Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích những nhân tố ảnh hưởng mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ xe khách liên tỉnh chất lượng cao tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 69)

4.4 Phân tích mơ hình hồi quy

4.4.4.1 Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến

Trong trường hợp các biến độc lập có hiện tượng đa cộng tuyến tức là các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau và nó cung cấp cho mơ hình những thơng tin

rất giống nhau và khó tách ảnh hưởng của từng biến riêng lẻ, nên để tránh diễn giải sai lệch kết quả hồi quy so với thực tế thì cần phải đánh giá, đo lường hiện tượng đa cộng tuyến.

Theo bảng số liệu bên dưới ta thấy độ chấp nhận Tolerance cao và giá trị hệ số phóng đại phương sai VIF thấp (khơng vượt q 10) nên có thể kết luận mối liên hệ

giữa các biến độc lập này hầu như khơng đáng kể vì vậy khơng có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.

Model Collinearity Statistics

Tolerance VIF 1 (Constant) GIAOTIEP 0,534 1,872 TUYENDUONG 0,384 2,607 CACDIEM 0,440 2,274 ANTOAN 0,521 1,921 TIEPCAN 0,439 2,276 (Nguồn: Phụ lục 12)

4.4.4.2 Kết quả phân tích hồi quy

Bảng 4.8: Mơ hình hồi quy chất lượng dịch vụ

Coefficients(a)

Mơ hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Mức ý

nghĩa B Std. Error Beta 1 (Hằng số) 0,238 0,162 1,471 0,143 GIAOTIEP 0,060 0,049 0,063 1,234 0,219 TUYENDUONG 0,382 0,060 0,387 6,419 0,000 CACDIEM 0,065 0,048 0,075 1,337 0,183 ANTOAN 0,294 0,051 0,297 5,734 0,000 TIEPCAN 0,150 0,054 0,158 2,807 0,005

a. Dependent Variable: THOAMAN (Nguồn: Phụ lục 12)

Bảng 4.8 cho thấy các hệ số hồi quy mang dấu dương thể hiện rằng các nhân tố trong mơ hình hồi quy ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến sự thỏa mãn của hành khách tức là có mối quan hệ đồng biến, cùng chiều với sự thỏa mãn của hành khách. Các biến

56

biến này đạt tiêu chuẩn chấp nhận và được giữ lại trong mơ hình. Cịn lại hai biến

GIAOTIEP và CACDIEM có mức ý nghĩa sig > 0,05 nên hai biến này bị loại khỏi mơ hình.

Căn cứ vào thơng số thống kê của các biến được chấp nhận, ta có phương trình

hồi quy giữa các nhân tố về chất lượng dịch vụ xe khách liên tỉnh chất lượng cao và sự thỏa mãn của hành khách như sau:

Y = 0,387X2 + 0,297X4 + 0,158X5

Trong đó:

Y: Sự thỏa mãn của hành khách X2: Thành phần Hệ thống tuyến đường X4: Thành phần An toàn – tiện nghi X5: Thành phần Khả năng tiếp cận

Phương trình hồi quy trên cho thấy chỉ có ba thành phần của chất lượng dịch vụ xe khách liên tỉnh chất lượng cao có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của hành khách đối với dịch vụ này với độ tin cậy 95%. Thứ tự tầm quan trọng của từng yếu tố phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của hệ số Beta. Yếu tố nào có hệ số Beta càng lớn thì mức độ tác

động đến biến Y càng nhiều. Do đó trong mơ hình này, sự thỏa mãn của hành khách đối với chất lượng dịch vụ xe khách liên tỉnh chất lượng cao chịu tác động nhiều nhất

bởi yếu tố Hệ thống tuyến đường (β = 0,387), kế đến là yếu tố An toàn – tiện nghi (β = 0,297) và cuối cùng là yếu tố Khả năng tiếp cận (β = 0,158).

