Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại một số nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án nhân dân tỉnh cà mau (Trang 50 - 52)

số nước

Trước tiên, chúng ta cần khẳng định vai trò của kinh doanh, thương mại trong nền kinh tế mỗi quốc gia là hết sức quan trọng, nó là xương sống cho nền kinh tế và doanh nghiệp giữ vai trò thúc đẩy sự phát triển của kinh tế đất nước. Kinh doanh, thương mại có vai trị cụ thể như sau trong nền kinh tế thị trường:

- Kinh doanh, thương mại có tác dụng nhiều mặt đối với lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực tiêu dùng của xã hội. Hoạt động này sẽ cung ứng vật tư hàng hoá cần thiết một cách đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng số lượng, chất lượng một cách thuận lợi với quy mô ngày càng mở rộng.

- Làm thúc đẩy việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất. Kinh doanh, thương mại thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất sử dụng các loại máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu mới, hiện đại nhằm tạo ra ưu thế cạnh tranh trước đối thủ trên thị trường.

- Thực hiện việc dự trữ các yếu tố của sản xuất và hàng hóa tiêu dùng, bảo đảm cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng giảm bớt được dự trữ lớn ở nơi sản xuất và dự trữ tiêu dùng cá nhân.

- Kinh doanh, thương mại góp phần trong việc điều hòa cung cầu trên thị trường. Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, kinh doanh, thương mại có tác dụng lớn trong việc thúc đẩy sử dụng nguồn lực và phân bổ các nguồn lực một cách có hiệu quả và hợp lý.

Tố tụng Tòa án là thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh của Tòa án – một cơ quan Nhà nước, hoạt động xét xử của nó mang tính quyền lực Nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và đóng vai trị là cơ quan bảo vệ

pháp luật. Phán quyết của Tòa án được đảm bảo thi hành và thủ tục giải quyết của Tòa án rất chặt chẽ và không thể thay đổi được. Phán quyết của Tịa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị hoặc có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Trong tố tụng Tòa án, các phiên tòa xét xử thường được tổ chức công khai, bản án được công bố rộng rãi.

Thực tiễn pháp luật tố tụng của các nước cho thấy, tố tụng Tịa án đều có chung một số đặc điểm cơ bản sau: Hầu hết phần nhiều các nước phát triển trên thế giới, thủ tục tố tụng Tòa án áp dụng cho các tranh chấp trong kinh doanh được dựa trên nền tảng thủ tục tố tụng dân sự cùng với một số quy định đặc thù cho phù hợp với hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như: về Hội đồng xét xử, về thời gian của các trình tự tố tụng. Do vậy, ở các quốc gia này người ta khơng hình thành luật tố tụng riêng cho các tranh chấp trong kinh doanh mà chỉ có luật về tố tụng dân sự. Ví dụ: Cộng hồ Liên bang Đức, Luật tố tụng đối với các vụ án dân sự và thương mại được quy định thống nhất trong Bộ luật Tố tụng Dân sự; ở Pháp, Anh và Mỹ các tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đều được áp dụng theo thủ tục tố tụng dân sự. Đối với các nước khác nhau, có thể có sự khác nhau trong việc xác định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại tại Toà án. Một số nước (Nhật Bản, Hà Lan ) trao thẩm quyền xét xử mọi tranh chấp, trong đó có các tranh chấp trong thương mại cho Tồ án thường (Tịa dân sự). Một số nước khác lại trao thẩm quyền xét xử các tranh chấp thương mại cho Toà án thương mại - Toà án chuyên trách trong cơ quan tư pháp (Đức, Pháp, Bỉ...)35. Các Tòa án thương mại chỉ xét xử sơ thẩm, nếu có kháng án sẽ được đưa ra xét xử tại Tòa thượng thẩm dân sự. Có nước thành lập hệ thống Tịa án độc lập gọi là Tòa án trọng tài để giải quyết tranh chấp như Cộng hòa liên bang Nga.

Đối với hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, nhìn chung việc giải quyết tranh chấp kinh tế đều thuộc thẩm quyền của Trọng tài kinh tế. Hiện nay khi các nước này chuyển sang nền kinh tế thị trường, thì họ cũng tiến hành đổi mới cách thức tổ chức giải quyết tranh chấp kinh tế, theo hướng thành lập Tịa án Kinh tế và xác định lại tính chất, cách thức tổ thức của Trọng tài kinh tế cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Điều đó cho thấy, chúng ta đang thực hiện sự

35Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Tranh chấp trong kinh doanh, thương mại và các hình thức trong

giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, Phan Thông Anh,

http://www.tand.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/khac1;jsessionid=F2964D8229A7ACC42D3043EDC6AA F7D6?, [truy cập ngày 10/2/2014].

đổi mới hệ thống các cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế theo xu hướng chung của thời đại.

Đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, tranh chấp kinh tế được giải quyết thơng qua Trọng tài thương mại và Tịa án thương mại hay Tòa án thường. Đối với các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển như Pháp, Thụy Điển, Đức…thì trong việc tổ chức giải quyết tranh chấp thương mại thì nguyên tắc tự lựa chọn của các bên được bảo đảm; tức là, nơi và người đứng ra giải quyết tranh chấp thương mại phụ thuộc vào sự lựa chọn của các bên.

Các nước thực hiện nền kinh tế thị trường, bên cạnh tổ chức Trọng tài thương mại cịn có Tịa án thương mại để giải quyết các tranh chấp thương mại. Trong khi một số nước như Mỹ, Nhật, Thái Lan…giao thẩm quyền xét xử các tranh chấp thương mại cho Tịa án thường thì cũng có rất nhiều nước thành lập Tòa án thương mại với tư cách là một Tòa chuyên trách trong hệ thống các cơ quan tư pháp. Các Tòa án thương mại này chỉ xét xử sơ thẩm. Nếu có kháng cáo với bản án sơ thẩm thì sẽ đưa ra xét xử ở Tòa thượng thẩm (phúc thẩm) dân sự như các vụ việc dân sự. Đơn cử, theo quy định pháp luật của Pháp thì Tịa án thương mại là một Tịa chuyên trách, chỉ xét xử sơ thẩm. Ở mỗi một Tịa có ít nhất là một Chánh án và hai Thẩm phán. Chánh án và Thẩm phán đều là các thương gia và được bầu từ các thương gia có danh tiếng trong vùng theo quy chế riêng, khác với việc bầu các Thẩm phán của Tòa án thường, Chánh án và các Thẩm phán Tịa án thương mại có nhiệm kỳ là 3 năm, có thể được bầu 2 nhiệm kỳ liền. Điểm đặc biệt là các Thẩm phán làm việc tự nguyện, không hưởng lương và bất cứ khoản thù lao nào.

Ngồi ra, có nhiều quốc gia việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng trọng tài phi chính phủ là phổ biến. Tổ chức trọng tài phi chính phủ được thành lập dưới hai hình thức: trọng tài theo vụ việc và trọng tài có cơ quan thường trực do Phịng Thương mại và Cơng nghiệp thành lập. Ở một số nước có Hiệp hội trọng tài (Nhật, Mỹ), trọng tài giải quyết một lần theo sự lựa chọn hoặc thỏa thuận của các bên tranh chấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án nhân dân tỉnh cà mau (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)