Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 45)

2.4 Thực trạng công tác huy động vốn tại VCB

2.4.2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của VCB theo loại tiền

S T T

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số dƣ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dƣ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dƣ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1 Vốn huy động bằng VND 102.637 60,57 139.271 66,85 166.668 69,16 2 Vốn huy động bằng ngoại tệ quy đổi VNĐ 66.820 39,43 69.049 33,15 74.332 30,84 TỔNG 169.457 208.320 241.000

Nguồn vốn huy động bằng VNĐ của VCB tƣơng đối ổn định và tăng dần qua các năm: năm 2009 đạt 102.637 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 60,57% trong tổng nguồn vốn huy động; năm 2010 đạt 139.271 tỷ đồng, tăng 36.634 tỷ đồng so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 66,85% trong tổng nguồn vốn huy động; năm 2011 đạt 166.668 tỷ đồng, tăng 27.397 tỷ đồng so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 69,16% trong tổng nguồn vốn huy động. Qua số liệu trên có thể thấy nguồn vốn huy động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn huy động.

Vốn huy động bằng ngoại tệ mặc dù có tăng trƣởng về quy mơ nhƣng giảm dần về mặt tỷ trọng, cụ thể: năm 2009 vốn huy động ngoại tệ quy đổi VNĐ đạt 66.820 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 39,43% trong tổng nguồn vốn huy động; năm 2010 vốn huy động ngoại tệ quy đổi VNĐ đạt 69.049 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33,15% trong tổng nguồn vốn huy động; năm 2011 vốn huy động ngoại tệ quy đổi VNĐ đạt 74.332 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30,84% trong tổng nguồn vốn huy động.

Nhìn chung qua các năm từ 2009 đến 2011, vốn huy động VNĐ đóng vai trị chủ chốt trong tổng nguồn vốn huy động của VCB và tăng dần qua các năm, bởi đồng Việt Nam luôn là đồng tiền giao dịch chính trong nƣớc và lãi suất tiền gửi VNĐ luôn cao hơn rất nhiều so với lãi suất USD và các loại ngoại tệ khác.

Đồ thị 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động của VCB theo loại tiền

60.57% 66.85% 69.16% 39.43% 33.15% 30.84% 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

2.4.2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động của VCB theo đối tượng khách hàng:

S T T

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số dƣ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dƣ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng trƣởng (%) Số dƣ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng trƣởng (%)

1 Tiền gửi của

cá nhân 77.351 45,65 100.148 48,07 29,47 123.180 50,96 23,00

2 Tiền gửi của

tổ chức kinh tế 92.106 54,35 108.172 51,93 17,44 118.520 49,04 9,57

TỔNG 169.457 208.320 241.700

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB năm 2009, 2010, 2011)

Tiền gửi của cá nhân và các tổ chức kinh tế ln duy trì ổn định và tăng dần qua các năm. Đặc biệt, nguồn tiền gửi của cá nhân có mức tăng trƣởng tƣơng đối cao trong giai đoạn 2009 – 2011 và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động: năm 2009 tiền gửi của cá nhân đạt 77.351 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45,65% trong tổng nguồn vốn huy động; năm 2010 đạt 100.148 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 48,07%; năm 2011 đạt 123.180 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50,96%, nhƣ vậy tiền gửi của cá nhân đang tăng dần cả về quy mô và tỷ trọng.

Về tiền gửi của tổ chức kinh tế: năm 2009 đạt 92.106 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 54,35% trong tổng nguồn vốn huy động; năm 2010 đạt 108.172 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 51,93%; năm 2011 đạt 118.520 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 49,04%, qua đó cho thấy tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng về quy mô nhƣng giảm dần về tỷ trọng.

Tốc độ tăng trƣởng huy động từ các tổ chức kinh tế năm 2010 đạt 17,44% so với năm 2009, đến năm 2011 tốc độ này chỉ đạt 9,57% so với năm 2010, nguyên nhân tốc độ tăng trƣởng này giảm là do: trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt, các tổ chức kinh tế phải tận dụng tối đa nguồn vốn của mình cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên nguồn vốn nhàn rỗi rất hạn chế. Về tốc độ tăng trƣởng huy động từ cá nhân, năm 2010 đạt 29,47% so với năm 2009, và năm 2011 tuy gặp nhiều khó khăn nhƣng huy động vốn từ cá nhân rất khả quan và đạt tốc độ tăng trƣởng 23%

so với năm 2010. Điều này cho thấy vốn huy động từ cá nhân có tính ổn định cao hơn và lịng tin của ngƣời dân với ngân hàng rất tốt. Vì vậy, VCB cần xem xét đƣa ra các chính sách đẩy mạnh huy động vốn đối với khách hàng là cá nhân bởi vì đây là nhóm khách hàng khá ổn định và gắn bó lâu dài với ngân hàng.

