3.4. Những giải pháp đặc thù giúp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh doanh,
3.4.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau
Thẩm phán giữ một vai trò quyết định đến hiệu quả của công tác giải quyết của Tòa án, là người trực tiếp thực hiện quyền xét xử vụ án. Các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại hiện nay luôn biến đổi phức tạp về nội dung lẫn hình thức tranh chấp nên việc giải quyết loại án này cũng gặp khơng ít khó khăn đối với cán bộ Tòa án hai cấp tỉnh Cà Mau, nhất là các Thẩm phán trẻ. Do đó, ngồi việc phải nắm vững nội dung pháp luật kinh tế, các Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân được phân công giải quyết các vụ án phải được nâng cao trình độ và trang bị những kiến thức về nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội để có thể cho ra một phán quyết thấu tình, đạt lý. Muốn đạt được như vậy:
Thứ nhất: Trong công tác đào tạo, bổ sung Thẩm phán
Hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao rất quan tâm tới công tác rút kinh nghiệm trong xét xử, bắt buộc mỗi một Thẩm phán hàng năm phải có tổ chức ít nhất một phiên tịa rút kinh nghiệm, nhằm trao đổi nghiệp vụ với các Tòa án địa phương trong giải quyết các vụ án có vướng mắc về áp dụng pháp luật, kỹ năng xét xử, đồng thời cũng nhằm áp dụng đúng và thống nhất pháp luật, đây là vấn đề quan trọng vì nó giúp tìm ra cách giải quyết và thống nhất trong điều kiện phát sinh những quan hệ mới mà pháp luật chưa điều chỉnh, tạo cho Thẩm phán mở rộng kiến thức nâng cao được nghiệp vụ, kinh nghiệm, bản lĩnh nghề nghiệp. Tòa án nhân dân tối cao tổng kết thực tiễn xét xử để ban hành các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, mặt khác qua trao đổi nghiệp vụ sẽ giúp cho Thẩm phán tích lũy kinh nghiệm về cơng tác xét xử. Hàng năm, Tòa án nhân dân tối cao tổ chức các Hội nghị rút kinh nghiệm công tác xét xử theo các chuyên đề; nhiều Tòa án địa phương cũng đã chú trọng làm tốt công tác này; tại các Hội nghị tổng kết công tác của ngành, các Tòa chuyên trách, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đều có các tham luận về cơng tác xét xử các loại vụ án, trong đó chỉ ra các hạn chế, thiếu sót trong cơng tác
xét xử, thơng qua đó giúp Thẩm phán tránh được những sai sót khi có những vụ án tương tự. Thực tiễn cho thấy, các giải pháp trên về rút kinh nghiệm cơng tác xét xử có tác dụng tích cực, hạn chế các sai sót trong q trình giải quyết, xét xử các loại án và trình độ về chuyên môn nghiệp vụ của Thẩm phán được nâng cao42.
