Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 78 - 79)

3.3 Các giải pháp nâng cao năng lực huy động vốn tại VCB

3.3.1.9 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Sự phát triển của một ngân hàng luôn gắn liền với năng lực quản trị, điều hành và chất lƣợng của nguồn nhân lực. Do đó muốn phát triển bền vững, VCB cần phải nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực thông qua việc xây dựng các chính sách và chế độ về nguồn lực nhƣ sau:

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực từ khâu tuyển dụng đến bố trí sử dụng cán bộ theo nhu cầu công việc, phù hợp với năng lực chuyên môn. Quy hoạch lại đội ngũ lãnh đạo, mạnh dạn bố trí cán bộ chủ chốt trẻ có năng lực, có trình độ, am hiểu chun mơn nhằm phát huy tinh thần sáng tạo đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.

Thƣờng xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dƣỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nắm vững quy trình nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng, kỹ năng bán hàng, tƣ vấn cho khách hàng, giải quyết tình huống, kỹ năng làm việc nhóm… nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và nhiệt tình phục vụ khách hàng.

Nâng cao chất lƣợng phục vụ của nhân viên hƣớng tới khách hàng, phải biết lắng nghe để rút ngắn khoảng cách giữa nhu cầu của khách hàng và khả năng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Từ đó, tạo nên phong cách giao tiếp với khách hàng thân thiện, niềm nở, đồng thời thấu hiểu đƣợc những khó khăn, mong muốn của khách hàng về những thông tin đối với sản phẩm cũng nhƣ chính sách, thủ tục

mà họ gặp phải khi giao dịch với ngân hàng, qua đó chia sẻ tƣ vấn cho họ. Đây là yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ.

Thƣờng xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về kiến thức lĩnh vực ngân hàng cho nhân viên, nhằm khơi dậy các phong trào tự tìm tịi, nghiên cứu nghiệp vụ, kiến thức để nâng cao trình độ chuyên mơn. Khuyến khích cán bộ cơng nhân viên tự tham gia các khóa học khơng do VCB tổ chức để nâng cao trình độ, và nếu mục tiêu của việc tự đào tạo là để phục vụ cơng việc chun mơn thì VCB cũng nên có chính sách hỗ trợ một phần hoặc tồn bộ chi phí học tập.

Phát huy tính sáng tạo trong tồn thể cán bộ cơng nhân viên, khuyến khích nhân viên đóng góp sáng kiến trong việc hồn thiện quy trình nghiệp vụ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ và đóng góp ý tƣởng để phát triển sản phẩm dịch vụ mới.

Cùng với việc đào tạo cho cán bộ nhân viên, VCB cần xây dựng cơ chế động viên, khen thƣởng xứng đáng cho những nhân viên làm việc hiệu quả, đồng thời cũng cần nhắc nhở, có các biện pháp xử lý đối với những cá nhân làm việc chƣa tốt. Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với những nhân viên trung thành và có năng lực để tránh tình trạng “chảy máu chất xám” đang diễn ra khá phổ biến. Xây dựng môi trƣờng làm việc thoải mái, năng động, sáng tạo, quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo vui vẻ, cởi mở, thẳng thắn để góp phần nâng cao hiệu quả cơng việc.

Ngoài ra, VCB cần tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên dựa trên năng lực chun mơn, mức độ đóng góp và phẩm chất thực sự chứ không phải dựa vào mối quan hệ hay thâm niên cơng tác. Việc đề bạt các vị trí quản lý cần đƣợc thực hiện công khai, dân chủ, đồng thời việc nhìn nhận đúng năng lực, phẩm chất của ngƣời tài sẽ làm cho họ hăng hái và chăm chỉ hơn với công việc đƣợc giao, nổ lực hơn khi thực hiện nhiệm vụ và tận tụy hơn với nhiệm vụ đảm nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 78 - 79)