Đồ thị 2.6: Cơ cấu nguồn vốn huy động của VCB theo đối tượng khách hàng 2.4.2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn gửi

Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động của VCB theo kỳ hạn gửi:

S T T

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số dƣ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dƣ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dƣ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1 Tiền gửi KKH 52.010 30,69 53.623 25,74 61.058 25,26 2 TG CKH và TGTK có kỳ hạn dƣới 12 tháng 112.019 66,10 144.379 69,31 177.340 73,37 3 TG CKH và TGTK có kỳ hạn trên 12 tháng 5.428 3,20 10.318 4,95 3.302 1,37 TỔNG 169.457 208.320 241.700

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB năm 2009, 2010, 2011)

Cơ cấu nguồn vốn huy động của VCB giai đoạn 2009 – 2011 theo kỳ hạn gửi cho thấy: nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động. Trong đó, lƣợng tiền gửi khơng kỳ hạn chiếm tỷ trọng tƣơng đối, tuy có tăng về quy mô nhƣng giảm dần về tỷ trọng, từ 30,69% vào năm 2009 đến năm 2011 còn 25,26% trong tổng nguồn vốn huy động. Tính chất của nguồn tiền này là không ổn định, nên việc sử dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng là rất khó, tuy nhiên lãi suất chi trả cho nguồn huy động này tƣơng đối thấp so với các khoản huy

45.65% 48.07% 50.96% 54.35% 51.93% 49.04% 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

động khác. Vì vậy, cần có những chính sách để duy trì ổn định nguồn tiền này nhƣ: nâng cao các dịch vụ và những cải tiến trong dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ ATM và các dịch vụ kèm theo khác để đáp ứng đƣợc các yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất nhằm huy động đƣợc nguồn vốn giá rẻ này, tiết kiệm chi phí cho cơng tác huy động vốn.

Trong nguồn tiền gửi ngắn hạn thì nguồn tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dƣới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể, năm 2009 nguồn vốn này chiếm 66,10% trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2010 là 69,32% và đến năm 2011 nguồn vốn này đã chiếm tỷ trọng là 73,37% trong tổng nguồn vốn huy động. Nguyên nhân làm cho nguồn vốn huy động này tăng nhanh là do: tình hình thị trƣờng tiền tệ có nhiều biến động, lãi suất liên tục thay đổi nên đa số ngƣời dân và doanh nghiệp chỉ gửi tiền vào ngân hàng với kỳ hạn ngắn nhằm tránh rủi ro và có thể điều chỉnh kịp thời khi lãi suất có biến động. Đối tƣợng chủ yếu của nguồn vốn huy động này là những khách hàng có thu nhập ổn định và thƣờng xuyên, gửi tiền vì mục đích an tồn và lợi nhuận, vì vậy lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút đối tƣợng này. Do đó, ngân hàng cần có những biện pháp điều chỉnh lãi suất phù hợp và có các chƣơng trình huy động vốn nhằm thu hút nhóm khách hàng này.

Ngoài hai nguồn huy động trên, phải kể đến nguồn tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng. Tuy nguồn này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động nhƣng cực kỳ quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Cụ thể, năm 2009 nguồn vốn này chỉ đạt 5.428 tỷ đồng, tƣơng đƣơng với 3,20% trong tồng nguồn vốn huy động, nhƣng sang năm 2010 nguồn vốn này có sự gia tăng đáng kể, đạt 10,318 tỷ đồng, tăng 4,890 tỷ đồng so với năm 2009 và chiếm 4,95% trong tổng nguồn vốn huy động, nguyên nhân năm 2010 nguồn vốn này tăng là do VCB triển khai chƣơng trình tiết kiệm kỳ hạn 15 tháng và quay số trúng thƣởng căn hộ Sky Garden tại Phú Mỹ Hƣng và nhiều giải thƣởng hấp dẫn khác. Sang năm 2011, do tình hình thị trƣờng tiền tệ biến động và lãi suất liên tục thay đổi nên nguồn huy động này đã giảm mạnh về cả quy mô và tỷ trọng, chỉ đạt

