3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương
3.3.6. Nâng cao hiệu quả hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mạ
điều hợp lý không chỉ cho các bên tranh chấp mà còn thuận lợi cho phía Tịa án trong q trình giải quyết tranh chấp. Bởi lẽ, nó giúp cho các vụ tranh chấp được thực hiện nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận của các bên; đồng thời, việc quy định linh hoạt cịn giúp Thẩm phán có điều kiện tốt nhất về thời gian để nghiên cứu đầy đủ và tồn diện nội dung vụ án để từ đó đưa ra quyết định giải quyết chính xác nhất, và với một quyết định chính xác của Tịa án được các bên tranh chấp đồng tình sẽ khắc phục được tình trạng kháng cáo, giảm áp lực cho Tòa án cấp trên cũng như vụ án không bị giải quyết nhiều lần làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các bên.
3.3.6. Nâng cao hiệu quả hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại thương mại
Các tranh chấp kinh doanh, thương mại ngày càng đa dạng, phức tạp nên người làm công tác xét xử phải được bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và làm tốt cơng tác hịa giải vì nó giữ một vai trị quan trọng trong việc giải quyết nhanh chóng, hiệu quả vụ án. Trong hoạt động hòa giải, Thẩm phán là người trực tiếp điều hành phiên hịa giải nên trình độ chun mơn, nghiệp vụ và kỹ năng của người Thẩm phán là rất quan trọng, việc bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng hòa giải cho Thẩm phán là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Trong q trình hịa giải, Thẩm phán phải tìm hiểu kỹ nội dung vụ án, nguyên nhân tranh chấp cũng như yêu cầu, địi hỏi của mỗi bên để từ đó xác định được các vấn đề cần hòa giải cũng như phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Thực tiễn xét xử cho thấy, trong quá trình hịa giải Thẩm phán cần nắm vững pháp luật mà và phải có kỹ năng nghiệp vụ thơng thạo, nắm được tâm lý đương sự, có thể được tiến hành nhiều lần nhưng phải tuân theo thời hạn tố tụng mà pháp luật quy định đối với những vụ án phức tạp. Một số phương pháp mà Thẩm phán cần áp dụng khi tiến hành hòa giải trong vụ án kinh doanh, thương mại như sau:
- Thẩm phán cần khai thác tốt yếu tố tâm lý của các bên để có biện pháp thuyết phục họ cùng đi đến một một phương án giải quyết có thống nhất chung,
Thẩm phán thực hiện hòa giải trong vụ tranh chấp kinh doanh, thương mại khơng mang tính mạnh mẽ, dứt khốt, đúng ngun tắc, đúng quy định như trong phiên tịa xét xử mà nó lại mang tính linh hoạt hơn như khuyên nhủ, thuyết phục, gợi mở đối với các đương sự. Thẩm phán cần khai thác và tận dụng những yếu tố tâm lý, tình cảm của các đương sự và của những người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan, điều đó sẽ giúp các phương án giải quyết mà Thẩm phán đề nghị trong q trình hịa giải sẽ dễ dàng được các bên chấp thuận, các bên sẽ thơng cảm lẫn nhau, cùng tìm ra được tiếng nói chung để giải quyết vụ tranh chấp kinh tế.
- Thẩm phán trong q trình hịa giải nên gợi mở một số phương án giải quyết tranh chấp cho các bên lựa chọn trong trường hợp các bên không tự thống nhất với nhau về vấn đề mà họ tranh chấp. Khi xảy ra tranh chấp, quan hệ giữa các bên thường đã có căng thẳng, họ không tự thỏa thuận được với nhau nữa và thậm chí là bức xúc lẫn nhau, họ không quan tâm xem xét những lý do, dẫn đến việc không thể tự cùng nhau giải quyết trước khi nhờ đến Tịa án giải quyết. Vì thế, khi hịa giải Thẩm phán cần thể hiện sự quan tâm đến quyền lợi chính đáng của họ cũng như xem xét những lý do dẫn đến việc vi phạm cam kết của bên đối tác là bị đơn, có phương pháp thích hợp để gợi ý, làm cho họ thấy rõ những vi phạm pháp luật, vi phạm cam kết của mình và phương hướng khắc phục chúng.
- Phương án giải quyết mà Thẩm phán đưa ra để giải quyết là thấu tình, đạt lý: Pháp luật giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại được xây dựng và vận dụng trên cơ sở có lý, có tình thì mới dễ dàng được chấp nhận trong thực tế. Trong q trình hịa giải vụ tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án, Thẩm phán cần phải giải thích để các đương sự hiểu và nắm được các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề đang có tranh chấp, để hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ của mình; đồng thời, các đương sự cũng cần hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ của người khác, của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Trong hòa giải tranh chấp kinh doanh, thương mại, ngoài việc xử lý vấn đề trên cơ sở pháp luật thì việc xử lý vụ tranh chấp một cách "có tình" đóng vai trị quan trọng quyết định đến việc thành cơng của việc hịa giải và Thẩm phán giữ vai trò trung gian để các đương sự dàn xếp vụ tranh chấp trên cơ sở các đương sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau, chia sẻ với nhau những thiệt hại và mất mát trong kinh doanh với nhau, để từ đó tiếp tục giữ gìn và phát huy các mối quan hệ kinh tế, thương mại vốn đã được xây đắp lâu nay giữa các bên hay cũng làm tiền đề tốt trong quan hệ với đối tác mới.
- Thẩm phán cần tạo nên một không gian gần gũi cho các bên, tránh để xảy ra tình trạng căng thẳng, thiếu hợp tác giữa các đương sự. Thẩm phán phải có thái độ hết sức mềm mỏng không tỏa ra nguyên tắc, máy móc, thể hiện rõ thiện chí của Thẩm phán trong việc lắng nghe ý kiến trình bày của đương sự, sự quan tâm của Thẩm phán đến nội dung vụ án, có như vậy thì những điều mà Thẩm phán gợi mở đối với các đương sự sẽ có sức thuyết phục các đương sự để họ thực hiện một cách tự nguyện và có hiệu quả. Trong q trình hịa giải, Thẩm phán cần đưa ra những chứng cứ để chứng minh cho những điều đã được các đương sự trình bày bằng lời nói để kiểm chứng sự chính xác trong lời khai của họ. Điều đó sẽ làm các đương sự càng tin tưởng nhau hơn, các đương sự tin tưởng vào Tịa án hơn giúp q trình hịa giải đạt hiệu quả.