địa lý.
Ví dụ, nghề khai thác sử dụng ánh sáng sẽ không hoạt động vào những ngày sáng trăng, trong khi đó các nghề khác vẫn hoạt động bình th−ờng. Về thời tiết cũng vậy, m−a, bão chỉ ảnh h−ởng đến một khu vực nhất định, những khu vực nằm ngoài vùng ảnh h−ởng ng− dân vẫn đi biển nh− th−ờng.
Một điểm cần chú ý trong −ớc tính sản l−ợng theo ph−ơng pháp này là các số liệu thống kê thu thập phải đ−ợc nghiên cứu trong cùng điều kiện sau :
- Cùng một khu vực hoặc một vùng địa lý (tỉnh, huyện, xã) - Cùng một nhóm tàu hoặc nhóm nghề (l−ới kéo, rê, vây,…)
Sau khi đã −ớc l−ợng đ−ợc tổng sản l−ợng thủy sản khai thác, có thể thu đ−ợc một số số liệu thứ cấp sau :
Sản l−ợng khai thác theo loài (Sl loài) :
Sl loài = SP x SL
- SP : Tỷ lệ của loài thủy sản đó trong tổng sản l−ợng. Tỷ lệ này có đ−ợc từ số liệu thu mẫu.
Giá trị sản l−ợng khai thác theo loài (GT loài):
GT loài = P x Sl loài
- P : Giá bán lần đầu tại bến của loài đó