Thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án nhân dân tỉnh cà mau (Trang 33 - 37)

2.1. Thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau tại Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau

2.1.1. Thực tiễn hoạt động kinh doanh, thương mại trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Cà Mau có sự chuyển biến mạnh mẽ, các mục tiêu đề ra về phát triển kinh tế luôn đạt và vượt hơn so với năm trước, thu ngân sách nhà nước tăng dần qua các năm. Tình hình kinh doanh, thương mại trên địa bàn cũng phát triển mạnh, đa dạng hơn trước. Số lượng các doanh nghiệp cũng ngày một tăng thêm, quy mô kinh doanh cũng ngày một lớn mạnh, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực mà đặc biệt là trong hoạt động thủy sản xuất khẩu – một thế mạnh của kinh tế Cà Mau, hoạt động tín dụng trên địa bàn cũng diễn biến mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê trên địa bàn tỉnh Cà Mau, trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã có sự lớn mạnh về số lượng và quy mơ kinh doanh, điển hình:

Trong năm 2016, công tác đăng ký kinh doanh đã tiếp nhận và giải quyết 1.583 hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, tăng 29% so với năm 2015. Đến nay, tổng số doanh nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh là 3.883 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký là 17.889 tỷ đồng. Ủy ban nhân dân tỉnh cấp mới 14 Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 1.103,153 tỷ đồng; trong đó: điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư 04 dự án với tổng vốn tăng thêm là 160,545 tỷ đồng. Nâng tổng số dự án đầu tư đến thời điểm hiện nay trên địa bàn tỉnh là 143 dự án, với tổng vốn đăng ký 71.360,196 tỷ đồng. Qua Chương trình Xúc tiến đầu tư trong năm 2016, có 30 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng số vốn 6.628 tỷ đồng, có tổng cộng 205 dự án sản xuất, kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào Cà Mau với tổng vốn đăng ký là 83.044 tỷ đồng. Trong đó có những dự án lớn, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của Cà Mau như Đường ống dẫn khí Lơ B-Ơ Mơn (vốn đăng ký 14.694 tỷ đồng); Nhà máy Xử lý khí (vốn đăng ký đầu tư 4.700 tỷ đồng); Nhà máy Điện (vốn đăng ký đầu tư 13.700 tỷ đồng); Nhà máy Đạm (vốn đăng ký đầu tư 18.749 tỷ đồng). Bên cạnh đó, các khu cơng nghiệp, khu kinh tế thuộc tỉnh Cà Mau đã thu hút 26 dự án đầu tư. Trong đó, có 04 dự án có vốn đầu tư nước

ngoài, tổng vốn đăng ký 13.516 tỷ đồng21. Nhìn chung, tình hình kinh tế xã hội của Cà Mau đang trên đà phát triển mạnh mẽ, hoạt động kinh doanh, thương mại cũng diễn biến khá phức tạp, khả năng phát sinh tranh chấp tương đối cao.

2.1.2. Thực tiễn hoạt động thụ lý hồ sơ tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau

Công tác thụ lý hồ sơ vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau trong những năm qua được thể hiện cụ thể qua số liệu thống kê sau:

Năm 2014, đối với án kinh doanh, thương mại, toàn tỉnh thụ lý 138 vụ sơ thẩm, trong đó Tịa án nhân dân tỉnh thụ lý 23 vụ, Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý 115 vụ22. Số thụ lý trên đạt tỷ lệ 1,98% so với với tổng số thụ lý các loại án (toàn ngành thụ lý 6.938 vụ án các loại gồm Tòa án cấp huyện 6.061 vụ, Tòa án tỉnh 877 vụ).

Năm 2015, đối với án kinh doanh, thương mại, toàn tỉnh thụ lý 79 vụ sơ thẩm, trong đó Tịa án nhân dân tỉnh thụ lý 11 vụ, Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý 68 vụ23. Số thụ lý trên đạt tỷ lệ 1,1% so với với tổng số thụ lý các loại án (toàn ngành thụ lý 7.412 vụ án các loại gồm Tòa án cấp huyện 6.587 vụ, Tòa án tỉnh 825 vụ).

Năm 2016, đối với án kinh doanh, thương mại, toàn tỉnh thụ lý 98 vụ sơ thẩm, trong đó Tịa án nhân dân tỉnh thụ lý 17 vụ, Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý 81 vụ24. Số thụ lý trên đạt tỷ lệ 1,2% so với với tổng số thụ lý các loại án (toàn ngành thụ lý 8.396 vụ án các loại gồm Tòa án cấp huyện 7.482 vụ, Tòa án tỉnh 914 vụ).

