Tác động và hậu quả cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản tại Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bất động sản tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 37)

1.3 Tín dụng bất động sản tại Mỹ và các nước trong khu vực – bài học kinh

1.3.1.3 Tác động và hậu quả cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản tại Mỹ

Cuộc khủng hoảng TDBĐS tại Mỹ đã để lại cho nên kinh tế Mỹ và nền kinh tế toàn cầu những hậu quả rất lớn. Thị trường BĐS và thị trường chứng khoán bị

ảnh hưởng nặng nề. Thị trường trái phiếu hình thành từ chứng khốn hóa BĐS bị

mất khả năng thanh toán. Ngành xây dựng Mỹ góp 15% GDP có thể bị cắt giảm xuống còn một nửa sản lương và cắt giảm 1-2 triệu công việc. Hàng loạt các ngân hàng và các quỹ đầu tư, không chỉ ở Mỹ mà các nước khác trên thế giới, rơi vào

tình trạng thua lỗ nặng và phá sản. Tình trạng mua bán và sát nhập các ngân hàng các công ty diễn ra liên tục. Nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đã bị quốc hữu hóa. Bình qn mỗi tháng từ tháng 1 tới tháng 9 năm 2008, có 84 nghìn lượt người lao

động Hoa Kỳ bị mất việc làm. Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ cho vay nhà đất thứ

cấp làm sụp đổ 3 trong 5 ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ là Bear Stearns, Merill Lynch, Lehman Brothers và 2 tập đoàn cung cấp tín dụng thế chấp thứ cấp bất động

sản lớn nhất nước Mỹ (chiếm gần một nửa bất động sản cầm cố trong cả nước,

khoảng 5.000 tỷ Đô la Mỹ) là Fannie Mae và Freddie Mac được Chính phủ tiếp

quản. Để cứu vãn thị trường tài chính, tránh một cuộc sụp đổ hệ thống, Quốc Hội

Mỹ đã buộc phải phê chuẩn kế hoạch 700 tỷ USD để hỗ trợ thị trường tài chính. Năm 2009, các ngân hàng tại Mỹ đóng cửa tiếp tục kéo dài, cuộc khủng

hoảng kinh tế và thị trường địa ốc vẫn chưa tìm thấy đáy vẫn đang tiếp tục, tỷ lệ nợ quá hạn và vỡ nợ leo thang. Tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài trong năm 2010, các ngân hàng tiếp tục vỡ nợ.

Năm 2011, Mỹ đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công. Theo số

liệu của FDIC, nợ liên bang đã tăng gấp đôi trong 7 năm qua lên mức 14 nghìn tỷ

USD, hậu quả trực tiếp từ khủng hoảng tài chính và việc chính phủ khơng muốn hạn chế thâm hụt cấu trúc dài hạn. Nợ liên bang của Mỹ có thể tăng từ mức 62% GDP vào năm nay lên mức 185% GDP vào năm 2035. Thâm hụt ngân sách của Mỹ trong những năm gần đây đều là con số khổng lồ. Năm 2009 thâm hụt 1.420 tỷ USD, năm 2010 giảm xuống còn 1.290 tỷ USD, nhưng năm 2011 rất có thể thâm hụt đạt tới

9,8% GDP tương đương 1.450 tỷ USD1.

Không chỉ dừng lại bên trong biên giới nước Mỹ, cuộc khủng hoảng cịn lan khắp thế giới. Nó đã khiến các ngân hàng lớn ở châu Âu tiếp tục thua lỗ hàng tỷ

euro như tập đoàn cho vay bất động sản Hypo Real Estate, ngân hàng IKB,

SachsenLB, DZ BanK, Deutsche Bank của Đức... Chính phủ các nước Châu Âu

cũng phải vào cuộc để cứu vãn tình thế, tránh một cuộc đổ vỡ hệ thống tài chính,

suy thoái kinh tế. Nhiều nước đã phải tuyên bố bảo hiểm 100% tiền gửi ngân hàng

của các cá nhân để bảo vệ người gửi tiền, tránh tình trạng rút tiền ồ ạt. Hiệu ứng

“đôminô” tiếp diễn và nó cịn kéo theo hàng trăm ngân hàng lớn nhỏ trên đất Mỹ cũng như hàng trăm ngân hàng khác trên thế giới phải đổ vỡ theo, hoặc phải bán rẻ bản thân, sáp nhập… trong suốt thời gian sau đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bất động sản tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)