B−ớc 1: Điều tra số liệu tàu thuyền khai thác thủy sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình thu thập số liệu thống kê khai thác hải sản theo phương pháp của FAO (Trang 58 - 59)

b. Ph−ơng pháp thu thập số liệu

4.4.2.1.B−ớc 1: Điều tra số liệu tàu thuyền khai thác thủy sản

Sản l−ợng thủy sản khai thác đ−ợc tính toán trên cơ sở số l−ợng tàu thuyền tham gia khai thác thủy sản. Nếu số liệu này không chính xác và đầy đủ thì khó có thể có đ−ợc số liệu về sản l−ợng thủy sản khai thác tin cậy. Vì vậy, tr−ớc khi tiến hành thực hiện điều tra mẫu, cần phải có điều tra thu thập số l−ợng tàu thuyền hiện có.

Hiện tại, số liệu về tàu thuyền do cơ quan quản lý tàu thuyền cấp Bộ (Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản) và cấp Sở (Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản) nắm giữ chỉ bao gồm tất cả các tàu thuyền và ng− cụ khai thác đã đ−ợc đăng ký chính thức. Trong khi, còn khá nhiều tàu thuyền nhỏ không đăng ký (th−ờng là d−ới 20 CV). Qua thực tế tại các địa ph−ơng, cấp xã có thể cung cấp thông tin khá đầy đủ số tàu thuyền này. Số liệu này đ−ợc báo cáo hằng tháng lên cơ quan quản lý thủy sản cấp trên (huyện, tỉnh/Sở Thủy sản). Tuy nhiên, số liệu này th−ờng không chi tiết, nên việc phân loại gặp khó khăn. Vì vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý tàu thuyền khai thác và cơ quan quản lý thủy sản các cấp ở đia ph−ơng để có đ−ợc số liệu đầy dủ theo mẫu thống nhất.

Năm 2001, Tổng cục Thống kê chỉ đạo thực hiện Tổng điều tra nông nghiệp nông thôn và thuỷ sản. Cuộc điều tra này đ−ợc tiến hành với sự phối hợp liên ngành giữa Thống kê, Thuỷ sản, Nông nghiệp và chính quyền địa ph−ơng các cấp. Tổng điều tra đã thu thập đ−ợc số liệu cơ bản về tàu thuyền. Trên cơ sở số liệu này, các địa ph−ơng tiếp tục cập nhật, bổ sung hằng năm để có đ−ợc cơ sở dữ liệu đầy đủ. Đây chính là căn cứ để tiến hành thực hiện điều tra mẫu.

Do đặc thù nghề khai thác của n−ớc ta, tàu thuyền có nhiều biến động, việc cập nhật th−ờng xuyên số liệu này có nhiều khó khăn. Vì vậy, trong thực tế, để đơn giản hơn cho quá trình điều tra mẫu, số liệu tổng hợp cuối năm

tr−ớc sẽ đ−ợc dùng để tiến hành thu thập số liệu của năm tiếp theo. Ví dụ, số liệu năm 2004 đ−ợc dùng để lập kế hoạch điều tra cho năm 2005.

Điều chú ý, khi tổng hợp số liệu tàu thuyền cần phân loại rõ nhóm tàu dịch vụ và những tàu không hoạt động (đang sửa chữa lâu dài, chuyển đổi loại hình hoạt động,…). Ngoài việc phân tổ theo công suất, loại nghề, số liệu tàu thuyền cũng phải đ−ợc phân loại theo địa ph−ơng (tỉnh, huyện, xã) và theo cảng cá/bến cá. Kết quả xử lý sẽ đ−ợc tập hợp theo bảng thống kê tàu thuyền phân theo ranh giới hành chính và cả danh sách các điểm lên cá (bến cá, cảng cá). Đây là cơ sở để lập kế hoạch thu thập số liệu mẫu.

Nh− vậy, điều tra số liệu về tàu thuyền phải đ−ợc tiến hành tại tất cả các cảng cá/bến cá với cách tiếp cận nh− tổng điều tra. Để có kết quả tin cậy cao, về lý thuyết phải tiến hành điều tra hằng tháng. Tuy nhiên, trong thực tế sự biến động này không lớn, vì vậy, chỉ cần thực hiện một lần trong năm, th−ờng vào cuối năm. Trong quá trình thực hiện, nếu cần thiết thì bổ sung thêm số liệu. Công việc này đang đ−ợc các địa ph−ơng thực hiện hằng năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình thu thập số liệu thống kê khai thác hải sản theo phương pháp của FAO (Trang 58 - 59)