3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương
3.3.5. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án kinh
một phần nội dung tranh chấp, để thống nhất pháp luật và đơn giản hóa về mặt thủ tục thì tùy từng trường hợp mà Tịa án quyết định:
- Nếu phần các đương sự thỏa thuận được liên quan chặt chẽ với phần các đương sự chưa thỏa thuận được thì Hội đồng xét xử sẽ ghi nhận phần các đương sự thỏa thuận được trong bản án. Phần các đương sự thỏa thuận được sẽ có hiệu lực pháp luật ngay.
- Nếu vụ án có nhiều quan hệ pháp luật mà đương sự thỏa thuận được một trong số các quan hệ đó thì Hội đồng xét xử sẽ ra quyết định tách vụ án và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận đối với quan hệ mà các đương sự thỏa thuận được, tiếp tục xét xử đối với quan hệ mà các đương sự không thỏa thuận được.
Việc thỏa thuận lại sau khi Tòa án đã lập biên bản hòa giải thành giữa các đương sự, cần quy định về hậu quả pháp lý trong trường hợp các bên thay đổi ý kiến trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành. Trường hợp đương sự tự thương lượng và yêu cầu Tịa án sửa đổi thỏa thuận đã lập trước đó thì pháp luật nên quy định cách xử lý trong trường hợp này để khuyến khích việc hịa giải giữa các đương sự. Theo đó, nếu Thẩm phán xét thấy thỏa thuận đó khơng trái pháp luật và đạo đức xã hội thì sẽ lập biên bản về sự thỏa thuận lại của các đương sự.
Tùy theo yêu cầu của đương sự mà Thẩm phán có thể ra ngay quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Nếu các đương sự khơng u cầu Tịa án ra ngay quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự thì quyết định này sẽ được ra trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành đầu tiên.
3.3.5. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án kinh doanh, thương mại án kinh doanh, thương mại
Tranh chấp kinh doanh, thương mại là những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh hướng đến mục đích tìm kiếm lợi nhuận; do đó, việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại cần đáp ứng các nhu cầu nhanh chóng và kịp thời, hạn chế thấp nhất sự gián đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh, bảo vệ uy tín của các bên trên thương trường, đảm bảo các yếu tố bí mật trong kinh doanh, đạt hiệu quả thi hành cao nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả lợi ích hợp pháp của các
bên. Do đó, pháp luật hiện hành cần điều chỉnh quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án để đáp ứng được nhu cầu trên. Giống như các loại tranh chấp khác, đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại khơng phải lúc nào cũng đơn giản để có thể dễ dàng giải quyết mà nó cịn có những tranh chấp vơ cùng phức tạp địi hỏi việc giải quyết phải thận trọng và mất nhiều thời gian. Quy định thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án kinh doanh, thương mại mang tính linh hoạt tùy theo tính chất của từng vụ tranh chấp, đây là khoảng thời gian Tòa án tiến hành lập hồ sơ vụ án, xác minh, thu thập chứng cứ, hòa giải vụ án, và xem xét đánh giá chứng cứ để đưa vụ án ra xét xử. Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án kinh doanh, thương mại theo pháp luật hiện hành “thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án”37 và đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì “Chánh án Tịa án có thể
quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 01 tháng”38 đối với vụ án tranh chấp về kinh doanh, thương mại. Trường hợp phải gia hạn thì thời hạn chuẩn bị xét xử kể từ ngày Tồ án thụ lý vụ án thì thời hạn tối đa để giải quyết vụ án là ba tháng là chưa phù hợp và thiếu tính linh hoạt. Cần căn cứ vào tính chất của từng vụ án mà có sự quy định thời hạn chuẩn bị xét xử cho phù hợp, theo đó thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án kinh doanh, thương mại cần được điều chỉnh linh hoạt theo từng vụ án cụ thể, theo đó:
- Đối với các vụ án kinh doanh, thương mại có tính chất đơn giản sẽ quy định thủ tục rút gọn trong giải quyết nhằm rút ngắn thời gian giải quyết xuống thấp hơn mức quy định hiện nay. Tiêu chí để đánh giá một vụ án đơn giản có thể căn cứ vào nội dung vụ án có ít tình tiết, các chứng cứ đã rõ ràng, giá trị tranh chấp của vụ án nhỏ và một trong các bên đã thừa nhận nghĩa vụ của mình.
- Đối với các vụ án kinh doanh, thương mại có tính chất phức tạp thì có thể áp dụng mức quy định về thời hạn giải quyết như hiện nay là phù hợp. Tiêu chí để nhận biết tính chất phức tạp của vụ án có thể căn cứ vào nội dung vụ án có nhiều tình tiết, các chứng cứ chưa rõ ràng, còn nhiều chứng cứ mâu thuẫn nhau, giá trị tranh chấp của vụ án là tương đối lớn.
- Đối với một số vụ án kinh doanh, thương mại đặc biệt phức tạp thì thời hạn chuẩn bị xét xử có thể dài hơn so với quy định hiện tại nhưng vẫn phù hợp nguyên tắc giải quyết tranh chấp được kịp thời, nhanh chóng phù hợp với yêu cầu của hoạt động kinh doanh, thương mại. Tiêu chí để nhận biết tính chất đặc biệt phức tạp của
37 Điểm b khoản 1 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
vụ án có thể căn cứ vào nội dung vụ án có nhiều tình tiết và các tình tiết cịn chưa được làm rõ, các chứng cứ của vụ án chưa đầy đủ và rõ ràng, còn nhiều chứng cứ mâu thuẫn nhau, giá trị tranh chấp của vụ án là rất lớn, có thể có nhân tố nước ngồi, có liên quan đến nhiều người.