1.3. Quy định pháp luật về hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tạ
1.3.4.3. Phương thức trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua một Trung tâm trọng tài thương mại hoặc trọng tài vụ việc khi giữa các bên có thỏa thuận trọng tài nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại.
Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài thương mại có các đặc trưng như sau:
Thứ nhất, có sự tham gia của bên thứ ba là các trọng tài viên và việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại phải được các bên thoả thuận.
Thứ hai, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại phải thông qua một thủ tục tố tụng chặt chẽ, Trọng tài viên và các bên đương sự phải tuân thủ đúng trình tự tố tụng mà pháp luật trọng tài, điều lệ và quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài đó quy định.
Thứ ba, kết quả của việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài là phán quyết do trọng tài tuyên bố với các đượng sự của vụ tranh chấp. Phán quyết của trọng tài vừa kết hợp yếu tố thoả thuận vừa kết hợp yếu tố tài phán và phán quyết này có giá trị bắt buộc đối với các bên. Nếu các bên khơng tự nguyện thi hành thì có thể bị cưỡng chế thi hành.
Kết luận chương 1
Nghiên cứu khái quát về việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng Tòa án theo quy định pháp luật hiện hành, người viết đã làm sáng tỏ các vấn đề mang tính lý luận trong hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại hiện nay. Đánh giá vai trò của kinh doanh, thương mại trong sự phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước, khẳng định tầm quan trọng không thể thiếu của hoạt động kinh doanh, thương mại đến sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay, khẳng định vai trò to lớn của Tòa án trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại thơng qua việc giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đảm bảo các phán quyết của Tịa án được thực hiện nghiêm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Thông qua việc làm rõ các nguyên tắc cơ bản, các đặc trưng riêng trong hoạt động giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tịa án đã góp phần khẳng định quyền tự do, dân chủ của công dân, tôn trọng quyền tự do kinh doanh và tự định đoạt của công dân trong các hoạt động kinh doanh hợp pháp của mình. Xác định thẩm quyền trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tịa án, làm rõ các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành tố tụng của Tòa án đối với việc giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại hiện nay. Đánh giá các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ngồi Tịa án như giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng con đường thương lượng giữa các bên, bằng biện pháp hịa giải có sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian giải quyết và bằng phương thức trọng tài thương mại vốn được quy định khá chặt chẽ về trình tự, thủ tục. Thông qua việc nghiên cứu các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ngồi Tịa án đã làm sáng tỏ những ưu điểm cũng như hạn chế của từng phương thức đó, so sánh việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng con đường Tòa án với các phương thức khác để làm nổi bật được vai trò của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại nhằm góp phần hồn thiện quy định pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại nước ta.
Chương 2:Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh doanh,