Cà Mau
3.1. Yêu cầu nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án mại tại Tòa án
3.1.1. Nội dung chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị
Cải cách tư pháp lấy Tòa án làm trọng tâm đã nêu lên những nội dung trọng tâm như sau:
Thứ nhất, tổ chức hệ thống Tịa án theo thẩm quyền xét xử, khơng phụ thuộc vào đơn vị hành chính cấp huyện; Tịa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện, ở đơ thị, thành phố do điều kiện giao thơng thuận lợi có thể từ hai, ba quận thành lập một Tòa án sơ thẩm khu vực; Tịa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án và mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập một Tòa án phúc thẩm. Tòa cấp cao được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm là chủ yếu, tuỳ theo số lượng án phải thụ lý, giải quyết mà tổ chức Tòa án này cho phù hợp. Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.
Thứ hai, việc phân định thẩm quyền cho mỗi cấp Tòa án là phải đảm bảo nâng cao chất lượng giải quyết án, không để án tồn đọng, quá hạn luật định, giảm thiểu đến mức thấp nhất để xảy ra oan sai trong hoạt động xét xử, đồng thời cũng phải kế thừa yếu tố hợp lý của việc phân định thẩm quyền của các cấp Tịa án hiện nay, tránh việc xáo trộn lớn khơng cần. Theo đó, Tịa án sơ thẩm khu vực có nhiệm vụ trong việc xét xử sơ thẩm các loại vụ án, Tịa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án, Tịa án cấp cao có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm, Tịa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.
Thứ ba, cơ cấu tổ chức của ngành Tòa án bao gồm: Tòa án sơ thẩm, Tòa án phúc thẩm, Tòa án cấp cao và Tòa án nhân dân tối cao.
3.1.2. Yêu cầu phát triển nền kinh tế đất nước cần phải giải quyết tốt tranh chấp kinh doanh, thương mại chấp kinh doanh, thương mại
Yêu cầu giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
Việc giải quyết những tranh chấp kinh doanh, thương mại cần phải đạt được những yêu cầu sau:
- Các tranh chấp phải được giải quyết một cách kịp thời để nhà đầu tư có thể tận dụng được những cơ hội kinh doanh.
- Bảo đảm giữ được bí mật của hoạt động kinh doanh, uy tín của các bên trong quan hệ tranh chấp, đây là những tranh chấp về lợi ích kinh tế nên các bên có xu hướng tự thương lượng để giải quyết trước khi có sự xuất hiện của bên thứ ba.
- Giải quyết tranh chấp phải nhanh chóng, thủ tục đơn giản nhưng đúng trình tự và chi phí tiền bạc hợp lý.
Ngoài ra, việc giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại cần phải được thực hiện một cách dân chủ, đảm bảo uy tính các bên trên thương trường cũng như đảm bảo hiệu quả thi hành cao nhằm bảo vệ một cách tối đa lợi ích hợp pháp của các bên34.
Khi hội nhập kinh tế quốc tế thì các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngồi ngày càng nhiều và phức tạp, doanh nghiệp Việt Nam cần phải tiếp cận với phương thức trọng tài như là điều khoản cần có trong luật chơi trong nước và quốc tế. Trong bối cảnh hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều vụ tranh chấp thương mại, đầu tư, nội dung tranh chấp ngày càng phức tạp nên để bảo vệ an toàn cho quyền lợi của doanh nghiệp địi hỏi họ nên chọn một giải pháp an tồn nhất cho việc giải quyết tranh chấp của mình và Tòa án đáp ứng tốt nhất nhu cầu an tồn đó của nhà doanh nghiệp.
