Thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án nhân dân tỉnh cà mau (Trang 25)

1.3. Quy định pháp luật về hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tạ

1.3.3. Thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án

1.3.3.1. Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm

Khởi kiện và thụ lý vụ án

Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án tại Tịa án có thẩm quyền để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Người khởi kiện phải nộp cho Tòa án: - Đơn khởi kiện;

- Hợp đồng kinh doanh, thương mại hoặc văn bản, tài liệu giao dịch có giá trị như hợp đồng kinh doanh, thương mại, biên bản bổ sung, phụ lục hợp đồng (nếu có);

- Tài liệu về bảo đảm thực hiện hợp đồng như bảo lãnh, thế chấp, cầm cố (nếu có);

- Các tài liệu, chứng cứ về việc thực hiện hợp đồng như việc giao nhận hàng, biên bản nghiệm thu, chứng từ thanh toán, biên bản thanh lý hợp đồng, các biên bản làm việc về công nợ tồn đọng,…;

- Các tài liệu giao dịch khác (nếu có);

- Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, các đương sự khác và người liên quan như: Giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp20...

Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án nếu thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và thõa mãn các điều kiện khởi kiện. Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết vụ án, đồng thời thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, đơn vị có liên quan và cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Khi nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình, bị đơn có quyền phản tố trong một số trường hợp: yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn có sự liên quan với nhau. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Hoà giải và chuẩn bị xét xử

Là khoảng thời gian được tính từ ngày Tịa thụ lý vụ án đến ngày Tòa ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Đây là khoảng thời gian cần thiết để Tòa án tiến hành lập hồ sơ, xác minh thu thập chứng cứ, cơng khai chứng cứ và hồ giải giữa các bên tranh chấp và xem xét để đưa vụ án ra xét xử. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp Tịa án có quyết định sau: công nhận sự thoả thuận của các đương sự; tạm đình chỉ giải quyết vụ án; đình chỉ giải quyết vụ án; đưa vụ án ra xét xử.

Phiên tòa sơ thẩm

20 Tòa án nhân dân tối cao, Thủ tục khởi kiện vụ án kinh tế - kinh doanh thương mại,

http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/11813238?p_page_id=11813238&pers_id=1751922&item_id=1 7103556&p_details=1, [ truy cập ngày 01/4/2014].

Thành phần tham gia phiên tòa sơ thẩm: Hội đồng xét xử gồm có một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, trường hợp đặc biệt thì có hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân.

Sự có mặt của đương sự tại phiên tịa: Các đương sự phải có mặt tại phiên tòa giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại. Nếu vì một số nguyên nhân khách quan nên họ khơng thể có mặt tại phiên tịa, trường hợp vắng mặt lần thứ nhất có lí do chính đáng thì Tịa án phải hỗn phiên tịa để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. Tuy nhiên, có trường hợp đương sự cố tình tránh mặt để trốn tránh nghĩa vụ, nên sự vắng mặt lần hai phải được xem xét cụ thể:

- Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt khơng có lý do thì bị coi là từ bỏ vụ kiện, Tịa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, nguyên đơn có quyền khởi kiện lại nếu còn thời hiệu khởi kiện. Theo quy định BLTTDS năm 2015, người khởi kiện có quyền yêu cầu Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ.

- Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt khơng có lý do thì Tịa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt khơng lý do thì Tịa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt.

- Kiểm sát viên có nhiệm vụ tham gia phiên tịa, nếu vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử.

Trình tự của phiên toà sơ thẩm: thủ tục bắt đầu phiên tòa; tranh tụng tại phiên tòa; nghị án và tuyên án.

Thẩm quyền của Hội đồng xét xử quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và giải quyết các vấn đề khác có liên quan.

1.3.3.2. Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm Kháng cáo, kháng nghị

Người có quyền kháng cáo: Đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện có quyền làm đơn kháng cáo bản án của Tịa án sơ thẩm để Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án, đối với trường hợp vắng mặt tại phiên tòa là 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc được niêm yết hợp lệ. Viện kiểm sát có quyền kháng nghị, thời hạn kháng nghị đối

với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày tuyên án.

Chuẩn bị xét xử phúc thẩm

Ngay sau ngày nhận được hồ sơ vụ án bị kháng cáo, kháng nghị và tài liệu chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý và thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm. Trong thời hạn hai tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau: Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án, đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án, đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tịa án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng khơng được q một tháng.

Phiên tịa phúc thẩm

Thành phần tham gia phiên tòa phúc thẩm: Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có 03 Thẩm phán; người kháng cáo, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan; Kiểm sát viên cùng cấp phải tham gia phiên tòa phúc thẩm trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị.

Trình tự của phiên tịa phúc thẩm: thủ tục bắt đầu phiên toà, tranh tụng tại phiên tòa; nghị án và tuyên án.

Thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm: Giữ nguyên bản án sơ thẩm; sửa bản án sơ thẩm; hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm; huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án; đình chỉ xét xử phúc thẩm; tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.

1.3.3.3. Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn; Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

Ngoài việc quy định thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm, thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm thì Bộ luật tố tụng dân sự cịn quy định:

Tại Phần thứ tư của Bộ luật tố tụng dân sự có quy định: Việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn tại Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm đối với những vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu chứng cứ đầy đủ…Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng. Khơng có đương sự cư trú ở nước ngồi, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngồi và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được

chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về xử lý tài sản v.v…

Tại Phần thứ năm của Bộ luật tố tụng dân sự quy định về thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Bao gồm thủ tục giám đốc thẩm, thủ tục tái thẩm và thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

1.3.4. Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ngồi Tịa án

Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại được hiểu là các hình thức, các phương pháp nhằm giải quyết các bất đồng về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể kinh doanh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có tranh chấp.