Thẩm phán giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại phải được tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp thường xuyên để cập nhập kiến thức và sự thay đổi nhanh chống của các quan hệ kinh tế mà pháp luật mới điều chỉnh, tăng cường mối quan hệ mật thiết với các cơ quan chức năng để tìm hiểu, trao đổi nghiệp vụ, nắm bắt những thông tin mới cần thiết cho quá trình giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh. Có như vậy, việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại của các Thẩm phán sẽ không khỏi bỡ ngỡ, lúng túng, việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại mới thực hiện thấu tình, đạt lý. Trong điều kiện thực tế tại Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau trong những năm vừa qua và cũng như hiện nay, lượng án thụ lý và giải quyết năm sau cao hơn năm trước nhưng lực lượng Thẩm phán khơng tăng theo kịp, do đó đề xuất Tịa án nhân dân tối cao có biện pháp cấp bách phân bổ biên chế Thẩm phán thêm cho Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau mới có đủ số lượng Thẩm phán cần thiết để phục vụ công tác xét xử, có như vậy lượng án của từng Thẩm phán được phân công với số lượng vừa phải, tạo điều kiện cho Thẩm phán có đủ thời gian để nghiên cứu nội dung vụ án, từ đó chất lượng xét xử mới được đảm bảo. Thẩm phán trong xét xử các vụ án kinh doanh, thương mại cần được đào tạo theo hướng chun mơn hóa để trở thành một chun gia trong lĩnh vực mình phụ trách, điều này mới có thể giúp Tịa án có được các Thẩm phán giỏi trong lĩnh vực này. Hạn chế đến mức tối đa tình trạng Thẩm phán Tịa Kinh tế lại phụ trách xét xử các loại án khác như dân sự, hình sự, hành chính...cũng như các Thẩm phán chuyên xét xử về án hình sự, dân sự...lại xét xử vụ án kinh tế, đây là thực trạng hiện nay tại Tòa án hai cấp tỉnh Cà Mau. Việc kiêm nhiệm như vậy làm cho chất lượng giải quyết các vụ án không cao, các Thẩm phán cũng khơng nâng cao được trình độ chun mơn của mình đáp ứng yêu cầu giải quyết hiệu quả vụ án.
Thứ hai: Trong công tác tuyển chọn, tập huấn Hội thẩm nhân dân
Trong xét xử, Hội thẩm nhân dân giữ một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vụ án về kinh doanh, thương mại, ngang quyền với Thẩm phán và khi nghị án Hội đồng xét xử lại quyết định theo đa số nên Hội thẩm đóng vai trị quan
42 Báo cáo số:11/BC-TA ngày 20 tháng 3 năm 2013 của Tòa án nhân dân tối cao về việc trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội.
trọng đối với hoạt động xét xử, đến phán quyết của Tòa án. Xuất phát từ việc thấu hiểu được tâm tư, nguyện vọng của các đương sự và kinh nghiệm nghề nghiệp giống như các đương sự nên Hội thẩm nhân dân có khả năng cùng Thẩm phán thuyết phục, hướng dẫn các đương sự đi đến thỏa thuận một cách nhanh chóng hơn, có hiệu quả hơn. Do đó, để góp phần đổi mới hoạt động tư pháp nói chung và đổi mới hoạt động hịa giải các tranh chấp kinh tế nói riêng, trước mắt, Hội thẩm nhân dân cũng cần được tập huấn thường xuyên hồn thiện về trình độ pháp luật, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn xét xử các tranh chấp kinh doanh, thương mại. Trong công tác tuyển chọn Hội thẩm nhân dân tham gia giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại cho Tòa án hai cấp tỉnh Cà Mau, ngoài việc bảo đảm các tiêu chuẩn chung do pháp luật quy định, thì địi hỏi người Hội thẩm phải là các nhà kinh doanh, làm kinh tế, thương mại trong tỉnh...vì như vậy họ sẽ hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của các đương sự tham gia các vụ tranh chấp kinh tế, họ có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động quản lý kinh tế hoặc tham gia điều hành sản xuất kinh doanh nên khi giải quyết các tranh chấp kinh tế, họ sẽ dễ dàng đưa ra được các lý lẽ có sức thuyết phục, phù hợp với suy nghĩ của các đương sự hơn, làm cho việc giải quyết sớm đạt được kết quả mong muốn. Cần thường xuyên mở các khóa đào tạo về nghiệp vụ dành cho Hội thẩm nhân dân để họ đáp ứng