Thời điểm tính đến tháng 6 năm 2017, đối với án kinh doanh, thương mại, toàn tỉnh thụ lý 97 vụ sơ thẩm, trong đó Tịa án nhân dân tỉnh thụ lý 07 vụ, Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý 90 vụ25. Số thụ lý trên đạt tỷ lệ 1,1% so với với tổng số thụ lý các loại án (toàn ngành thụ lý 9.196 vụ án các loại gồm Tòa án cấp huyện 8.195 vụ, Tòa án tỉnh 1.001 vụ).

Qua thực tiễn thụ lý tại Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau cho thấy, án kinh doanh, thương mại thụ lý không nhiều, tập trung chủ yếu vào các loại án như: Đầu

21 Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội tinh Cà Mau năm 2016.

22 Số liệu thống kê ngành Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau năm 2014.

23 Số liệu thống kê ngành Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau năm 2015.

24 Số liệu thống kê ngành Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau năm 2016.

tư tài chính, ngân hàng, mua bán hàng hóa, trong lĩnh lực cung ứng dịch vụ, xây dựng,… Tuy nhiên, tình hình án kinh doanh, thương mại những năm gần đây đều tăng, đặc biệt là năm 2014 và 06 tháng đầu năm 2017. Qua công tác xét xử cho thấy điều đáng lo ngại là tình trạng nợ vay của các doanh nghiệp trong quan hệ vay nợ từ các ngân hàng phát sinh nhiều, khoản tiền nợ so với những năm trước là khá lớn, trong khi đó có những vụ kiện khả năng thu hồi vốn là rất thấp vì tài sản thế chấp khơng cịn, nhất là những tài sản được hình thành từ vốn vay.

2.1.3. Thực tiễn trong cơng tác hịa giải tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau Tịa án nhân dân tỉnh Cà Mau

Hồ giải là một biện pháp quan trọng và là nguyên tắc bắt buộc trong tố tụng dân sự, theo đó: “Tồ án có trách nhiệm tiến hành hồ giải và tạo điều kiện thuận

lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định”26. Hồ giải có ý nghĩa rất quan trọng, được thực hiện nhằm mục đích phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng dân cư, nâng cao kết quả giải quyết những tranh chấp trong nhân dân. Đồng thời, sẽ hạn chế những tốn kém về vật chất, thời gian của nhà nước, doanh nghiệp, công sức của cán bộ, công chức, cũng như của công dân, hạn chế được khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp.

Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh, thương mại trên địa bàn tỉnh Cà Mau ngày một phát triển, kéo theo đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều thêm các tranh chấp về kinh doanh, thương mại địi hỏi phải giải quyết nhanh chóng, kịp thời nhằm tiết kiệm thời gian cho các bên tranh chấp. Tuy nhiên, thực tế giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại trên địa bàn tỉnh Cà Mau cho thấy phần lớn các tranh chấp kinh doanh, thương mại được giải quyết bằng bản án của Tịa án thay vì bằng một quyết định hịa giải thành, điều đó nói lên thực tế cơng tác hịa giải trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại của Tòa án Cà Mau chưa thực sự được chú trọng, nó được thể hiện qua kết quả giải quyết của Tòa án Cà Mau qua các năm, theo đó trong tổng số 138 vụ án kinh doanh, thương mại được thụ lý sơ thẩm thì Tịa án đã giải quyết được 124 vụ trong năm 2014, sang năm 2015 thì con số này là 69 vụ trong số 79 vụ được thụ lý sơ thẩm cũng như nó tiếp tục được tăng lên đến 81 vụ án sơ thẩm được giải quyết trên tổng số 98 vụ thụ lý trong năm 2016 và đạt tiếp đến 71 vụ sơ thẩm được giải quyết trong số 97 vụ được thụ lý đến hết tháng 6

năm 2017. Trong điều kiện số lượng Thẩm phán hai cấp của ngành Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau đang thiếu như hiện nay cũng như việc không thường xuyên tiếp cận các vụ án kinh doanh, thương mại nên Thẩm phán còn thiếu kỹ năng trong giải quyết những tranh chấp trong lĩnh vực này. Vì thế, việc chú trọng để nâng cao hiệu quả trong hoạt động hịa giải là việc cần thiết được thực hiện vì Thẩm phán nếu làm tốt cơng tác hịa giải thì việc giải quyết trên không cần phải mở phiên tòa để kết thúc bằng một bản án luôn tiềm ẩn nguy cơ bị hủy, sửa nếu có sai xót.

