Hạn chế trong áp dụng những nguyên tắc cơ bản khi giải quyết tranh chấp kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án nhân dân tỉnh cà mau (Trang 37 - 39)

2.2. Những hạn chế trong áp dụng pháp luật và bất hợp lý của quy định pháp luật về giả

2.2.1. Hạn chế trong áp dụng những nguyên tắc cơ bản khi giải quyết tranh chấp kinh

Trong đó, đã giải quyết 81 vụ (đạt tỷ lệ 82,65%), Tòa án cấp huyện giải quyết 68 vụ trong số 81 vụ thụ lý, đạt tỷ lệ 83,95% , Tòa án cấp tỉnh giải quyết 13 vụ trong số 17 vụ thụ lý, đạt tỷ lệ 76.47%29.

- Thời điểm đến hết tháng 6 năm 2017, toàn tỉnh thụ lý 97 vụ tranh chấp kinh doanh, thương mại. Trong đó, đã giải quyết 71 vụ (đạt tỷ lệ 73%), Tòa án cấp huyện giải quyết 59 vụ trong số 90 vụ thụ lý, đạt tỷ lệ 65,56% , Tòa án cấp tỉnh giải quyết 12 vụ trong số 17 vụ thụ lý, đạt tỷ lệ 70,59%30.

Mặc dù, theo mỗi năm số liệu giải quyết án kinh doanh, thương mại tương đối cao nhưng vẫn còn một số vụ án bị kéo dài do hầu hết các vụ án được xét xử sơ thẩm bị kháng cáo, phải xét xử phúc thẩm. Hay do thiếu Thẩm phán chuyên trách, các Thẩm phán không chuyên trách phải đảm nhiệm giải quyết; trong hoàn cảnh một Thẩm phán phải đảm nhận giải quyết nhiều loại vụ án khác nhau từ đó cũng tạo nên sự khơng thể tập trung quyết liệt để giải quyết cho một loại án kinh doanh, thương mại theo thời hạn nhanh chóng, kịp thời được.

Việc tăng cường bổ sung biên chế, Thẩm phán hai cấp tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng tình trạng thiếu Thẩm phán hai cấp đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để. Việc thiếu hụt Thẩm phán nêu trên ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác xét xử của Tịa án.

2.2. Những hạn chế trong áp dụng pháp luật và bất hợp lý của quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau hiện nay

2.2.1. Hạn chế trong áp dụng những nguyên tắc cơ bản khi giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại chấp kinh doanh, thương mại

Nguyên tắc cơ bản trong trong một đạo luật là tổng hợp những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo mang tính khái quát, xuyên suốt trong cả đạo luật. Tuy nhiên, trong q trình cụ thể hóa các tư tưởng, quan điểm này trong hoạt động giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại đã bộc lộ những vướng mắc cần giải quyết: - Trong nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự

28Số liệu thống kê ngành Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau năm 2015.

29Số liệu thống kê ngành Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau năm 2015.

Về nguyên tắc các quan hệ kinh tế là những quan hệ được xác lập một cách tự nguyện, xuất phát từ ý chí và nguyện vọng của các bên mà khơng có bất cứ sự cưỡng ép, đe dọa nào trong q trình xác lập, thực hiện. Nói cách khác, sự xác lập các quan hệ kinh tế hoàn toàn do các bên tự quyết định, và được Nhà nước bảo đảm nếu không trái với các quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Chính vì thế, khi phát sinh tranh chấp, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nhưng ngược lại, họ cũng có quyền từ bỏ quyền lợi của mình đã bị xâm phạm cho dù đã có yêu cầu Nhà nước bảo vệ. Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của các đương sự được thể hiện trong suốt các giai đoạn của q trình tố tụng; qua đó, họ có quyền khởi kiện hoặc khơng khởi kiện. Trong q trình giải quyết vụ việc, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Việc thực hiện quyền này của đương sự không chỉ dừng lại ở việc giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, thủ tục phúc thẩm mà còn được thực hiện cả trong các giai đoạn của quá trình thi hành bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật.