3,302 tỷ đồng giảm 7,016 tỷ đồng so với năm 2010, và chỉ chiếm 1.37% trong tổng nguồn vốn huy động. Với nguồn huy động này thì việc chi trả lãi suất tƣơng đối cao nhƣng lại đem đến cho ngân hàng nhiều cơ hội đầu tƣ sinh lời, chủ động trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là những dự án lớn, thời gian hoàn vốn lâu. Thêm vào đó, khác với nguồn vốn ngắn hạn với tính chất khơng ổn định, ngân hàng phải lập một khoản dự trữ bắt buộc cao, còn với nguồn vốn trung dài hạn này, thời gian đáo hạn dài và tƣơng đối ổn định nên khoản phải dự trữ bắt buộc thấp, vì thế ngân hàng sẽ có thêm khoản đầu tƣ để đem lại lợi nhuận. Nhƣ vậy, có thể thấy lợi nhuận mà nguồn vốn trung dài hạn đem lại rất cao, vì vậy ngân hàng cần có những chính sách, biện pháp và hình thức khuyến khích khác nhau nhằm làm tăng cƣờng huy động vốn trung dài hạn.

Đồ thị 2.7: Cơ cấu nguồn vốn huy động của VCB theo kỳ hạn gửi

2.4.3 Thị phần huy động vốn của VCB so với toàn ngành

Thị phần huy động vốn của VCB so với toàn ngành vẫn giữ ở mức khá cao và là một trong những ngân hàng dẫn đầu về công tác huy động vốn của Việt Nam. Trong những năm gần đây, mặc dù quy mô huy động vốn ngày càng tăng, tuy nhiên thị phần huy động vốn của VCB có xu hƣớng ngày càng thu hẹp dần.

30.69% 66.10% 3.21% Năm 2009 Tiền gửi KKH TG CKH và TGTK có kỳ hạn dƣới 12 tháng TG CKH và TGTK có kỳ hạn trên 12 tháng 25.74% 69.31% 4.95% Năm 2010 Tiền gửi KKH TG CKH và TGTK có kỳ hạn dƣới 12 tháng TG CKH và TGTK có kỳ hạn trên 12 tháng 25.26% 73.37% 1.37% Năm 2011 Tiền gửi KKH TG CKH và TGTK có kỳ hạn dƣới 12 tháng TG CKH và TGTK có kỳ hạn trên 12 tháng

Bảng 2.6: Thị phần huy động vốn so với toàn ngành của VCB và một số NHTM từ năm 2008-2011:

Ngân hàng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

VCB 11,80% 9,38% 8,69% 8,77%

CTG 9,23% 8,70% 9,04% 9,67%

ACB 5,97% 6,28% 6,06% 6,95%

MB 2,16% 2,35% 2,97% 3,39%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng, NHNN)

Có thể thấy rằng, VCB đang phải đối mặt với việc chia sẻ thị phần huy động vốn, cụ thể: thị phần huy động vốn năm 2008 chiếm 11,8% đến năm 2011 chỉ còn 8,77%. Nguyên nhân là do trƣớc đây VCB chỉ chú trọng đến việc phát triển mảng ngân hàng bán buôn chứ chƣa quan tâm đúng mức đến việc phát triển mảng ngân hàng bán lẻ. Trong khi đó các NHTM khác, đặc biệt là các NHTM cổ phần lại phát triển rất sớm mảng ngân hàng bán lẻ, đây là một trong những chiến lƣợc rất tốt của các NHTM cổ phần để giành thị phần huy động vốn. Do đó, để giữ vững và phát triển thị phần huy động vốn, VCB cần phát triển mảng ngân hàng bán lẻ vì hiện nay mảng ngân hàng bán lẻ đang có rất nhiều tiềm năng với khối lƣợng khách hàng tiềm năng nhiều, nhu cầu về sản phẩm dịch vụ không giới hạn, tỷ lệ rủi ro thấp và quan trọng hơn là việc phát triển mảng ngân hàng bán lẻ sẽ đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững của VCB về lâu dài.

2.4.4 Phân tích cân đối giữa huy động vốn và cho vay.

Bảng 2.7: Tương quan về quy mô và cơ cấu theo kỳ hạn giữa tiền gửi huy động và cho vay của VCB:

Đơn vị tính: tỷ đồng

Kỳ hạn

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Huy

động Cho vay Chênh lệch động Huy Cho vay Chênh lệch động Huy Cho vay Chênh lệch

Ngắn hạn 164.029 73.706 90.323 198.002 94.715 103.287 238.398 123.312 115.086

Trung và

dài hạn 5.428 67.915 -62.487 10.318 82.099 -71.781 3.302 86.106 -82.804

Về quy mô: qua các năm chênh lệch giữa nguồn vốn tiền gửi và cho vay của VCB đều dƣơng. Điều này cho thấy nguồn vốn huy động của VCB khá dồi dào, luôn đủ đáp ứng nhu cầu cho vay, phần dơi ra ngân hàng có thể sử dụng để đầu tƣ vào các hoạt động sinh lời khác.

