Biện pháp phòng ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 77 - 78)

3.3 Các giải pháp nâng cao năng lực huy động vốn tại VCB

3.3.1.8 Biện pháp phòng ngừa rủi ro

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, bởi lẽ nó tổng hợp tất cả các rủi ro của khách hàng, đồng thời rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể gây ảnh hƣởng lớn cho nền kinh tế hơn bất kỳ rủi ro của loại hình doanh nghiệp nào, vì tính chất lây lan có thể làm rung chuyển tồn bộ hệ thống kinh tế. Vì vậy, trong quá trình hoạt động, các NHTM cần phải thƣờng xuyên cảnh giác, nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo và có những biện pháp phịng ngừa từ xa có hiệu quả. Do đó, để hoạt động kinh doanh của ngân hàng đƣợc an toàn và phát triển bền vững thì VCB cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

 Hoàn thiện bộ máy giám sát hoạt động rủi ro của ngân hàng trên cơ sở hình thành một bộ phận độc lập, khơng tham gia vào q trình tạo rủi ro, có chức năng quản lý, giám sát, nhận diện, phát hiện và dự báo rủi ro cho ngân hàng, phân tích và đánh giá mức độ rủi ro trên cơ sở các chỉ tiêu, tiêu thức đƣợc xây dựng, đồng thời đề ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn để giảm thiểu tới mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

 Xây dựng và khơng ngừng hồn thiện hệ thống văn bản, chế độ, quy chế, quy trình nghiệp vụ trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của Nhà nƣớc, kịp thời hƣớng dẫn các văn bản, chế độ có liên quan để áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống VCB. Đồng thời, hệ thống văn bản, chế độ, quy chế, quy trình phải đƣợc tổ chức nghiên cứu, tập huấn và quán triệt để đảm bảo mọi cán bộ phải nắm vững và thực thi đầy đủ, chính xác.

 Xây dựng các quy trình quản lý rủi ro (rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro đạo đức,…) và đƣa ra các phƣơng án xử lý tình huống khẩn cấp. Nghiên cứu và xây dựng các hạn mức rủi ro cho từng bộ phận, từng chi nhánh và có cơ chế đánh giá, giám sát chặt chẽ, khách quan, nhất quán và toàn diện. Đồng thời, cũng cần phải có các giải pháp phù hợp để đối phó

với các yếu tố bất lợi từ bên ngoài nhƣ: diễn biến phức tạp của xu thế thị trƣờng, tác động tiêu cực của các thông tin truyền thơng bất cân xứng,…

 Ngồi ra, VCB cần chú trọng đến xây dựng hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ, chấn chỉnh chế độ tài chính, thống kê, kế tốn thanh tốn, kiểm tốn theo thông lệ quốc tế nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các khoản rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. VCB tự xây dựng và thiết lập cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ cho hệ thống của mình sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của ngân hàng dựa trên cơ sở quy định khung về những yêu cầu tối thiểu, về kiểm toán nội bộ do NHNN ban hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 77 - 78)