Cân đối giữa tiền gửi huy động và cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 75 - 77)

3.3 Các giải pháp nâng cao năng lực huy động vốn tại VCB

3.3.1.7 Cân đối giữa tiền gửi huy động và cho vay

Tính hiệu quả của nguồn vốn tiền gửi huy động khơng chỉ thể hiện ở quy mơ, cơ cấu, tính ổn định mà cịn đƣợc đánh giá thơng qua q trình sử dụng vốn. Do đó, cơng tác huy động vốn tiền gửi phải luôn gắn liền với yêu cầu sử dụng vốn có hiệu quả. Việc sử dụng vốn có hiệu quả đảm bảo cho ngân hàng có thể trang trải chi phí huy động, đem lại lợi nhuận, nâng cao vị thế và uy tín của ngân hàng, đồng thời, cũng là cơ sở để ngân hàng hoạch định kế hoạch huy động vốn cho tƣơng lai. Công tác huy động vốn tiền gửi tạo nguồn lực cho quá trình sử dụng vốn. Ngƣợc lại, quá trình sử dụng vốn, đặc biệt là hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ giúp ngân hàng tạo dựng mối quan hệ với nhiều đối tƣợng khách hàng tiềm năng. Vì đa phần khách hàng vay vốn là để phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh và các hoạt động sinh lợi

khác, nên thu nhập mà những khách hàng này có thể có đƣợc trong tƣơng lai sẽ trở thành nguồn vốn tiền gửi mang tính chất thƣờng xuyên cho ngân hàng.

Theo số liệu qua các năm từ 2009 đến 2011 của VCB, tổng nguồn vốn tiền gửi huy động luôn cao hơn so với tổng nguồn vốn cho vay. Tuy nhiên, trong tổng nguồn vốn tiền gửi thì tiền gửi trung và dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp, ngân hàng phải dùng một phần nguồn vốn tiền gửi ngắn hạn để tài trợ cho vay trung và dài hạn, làm gia tăng nguy cơ rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần phải cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn về cả quy mô lẫn cơ cấu.

Về công tác huy động vốn, VCB cần gia tăng tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động, vừa để tăng tính ổn định của nguồn vốn tiền gửi, vừa để cân đối nhu cầu cho vay trung và dài hạn của ngân hàng.

Về hoạt động cho vay, VCB cần gia tăng tỷ trọng hoạt động cho vay phục vụ các mục đích sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp và các mục đích tiêu dùng cần thiết cho dân cƣ, đồng thời giảm các hoạt động cho vay với mục đích kinh doanh mang tính rủi ro cao nhƣ kinh doanh bất động sản, đầu tƣ chứng khoán,… kết hợp với việc phân tích khách hàng chặt chẽ nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng. Công tác sử dụng vốn của ngân hàng cũng cần đƣợc định hƣớng theo chủ trƣơng, chính sách của NHNN Việt Nam trong từng thời kỳ nhất định.

Việc huy động vốn tiền gửi phải căn cứ vào kế hoạch và nhu cầu sử dụng vốn. Ngƣợc lại, việc sử dụng vốn phải phù hợp với quy mô, cơ cấu nguồn vốn huy động nhằm đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng nhƣng vẫn đảm bảo an toàn về thanh khoản theo kỳ hạn cũng nhƣ hạn chế ở mức thấp nhất rủi ro về lãi suất.

Bên cạnh đó, VCB cần quản lý tốt chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra của ngân hàng, nhằm thực hiện mục tiêu đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng và nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn và sử dụng vốn, nhƣng vẫn luôn tuân thủ đúng các quy định của NHNN về lãi suất.

Ngồi ra, ngân hàng cần có bộ phận nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng, chuyên phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn trong q khứ, hiện tại và phân tích tình hình kinh tế, xã hội hiện nay để từ đó dự đoán về nhu cầu gửi tiền cũng

nhƣ vay vốn của khách hàng theo từng kỳ hạn, mục đích cụ thể trong từng giai đoạn nhất định trong tƣơng lai. Từ đó, kết hợp cùng với các phịng ban, bộ phận, nhóm có liên quan để đƣa ra các chính sách và chiến lƣợc huy động vốn tiền gửi phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 75 - 77)