Về cơ cấu theo kỳ hạn: từ năm 2009 đến năm 2011 tiền gửi huy động ngắn hạn luôn cao hơn nhiều so với nhu cầu cho vay ngắn hạn; còn tiền gửi trung và dài hạn chiếm tỷ lệ khá thấp so với tổng nguồn vốn huy động và thấp hơn nhiều so với nhu cầu cho vay trung và dài hạn. Phần thiếu hụt của cho vay trung và dài hạn đƣợc bù đắp bởi phần dôi ra của tiền gửi ngắn hạn so với cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu cho vay dài hạn có thể dẫn đến tăng nguy cơ rủi ro thanh khoản cho ngân hàng; ngoài ra NHNN cũng quy định tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung dài hạn tối đa không quá 30%, do đó để đáp ứng nhu cầu cho vay trung và dài hạn, VCB phải vay bổ sung từ thị trƣờng liên ngân hàng với lãi suất cao. Vì vậy, trong thời gian tới VCB cần có những chính sách hấp dẫn để tăng cƣờng huy động nguồn vốn trung và dài hạn từ dân cƣ, đáp ứng đƣợc nhu cầu cho vay trung dài hạn, đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Bảng 2.8: Tương quan về thu lãi cho vay và chi trả lãi tiền gửi của VCB

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Thu nhập lãi cho vay (tỷ đồng) 15.294 20.581 33.355 Chi trả lãi tiền gửi (tỷ đồng) 8.795 12.392 20.933 Chênh lệch (tỷ đồng) 6.499 8.189 12.422

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB năm 2009, 2010, 2011 )

Qua các năm từ 2009 đến 2011, mặc dù tổng nguồn vốn tiền gửi cao hơn tổng nguồn vốn cho vay nhƣng thu nhập từ lãi cho vay luôn cao hơn chi trả lãi tiền gửi, điều này cho thấy thu từ lãi cho vay đủ bù đắp chi trả lãi huy động và đem lợi nhuận cho ngân hàng. Vì thế, để nâng cao hơn nữa tính hiệu quả của nguồn vốn huy động, VCB cần gia tăng tỷ trọng cho vay trong cơng tác sử dụng vốn, từ đó phát huy cao nhất vai trị trung gian của ngân hàng trong nền kinh tế.

2.4.5 Về lãi suất huy động.

Trong tình hình kinh tế cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay, để mở rộng thị phần huy động vốn các ngân hàng cạnh tranh nhau về mọi mặt: công nghệ, chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, cơ sở vật chất hạ tầng,… trong đó, yếu tố quan trọng nhất phải kể đến chính là lãi suất. Lãi suất chính là cơng cụ quan trọng đƣợc các ngân hàng sử dụng nhằm thu thút khách hàng, gia tăng thị phần huy động vốn trong nền kinh tế.

Bảng 2.9: Lãi suất huy động VND và USD của một số NHTM trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Kỳ hạn VCB BIDV ACB Sacombank

VND USD VND USD VND USD VND USD

KKH 2,40 0,10 3,00 0,20 3,00 0,50 3,00 0,10 1 tuần 6,00 - - - 6,00 - 6,00 - 2 tuần 6,00 - - - 6,00 - 6,00 - 1 tháng 14,00 2,00 14,00 2,00 13,88 1,95 14,00 1,99 2 tháng 14,00 2,00 14,00 2,00 13,88 1,95 14,00 2,00 3 tháng 14,00 2,00 14,00 2,00 13,88 1,95 14,00 2,00 6 tháng 14,00 2,00 14,00 2,00 13,88 1,95 14,00 2,00 9 tháng 14,00 2,00 14,00 2,00 13,88 1,95 14,00 2,00 12 tháng 14,00 2,00 14,00 2,00 14,00 1,95 14,00 2,00 24 tháng 12,00 2,00 14,00 2,00 11,40 2,00 14,00 2,00 36 tháng 12,00 2,00 14,00 2,00 10,90 2,00 14,00 2,00 48 tháng 12,00 2,00 - - - - - -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)