2.1.4. Thực tiễn trong công tác xét xử các vụ án kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau

Việc giải quyết các vụ án tranh chấp về kinh doanh, thương mại một cách đúng đắn, nhanh chóng, kịp thời là mối quan tâm của hầu hết những người tham gia kinh doanh, đặc biệt là các đương sự trong các vụ tranh chấp kinh doanh, thương mại. Nguyên tắc giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời được thể hiện trong một số quy định của pháp luật. Chẳng hạn, trong giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại quy định thời gian tố tụng ngắn hơn so với các tố tụng dân sự khác; trong quá trình giải quyết vụ án, Tịa khơng cần thực hiện việc chứng minh và thu thập chứng cứ; hạn chế việc giao vụ án cho Tòa cấp dưới xét xử lại; hạn chế thấp nhất việc quay vòng vụ án để xét xử lại nhiều lần… Việc quy định như vậy nhằm rút ngắn thời gian cho việc giải quyết các tranh chấp, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các chủ thể, phù hợp với tính chất của hoạt động kinh doanh.

Nhìn chung, do số lượng án về tranh chấp kinh doanh, thương mại là không cao nên việc giải quyết được thực hiện hiệu quả, khơng gây tình trạng tồn động án như các tranh chấp khác, thực tiễn công tác xét xử sơ thẩm các vụ án về kinh doanh, thương mại được thể hiện cụ thể qua thống kê sau:

- Năm 2014, toàn tỉnh thụ lý 138 vụ tranh chấp kinh doanh, thương mại. Trong đó, đã giải quyết 124 vụ (đạt tỷ lệ 89.86%), Tòa án cấp huyện giải quyết 104 vụ trong số 115 vụ thụ lý, đạt tỷ lệ 90,43% , Tòa án cấp tỉnh giải quyết 20 vụ trong số 23 vụ thụ lý, đạt tỷ lệ 86,96%27.

- Năm 2015, toàn tỉnh thụ lý 79 vụ tranh chấp kinh doanh, thương mại. Trong đó, đã giải quyết 69 vụ (đạt tỷ lệ 87,34%), Tòa án cấp huyện giải quyết 59 vụ

trong số 68 vụ thụ lý, đạt tỷ lệ 86.76% , Tòa án cấp tỉnh giải quyết 10 vụ trong số 11 vụ thụ lý, đạt tỷ lệ 90,91%28.

- Năm 2016, toàn tỉnh thụ lý 98 vụ tranh chấp kinh doanh, thương mại. Trong đó, đã giải quyết 81 vụ (đạt tỷ lệ 82,65%), Tòa án cấp huyện giải quyết 68 vụ trong số 81 vụ thụ lý, đạt tỷ lệ 83,95% , Tòa án cấp tỉnh giải quyết 13 vụ trong số 17 vụ thụ lý, đạt tỷ lệ 76.47%29.

- Thời điểm đến hết tháng 6 năm 2017, toàn tỉnh thụ lý 97 vụ tranh chấp kinh doanh, thương mại. Trong đó, đã giải quyết 71 vụ (đạt tỷ lệ 73%), Tòa án cấp huyện giải quyết 59 vụ trong số 90 vụ thụ lý, đạt tỷ lệ 65,56% , Tòa án cấp tỉnh giải quyết 12 vụ trong số 17 vụ thụ lý, đạt tỷ lệ 70,59%30.

Mặc dù, theo mỗi năm số liệu giải quyết án kinh doanh, thương mại tương đối cao nhưng vẫn còn một số vụ án bị kéo dài do hầu hết các vụ án được xét xử sơ thẩm bị kháng cáo, phải xét xử phúc thẩm. Hay do thiếu Thẩm phán chuyên trách, các Thẩm phán không chuyên trách phải đảm nhiệm giải quyết; trong hoàn cảnh một Thẩm phán phải đảm nhận giải quyết nhiều loại vụ án khác nhau từ đó cũng tạo nên sự không thể tập trung quyết liệt để giải quyết cho một loại án kinh doanh, thương mại theo thời hạn nhanh chóng, kịp thời được.

Việc tăng cường bổ sung biên chế, Thẩm phán hai cấp tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng tình trạng thiếu Thẩm phán hai cấp đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để. Việc thiếu hụt Thẩm phán nêu trên ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác xét xử của Tịa án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án nhân dân tỉnh cà mau (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)