Sơ đồ: Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại hiện nay

1.3.4.1. Phương thức thương lượng

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà khơng cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ ba nào, thể hiện sự tự do thoả thuận, tự do định đoạt của các bên. Do thể thức đơn giản, ít phiền hà, hiệu quả, ít tốn kém, khơng gây ra ảnh hưởng xấu trong quan hệ kinh doanh giữa các bên sau tranh chấp, nên thương lượng luôn là phương thức ưa chuộng, phổ biến, được các thương nhân ưu tiên lựa chọn trước khi tìm đến các giải pháp khác để giải quyết các tranh chấp thương mại.

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH

THƯƠNG

LƯỢNG HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI TRỌNG TÀI TÒA ÁN

HỢP TÁC KINH DOANH GIỮA CÁC BÊN

1.3.4.2. Phương thức hịa giải

Hồ giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hoà giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh. Hoà giải thực chất vẫn được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết và hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện của các bên tranh chấp. Bên thứ ba tham gia giải quyết tranh chấp với vai trò là người thuyết phục, đưa ra ý kiến để các bên tham khảo, các bên có thể nghe theo hoặc khơng, quyết định cuối cùng vẫn thuộc về các bên đang tranh chấp, hòa giải với sự tham gia của bên thứ ba trong trường hợp này là hịa giải ngồi tố tụng, cịn hịa giải được tiến hành tại trọng tài hay Tòa án là hòa giải trong tố tụng.

1.3.4.3. Phương thức trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua một Trung tâm trọng tài thương mại hoặc trọng tài vụ việc khi giữa các bên có thỏa thuận trọng tài nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại.

Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài thương mại có các đặc trưng như sau:

Thứ nhất, có sự tham gia của bên thứ ba là các trọng tài viên và việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại phải được các bên thoả thuận.

Thứ hai, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại phải thông qua một thủ tục tố tụng chặt chẽ, Trọng tài viên và các bên đương sự phải tuân thủ đúng trình tự tố tụng mà pháp luật trọng tài, điều lệ và quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài đó quy định.

Thứ ba, kết quả của việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài là phán quyết do trọng tài tuyên bố với các đượng sự của vụ tranh chấp. Phán quyết của trọng tài vừa kết hợp yếu tố thoả thuận vừa kết hợp yếu tố tài phán và phán quyết này có giá trị bắt buộc đối với các bên. Nếu các bên khơng tự nguyện thi hành thì có thể bị cưỡng chế thi hành.

Kết luận chương 1

Nghiên cứu khái quát về việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng Tòa án theo quy định pháp luật hiện hành, người viết đã làm sáng tỏ các vấn đề mang tính lý luận trong hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại hiện nay. Đánh giá vai trò của kinh doanh, thương mại trong sự phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước, khẳng định tầm quan trọng không thể thiếu của hoạt động kinh doanh, thương mại đến sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay, khẳng định vai trò to lớn của Tòa án trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại thông qua việc giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đảm bảo các phán quyết của Tịa án được thực hiện nghiêm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Thông qua việc làm rõ các nguyên tắc cơ bản, các đặc trưng riêng trong hoạt động giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án đã góp phần khẳng định quyền tự do, dân chủ của công dân, tôn trọng quyền tự do kinh doanh và tự định đoạt của công dân trong các hoạt động kinh doanh hợp pháp của mình. Xác định thẩm quyền trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tịa án, làm rõ các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành tố tụng của Tòa án đối với việc giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại hiện nay. Đánh giá các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ngoài Tòa án như giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng con đường thương lượng giữa các bên, bằng biện pháp hịa giải có sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian giải quyết và bằng phương thức trọng tài thương mại vốn được quy định khá chặt chẽ về trình tự, thủ tục. Thơng qua việc nghiên cứu các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ngoài Tòa án đã làm sáng tỏ những ưu điểm cũng như hạn chế của từng phương thức đó, so sánh việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng con đường Tòa án với các phương thức khác để làm nổi bật được vai trò của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại nhằm góp phần hồn thiện quy định pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại nước ta.

Chương 2:Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau

2.1. Thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau tại Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau

2.1.1. Thực tiễn hoạt động kinh doanh, thương mại trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Cà Mau có sự chuyển biến mạnh mẽ, các mục tiêu đề ra về phát triển kinh tế luôn đạt và vượt hơn so với năm trước, thu ngân sách nhà nước tăng dần qua các năm. Tình hình kinh doanh, thương mại trên địa bàn cũng phát triển mạnh, đa dạng hơn trước. Số lượng các doanh nghiệp cũng ngày một tăng thêm, quy mô kinh doanh cũng ngày một lớn mạnh, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực mà đặc biệt là trong hoạt động thủy sản xuất khẩu – một thế mạnh của kinh tế Cà Mau, hoạt động tín dụng trên địa bàn cũng diễn biến mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê trên địa bàn tỉnh Cà Mau, trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã có sự lớn mạnh về số lượng và quy mơ kinh doanh, điển hình:

Trong năm 2016, công tác đăng ký kinh doanh đã tiếp nhận và giải quyết 1.583 hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, tăng 29% so với năm 2015. Đến nay, tổng số doanh nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh là 3.883 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án nhân dân tỉnh cà mau (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)