Tuy nhiên, thực trạng khi giải quyết tại Toà án nhân dân nguyên tắc này nhiều khi vẫn bị Toà án vi phạm, như: giải quyết vượt quá yêu cầu của đương sự hoặc khơng giải quyết hết u cầu đương sự, thậm chí có trường hợp giải quyết sai so với yêu cầu của đương sự dẫn đến đương sự khiếu nại kéo dài, vụ án bị Toà án cấp trên huỷ để giải quyết lại. Vì thế, khi tiến hành giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại đòi hỏi người tiến hành tố tụng phải xác định chính xác yêu cầu khởi kiện của đương sự để có hướng giải quyết phù hợp.

- Trong nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật

Việc cụ thể hóa quyền bình đẳng trước pháp luật trong tố tụng kinh tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó cịn thể hiện sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp, người tham gia tố tụng thì khơng phân biệt đó là doanh nghiệp Nhà nước, công ty, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân… Các bên đều có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tố tụng. Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào đương sự cũng thực hiện được quyền này, nhiều trường hợp do trình độ hiểu biết của đương sự dẫn đến họ không thực hiện được hết quyền của mình như: vấn đề khởi kiện, cung cấp chứng cứ hay bảo vệ trước Toà án...dẫn đến chịu phán quyết bất lợi cho họ hoặc có trường hợp xuất phát ngay từ việc vi phạm trong q trình tiến hành tố tụng của Tịa án hoặc quy định của pháp luật chưa phù

hợp dẫn đến bất bình đẳng cho các đương sự. Đây là vấn đề lớn, để khắc phục phải tiến hành đồng bộ từ giai đoạn xây dựng pháp luật, cải cách cơ cấu tổ chức của Toà án, nâng cao trình độ của các Thẩm phán, trình độ hiểu biết và tuân thủ pháp luật của các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh.

- Trong nguyên tắc hòa giải

Bản chất của quan hệ kinh tế được thiết lập trên cơ sở tự nguyện và quyền tự định đoạt của đương sự, do đó việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ này được thực hiện theo những biện pháp nhất định, trong đó hịa giải là một biện pháp quan trọng và là nguyên tắc bắt buộc trong tố tụng dân sự. Hịa giải có ý nghĩa hết sức quan trọng, được thực hiện nhằm mục đích phát huy truyền thống đoàn kết, tương trợ giữa các bên tham gia quan hệ kinh tế, nâng cao kết quả giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại. Đồng thời làm tốt hòa giải sẽ hạn chế những tốn kém về tiền bạc, thời gian của Nhà nước, công sức của cán bộ Nhà nước cũng như của công dân, hạn chế những khiếu nại, tố cáo. BLTTDS quy định cụ thể việc hòa giải được thực hiện ở tất cả các giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm, từ khi chuẩn bị xét xử đến khi bắt đầu xét xử tại phiên tịa, trừ những vụ án khơng được hịa giải như yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước, hoặc những vụ án kinh tế phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội.

Việc hòa giải là thủ tục bắt buộc khi giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại, đặc biệt là cấp sơ thẩm, nhưng khơng được hướng dẫn, đào tạo có bài bản cho các Thẩm phán. Việc hịa giải hồn tồn dựa vào kinh nghiệm của các Thẩm phán. Xu hướng chung của các Thẩm phán là hướng tới việc làm rõ đúng sai giữa các doanh nghiệp; chưa hoặc chưa biết quan tâm đúng mức đến vấn đề mà các đương sự hướng tới là lợi nhuận (nhiều hay ít nhưng phải có lợi) đó là điều kiện tiên quyết để đi tới xu hướng nhân nhượng hợp tác trong kinh doanh của các bên đương sự. Nếu việc hịa giải khơng thành có thể dẫn đến căng thẳng, khi hịa giải khơng thành thì mâu thuẫn sẽ tăng lên bội phần và việc thúc đẩy sự thương lượng tự thỏa thuận giữa các đương sự trong các giai đoạn tố tụng tiếp sau sẽ kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án nhân dân tỉnh cà mau (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)