tốt nhu cầu cơng việc.Theo quy định của pháp luật thì người được bầu làm Hội thẩm chỉ cần có kiến thức pháp lý mà không quy định một tiêu chuẩn tối thiểu; trong khi đó, cùng tham gia xét xử với họ là những Thẩm phán có trình độ cử nhân luật, được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức pháp luật và kỹ năng xét xử. Mặt khác, Hội thẩm gần như khơng phải chịu bất kì trách nhiệm hành chính nào liên quan đến chất lượng xét xử, nên mặc dù chiếm đa số trong Hội đồng xét xử và các phán quyết của Hội đồng xét xử được quyết định theo đa số, nhưng trên thực tế không tránh khỏi khi xét xử các Hội thẩm bị phụ thuộc vào ý kiến của Thẩm phán. Để xử lý vấn đề này, ơng Trương Hịa Bình – Chánh án Tịa án nhân dân tối cao chia sẻ: Cần sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn Hội thẩm theo hướng quy định người được bầu hoặc cử làm Hội thẩm cần phải có trình độ pháp lý nhất định, ví dụ tối thiểu phải có bằng trung cấp pháp lý hoặc ít nhất phải qua một lớp bồi dưỡng về pháp luật từ 03- 06 tháng. Trong khi chưa sửa đổi được các quy định của pháp luật thì các cơ quan có liên quan cần phối hợp tốt hơn với Tịa án trong cơng tác tập huấn, bồi dưỡng cho Hội thẩm, theo đó Hội đồng nhân dân xem xét hỗ trợ thêm kinh phí cho Tịa án tổ chức nhiều hơn các lớp tập huấn cho Hội thẩm, đặc biệt là tập huấn các văn bản
pháp luật hoặc văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật mới; tổ chức rút kinh nghiệm trong xét xử một số loại vụ án đặc thù43.Ngoài ra, khi tham gia xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán, nhưng một số chế độ của Thẩm phán như: phụ cấp công vụ, phụ cấp trách nhiệm nghề thì Hội thẩm lại khơng được hưởng là bất hợp lý. Vì vậy, để bảo đảm cơng bằng và khuyến khích Hội thẩm tích cực tham gia cơng tác xét xử, đề nghị cần áp dụng các chế độ này cho Hội thẩm.
Trong những năm qua, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau làm tốt công tác tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng xét xử cho Hội thẩm nhân dân, từ hai hoặc ba lần trên năm. Tuy nhiên chỉ chú trọng tập huấn chuyên sâu về các chuyên đề pháp luật hình sự, dân sự,..nhưng chưa chú trọng chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Do đó, trong những năm sau khi tập huấn cần phải quan tâm hơn nữa về lĩnh vực này, mới đảm bảo tốt chất lượng giải quyết đối với loại án này.
Thứ ba: Trong công tác đào tạo Thư ký
Thư ký đóng vai trị quan trọng trong suốt q trình giải quyết vụ án, là một trợ thủ đắt lực cho Thẩm phán trong quá trình giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại, do đó cần phải được trang bị kỹ năng về chuyên mơn và nghiệp vụ cần thiết để có thể đáp ứng được u cầu cơng việc. Ngồi những kiến thức pháp luật được đào tạo trong môi trường đại học, người làm cơng tác Thư ký Tịa án phải có kỹ năng trong cơng việc xét xử, nắm vững các quy định pháp luật có liên quan trong quá trình giải quyết vụ án, trang bị thường xuyên cho Thư ký về kỹ năng liên quan đến quá trình sắp xếp hồ sơ, ghi chép, thực hiện các văn bản tố tụng theo mẫu quy định... Việc tuyển chọn Thư ký tham gia vào lĩnh vực giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại trước tiên phải là những người được đào tạo pháp luật về chuyên ngành thương mại, phải thường xuyên mở các khóa đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu cho Thư ký để họ nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, tổ chức tập huấn giúp Thư ký cập nhật thường xuyên những thay đổi của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh, thương mại. Về sau Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau cần nên tuyển chọn Thư ký Tịa án có văn bằng chun ngành loại giỏi, vì những đối tượng này còn phải trãi qua thi tuyển, khi được tuyển chọn họ là những Thư ký có thể dễ dàng tiếp cận về pháp luật chuyên ngành cũng như xử lý công việc trong thực tiễn phần nào căn bản sẽ giúp Thẩm phán thiết lập hồ sơ giải quyết vụ việc tranh chấp tốt hơn.
