1.2 Tổng quan về tín dụng bất động sản
1.2.5 Hiệu quả tín dụng bất động sản
Khi hiệu quả tín dụng được đảm bảo, tức cho vay đúng, đủ và giải tỏa được cơn khát vốn cho các thành phần kinh tế sẽ góp phần đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế. Thể hiện qua các khía cạnh:
-Đối với ngân hàng thể hiện qua tăng trưởng tín dụng bền vững với những
khoản tín dụng chất lượng, góp phần tăng trưởng lãi, không phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn, nợ tổn thất, khơng tăng dự phịng rủi ro đối với tín dụng BĐS.
-Đối với khách hàng, nhà đầu tư bất động sản: đảm bảo đủ vốn để thực hiện
các nhu cầu, q trình thực hiện thuận lợi, nhanh chóng, tăng thu nhập, ổn định đồi sống, tăng giá trị cuộc sống, đáp ứng và thõa mãn nhu cầu cho sự phát triển.
-Đối với nền kinh tế: giải quyết nhu cầu vốn cho thị trường BĐS, góp phần
tăng cung đáp ứng nhu cầu thị trường; tài trợ vốn cho nhu cầu tiêu thụ, góp phần giải quyết đầu ra, ổn định và tạo sự hanh thông cho thị trường BĐS, góp phần ổn
định xã hội; góp phần chỉnh trang, nâng cấp cơ sở hạ tầng, góp phần phát triển đơ
thị, văn phịng, nhà xưởng, ổn định và phát triển ngành nghề kinh tế; giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần theo sự phát triển xã hội.
Nâng cao tín dụng BĐS có nghĩa là với một lượng tiền như cũ, có thể thực hiện được số lần giao dịch lớn hơn, tạo điều kiện tiết kiệm tiền trong lưu thông và cũng cố sức mua của đồng tiền. Tín dụng cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn của lạm phát thông qua hoạt động cho vay. Tuy nhiên, nếu hiệu quả tín dụng được đảm bảo
cho vay đúng số lượng, đúng nhu cầu sẽ hạn chế việc mở rộng quy mơ tín dụng quá mức vừa kiểm sốt lạm phát vừa kích thích tăng trưởng kinh tế.
Hiệu quả tín dụng cịn góp phần làm lành mạnh hóa quan hệ tín dụng. Các khoản tín dụng có hiệu quả cao là cơng cụ đắc lực để thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà Nước trong việc phát triển kinh tế - xã hội trong từng ngành, lĩnh vực.