Tái cơ cấu NHTM và các TCTD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 82 - 83)

3.3 Các giải pháp nâng cao năng lực huy động vốn tại VCB

3.3.2.1.2 Tái cơ cấu NHTM và các TCTD

Sự “bùng nổ” hoạt động của hệ thống ngân hàng cả về quy mô và mức độ đa dạng trong thời gian ngắn vừa qua đã tiềm ẩn những rủi ro và nguy cơ lớn, tác động trực tiếp đến sự an toàn và lành mạnh của hệ thống NHTM. Trƣớc những yếu kém, tồn tại hiện nay và yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng Đảng lần thứ 3 Khóa XI đã khẳng định một trong ba trọng tâm tái cấu trúc kinh tế là: “cơ cấu lại thị trƣờng tài chính với trọng tâm là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tài chính”, do đó, đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của ngành ngân hàng để thực hiện thành cơng đổi mới mơ hình tăng trƣởng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh.

Chính phủ cần phát huy mọi nguồn lực để xúc tiến việc thực hiện cơ cấu lại các NHTM và tổ chức tài chính phù hợp với sự phát triển và tiến trình hội nhập WTO, bởi vì, hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cho hệ thống TCTD Việt Nam nhiều cơ hội phát triển, song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và bất ổn. Việc tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng và các TCTD là hết sức cần thiết nhằm khắc phục những khó khăn, yếu kém và chủ động đối phó với những thách thức, giúp cho hệ thống ngân hàng và các TCTD phát triển một cách an toàn, hiệu quả, vững chắc đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới.

Cần thành lập cơ quan, đơn vị tƣ vấn quá trình tái cơ cấu lại ngân hàng để giúp Chính phủ đề ra các giải pháp cụ thể nhằm cải tiến và nâng cao năng lực tài chính của các NHTM. Bên cạnh đó, cần mở rộng vai trị giám sát và nâng cao năng lực của NHNN cũng nhƣ thành lập cơ quan chuyên quản lý, giám sát và cung cấp các thơng tin về tài chính.

Tóm lại, việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là để khắc phục những yếu kém tồn tại trong hệ thống, nhằm lành mạnh hóa tồn bộ hệ thống ngân hàng, đảm bảo hệ thống hoạt động an tồn, thơng suốt, trở thành kênh dẫn vốn đáng tin cậy và hiệu

quả, giảm thiểu các rủi ro, đặc biệt là giảm rủi ro tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu, tăng tính thanh khoản và tăng khả năng quản trị rủi ro của từng NHTM cũng nhƣ tồn hệ thống. Vì vậy, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng phải đƣợc đặt trong một chƣơng trình tổng thể với những nguyên tắc nhất qn, có những hình thức, lộ trình cơ cấu lại một cách cụ thể, khả thi, đồng thời gắn bó chặt chẽ với chƣơng trình cơ cấu lại nền kinh tế, đặc biệt là cơ cấu lại các doanh nghiệp và cơ cấu lại đầu tƣ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)