Tranh chấp kinh doanh, thương mại xảy ra với đối tượng là những người có quan hệ làm ăn mua bán với nhau vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận mà tiêu biểu là quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh, thương mại trong nền kinh tế thị trường Việt Nam ngày càng đa dạng, phát triển rộng mở trong nhiều lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, đầu tư… Vấn đề lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại phải được các bên cân nhắc, lựa chọn phù hợp dựa trên các yếu tố như mục tiêu đạt được, bản chất của tranh chấp, mối quan hệ làm ăn giữa các bên, thời gian và chi phí dành cho việc giải
34 Thư viện học liệu mở Việt Nam, Kinh doanh, thương mại và vai trò của kinh doanh, thương mại,Lê Thị Bích Ngọc,http://voer.edu.vn/c/giai-quyet-tranh-chap-trong-kinh-doanh/63800bff/cd2c7f97, [truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2014].
quyết tranh chấp. Chính vì vậy, khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, các bên cần hiểu rõ bản chất và cân nhắc các ưu điểm, nhược điểm của một phương thức để có quyết định hợp lý. Về phía các doanh nghiệp nước ta hiện nay cần nhận thức lại về phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng Tòa án và cần nhận thức một cách đầy đủ những ưu thế khi lựa chọn hình thức giải quyết này, việc giải quyết được thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, ít tốn kém chi phí, hiệu lực của quyết định giải quyết được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh của Nhà nước, do người có chun mơn được đào tạo vững vàng, phụ trách giải quyết tranh chấp. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp chính là nhân tố quan trọng cho phát triển kinh tế, giữ vai trò nòng cốt thúc đẩy nền kinh tế. Tranh chấp phải được giải quyết một cách kịp thời, khẩn trương để có thể áp dụng được những cơ hội kinh doanh, loại trừ những rủi ro từ tác động của thị trường, việc giải quyết tranh chấp phải có chi phí hợp lý, mỗi bên đều có quyền cân nhắc, so sánh những cái được và những chi phí phải bỏ ra để giải quyết tranh chấp, lợi ích kinh tế và sự ổn định quan hệ kinh doanh để từ đó lựa chọn phương thức và đưa yêu cầu giải quyết tranh chấp. Vì vậy, bên cạnh việc xây dựng một cơ chế thơng thống cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, pháp luật cũng nên tạo cơ chế đảm bảo cho quyền lợi của doanh nghiệp khi có tranh chấp xảy ra theo hướng giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại một cách nhanh chóng nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí cho các bên tranh chấp vì đối với các doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận thì “thời gian là vàng” và lợi nhuận là mục tiêu chính mà họ hướng đến. Nhằm đảm bảo giải quyết hiệu quả tranh chấp kinh doanh, thương mại đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đất nước, địi hỏi phía Tịa án phải nắm vững các mục tiêu mà nhà kinh doanh cần hướng đến, mỗi doanh nghiệp có những mục tiêu khác nhau và không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được tất cả các mục tiêu đó, về cơ bản trong kinh doanh, thương mại có các mục tiêu chính sau:
- Hướng đến lợi nhuận: đây là mục tiêu chính và thường xuyên của hoạt động kinh doanh, thương mại, lợi nhuận là yếu tố quan trọng nhất mà các chủ thể kinh doanh hướng đến. Lợi nhuận của doanh nghiệp thương mại là yếu tố mang tính sống cịn của doanh nghiệp, do đó khi tranh chấp xảy ra thì yếu tố lợi nhuận thường bị ảnh hưởng nên trong quá trình giải quyết cần phải nhanh chống, kịp thời, hạn chế thiệt hại chính đáng của người kinh doanh. Lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra bằng cách sử dụng hợp lý các nguồn lực trong kinh doanh và vận dụng các điều kiện thuận lợi của môi trường kinh doanh.
- Hướng đến sự an toàn: Để đạt được lợi nhuận nhiều nhất trong kinh doanh cần phải loại bỏ các yếu tố rủi ro xuống mức thấp nhất. Trong hoạt động kinh doanh của mình, doanh nghiệp có thể phải thường hay đối mặt với rủi ro không thể lường trước được do sự biến động của môi trường kinh doanh tạo ra mà doanh nghiệp khơng dự đốn hết được. Doanh nghiệp cần phải hướng đến một giải pháp an toàn khi có tranh chấp xảy ra theo hướng đảm bảo kết quả giải quyết tranh chấp đó sẽ được thực hiện một cách nghiêm túc, khác với mục tiêu lợi nhuận khi các bên lựa chọn đầu tư, khi có tranh chấp xảy ra thì cái mà họ hướng đến là kết quả tranh chấp có được thực hiện hay khơng mà thôi.