3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương
3.3.2. Hoàn thiện pháp luật quy định thẩm quyền của Tòa án các cấp
Khoản 1 Điều 30 của BLTTDS năm 2015 quy định Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp “phát sinh
doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận”36. Như vậy, đối với những tranh chấp kinh doanh, thương mại được quy tại khoản 1 Điều 30 BLTTDS mà một trong các bên khơng có đăng ký kinh doanh nhưng đều có mục đích lợi nhuận thì có cịn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án nhân dân cấp huyện khơng ? Thiết nghĩ, trong bối cảnh án kinh doanh, thương mại ngày một tăng lên về số lượng cũng như tính chất, biên chế Thẩm phán cấp sơ thẩm nhiều và bố trí rộng theo đơn vị hành chính cấp huyện nên cần trao thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thuộc loại này cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết. Theo đó, BLTTDS cần quy định rõ việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại theo quy định tại khoản 1 Điều 30 BLTTDS năm 2015 mà một trong các bên khơng có đăng ký kinh doanh nhưng đều có mục đích lợi nhuận thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Bỡi lẽ, trên thực tế Tòa án nhân dân cấp huyện đã được tăng thẩm quyền xét xử, đội ngũ cán bộ đã được cải thiện hơn trước về trình độ chun mơn cũng như lực lượng đủ để đáp ứng nhu cầu xét xử các tranh chấp về kinh doanh, thương mại hiện nay, điều đó góp phần làm giảm áp lực cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh và phù hợp với chiến lược cải cách Tòa án theo hướng Tịa án sơ thẩm cấp huyện có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm tất cả các loại tranh chấp, Tòa án cấp tỉnh chủ yếu là xét xử phúc thẩm.
3.3.3. Hồn thiện pháp luật quy định thẩm quyền của Tịa án theo lãnh thổ
Việc xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo lãnh thổ cần được quy định chi tiết và cụ thể hơn, tránh tình trạng gây nhầm lẫn hoặc áp dụng khơng thống nhất tại các địa phương. Theo đó, pháp luật tố tụng dân sự cần quy định cụ thể trong trường hợp bị đơn có nơi cư trú và nơi làm việc khác nhau thì cần được giải thích theo hướng nếu bị đơn cư trú một nơi nhưng làm việc một nơi thì Tịa án có thẩm quyền là Tòa án nơi bị đơn cư trú. Trong trường hợp không thể xác định được nơi cư trú của bị đơn thì Tịa án nơi bị đơn làm việc có thẩm quyền giải quyết vụ án.
Ví dụ: Ơng A cư trú tại địa phương B nhưng nơi làm việc của ông A là tại địa phương H. Do mâu thuẩn mua bán phát sinh nên ông C muốn khởi kiện ông A yêu cầu thực hiện hợp đồng mua bán đã được giao kết giữa các bên. Trong trường hợp này, ông C phải gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân huyện B để yêu cầu giải quyết nếu có cơ sở xác định ơng A đang cư trú tại địa phương B. Nếu khơng có
cơ sở để xác định ông A sống tại địa phương B hay một nơi nào khác thì ơng C có quyền khởi kiện tại địa phương H là nơi làm việc của ông A.