43 Báo điện tử, Một số vấn đề về chế định Hội thẩm nhân dân, Trương Hịa
Bình,http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Mot-so-van-de-ve-che-dinh-Hoi-tham-nhan-
Đồng thời họ cũng làm nguồn Thẩm phán giỏi về sau này đáp ứng theo yêu cầu cầu cải cách tư pháp.
Kết luận chương 3
Các Nghị quyết của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay đã thể hiện mạnh mẽ quyết tâm của Đảng trong việc tiến tới hoàn thiện nền tư pháp nhằm đáp ứng tốt yêu cầu phát triển và hội nhập, xây dựng một nền tư pháp không chỉ hiệu quả trong hoạt động mà cịn góp phần phát triển kinh tế đất nước. Xây dựng một nền kinh tế năng động, hiệu quả không chỉ là định hướng trước mắt mang tính ngắn hạn mà nó ln là mục tiêu lâu dài mà mỗi quốc gia hướng đến. Để đảm bảo cho kinh tế phát triển ổn định và lâu bền cần phải xây dựng một hệ thống pháp luật đáp ứng tốt nhu cầu phát triển đó và việc hồn thiện pháp luật trong giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh luôn được đặt ra và cần được đảm bảo thực hiện. Pháp luật trong hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại còn nhiều tồn tại cần giải quyết. Để khắc phục những hạn chế nêu trên và đáp ứng nhu cầu giải quyết nhanh chóng, hiệu quả các tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án, cần tiến tới hoàn thiện việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo một thủ tục tố tụng riêng độc lập với tố tụng dân sự; hồn thiện cơng tác thi hành án theo hướng chuyên nghiệp, đảm bảo bản án của Tịa án được thực hiện nhanh chóng và chính xác; quy định thời hạn giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại phù hợp với tính chất đặc thù của loại án này, tăng cường thêm lực lượng Thẩm phán, khơng ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngủ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký; thực hiện có hiệu quả việc áp dụng cơng nghệ thơng tin trong q trình giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại.
Kinh tế Cà Mau đang trong giai đoạn chuyển mình phát triển mạnh mẽ, tranh chấp trong kinh doanh cũng ngày một tăng lên, yêu cầu giải quyết nhanh chóng và hiệu quả các tranh chấp kinh doanh, thương mại là nhiệm vụ quan trọng hiện nay. Để thực hiện nhiệm vụ đó, cần thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại. Do đó, bên cạnh những giải pháp chung nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại thì cũng cần có những giải pháp riêng mang tính đặc thù cho Cà Mau.
KẾT LUẬN
Chiến lược cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc nâng cao hiệu quả giải quyết của Tòa án, những yêu cầu đòi hỏi thực hiện việc cải cách tư pháp đối với hoạt động xét xử của ngành Tòa án mà nhất là trong hoạt động giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, cải cách tư pháp lấy Tòa án làm trọng tâm đã khẳng định vai trị vơ cùng quan trọng của Tịa án, cải cách Tòa án theo hướng tin gọn, nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được thực hiện một cách đầy đủ. Hoàn thiện pháp luật trong giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh luôn được đặt ra và cần được đảm bảo thực hiện, trong bối cảnh tranh chấp trong kinh doanh cũng ngày một tăng lên, yêu cầu giải quyết nhanh chóng và hiệu quả các tranh chấp kinh doanh, thương mại là nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện hiệu quả. Nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong hoạt động giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại để từ đó thấy được những hạn chế trong quá trình giải quyết cũng như đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại đó. Nghiên cứu thực trạng giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại trên địa bàn tỉnh Cà Mau như công tác thụ lý, hòa giải, xét xử các vụ án kinh doanh, thương mại để từ đó phát hiện những bất cập gây ảnh hưởng đến công tác giải quyết tranh chấp tại Tòa án bao gồm bất hợp lý trong quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại nói chung và những hạn chế trong công tác giải quyết các tranh chấp tại Tòa án tỉnh Cà Mau. Giải pháp