Cụ thể, với mức ý nghĩa rất thấp (< 0,05), tức là độ tin cậy cao, khi hệ thống tuyến

đường tăng lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì sự thỏa mãn của hành khách tăng lên 0,387 đơn vị độ lệch chuẩn, với điều kiện giữ nguyên các biến độc lập còn lại không thay đổi. Tương tự như vậy, khi an toàn – tiện nghi tăng lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì sự

thỏa mãn của hành khách tăng lên 0,297 đơn vị độ lệch chuẩn, và khi khả năng tiếp cận tăng lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì sự thỏa mãn của hành khách tăng lên 0,158 đơn vị độ lệch chuẩn.

Kết quả này cũng giúp chúng ta có đủ cơ sở để chấp nhận hay bác bỏ các giả

thuyết đã nêu trong mơ hình nghiên cứu:

Giả thuyết H’1 không được chấp nhận với mức ý nghĩa > 0,05 nghĩa là việc

giao tiếp với hành khách không ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của hành khách.

Vấn đề giao tiếp với hành khách nên được tiếp tục nghiên cứu (có thể đây là

yếu tố cần phải có, nhưng khơng làm tăng thêm sự thỏa mãn).

Giả thuyết H’2 được chấp nhận: yếu tố hệ thống tuyến đường có tác động

dương tính lên sự thỏa mãn của hành khách ở mức ý nghĩa < 0,05 với hệ số

Beta = 0,387. Giả thuyết này được chấp nhận có nghĩa là cảm nhận của hành khách về hệ thống tuyến đường càng tốt thì sự thỏa mãn của hành khách càng cao.

Giả thuyết H’3 không được chấp nhận với mức ý nghĩa > 0,05 nghĩa là cảm

nhận của hành khách về mạng lưới các điểm dừng chân, điểm đi và điểm đến

cao hay thấp không ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của hành khách khi sử dụng

dịch vụ.

Giả thuyết H’4 được chấp nhận: yếu tố an toàn – tiện nghi có tác động dương

tính lên sự thỏa mãn của hành khách ở mức ý nghĩa < 0,05 với hệ số Beta =

0,297. Giả thuyết này được chấp nhận có nghĩa là khi yếu tố an tồn – tiện nghi càng tăng thì hành khách càng thỏa mãn.

Giả thuyết H’5 được chấp nhận: yếu tố khả năng tiếp cận có tác động dương

tính lên sự thỏa mãn của hành khách ở mức ý nghĩa < 0,05 với hệ số Beta =

0,158. Giả thuyết này được chấp nhận có nghĩa là khi khả năng tiếp cận càng

tốt thì hành khách càng thỏa mãn.

Theo kết quả nghiên cứu định tính và theo quan điểm của tác giả thì yếu tố mạng lưới các điểm dừng chân, điểm đi và điểm đến và cả yếu tố giao tiếp với hành khách đều có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn. Tuy nhiên, trong phương trình hồi quy thì hai yếu

tố này chưa có ý nghĩa thống kê đối với các hành khách sử dụng dịch vụ ở TPHCM giai đoạn hiện nay. Có thể giải thích như sau: các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực

này đã đầu tư đúng mức để trang bị cho mạng lưới các điểm dừng chân, điểm đi và điểm đến của mình một cách khá tốt; cũng như việc giao tiếp với hành khách đã đạt

58

tiêu chuẩn. Vì các đơn vị này cho rằng trong tình hình cạnh tranh khốc liệt hiện nay, đây là những yếu tố tối thiểu hành khách mong muốn khi họ chọn dịch vụ chất lượng

cao nhằm đáp ứng các nhu cầu cần thiết so với khi họ chọn sử dụng dịch vụ từ các đơn vị nhỏ lẻ. Do đó, khi hai yếu tố này thật sự vượt qua được “cột mốc tiêu chuẩn”

này thì hành khách mới bắt đầu gia tăng sự thỏa mãn.

Tóm lại, sau khi đã điều tra, nghiên cứu, phân tích, và kiểm định mơ hình, ta có

thể đưa ra mơ hình các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn của hành khách đối với chất lượng dịch vụ xe khách liên tỉnh chất lượng cao như sau:

+0,387

+0,297

+0,158

Hình 4.2: Mơ hình các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn của hành khách đối với chất lượng dịch vụ xe khách liên tỉnh chất lượng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích những nhân tố ảnh hưởng mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ xe khách liên tỉnh chất lượng cao tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 69)