Nhu cầu tín dụng của thị trường bất động sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bất động sản tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 84 - 86)

Bất động sản là tài sản có giá trị lớn nên kinh doanh bất động sản phải huy động được nguồn vốn lớn, quay vịng vốn nhanh. Ngồi phần vốn tự có để chi cho

khâu chuẩn bị đầu tư là vay vốn ngân hàng, huy động tiền ứng trước của khách

hàng và nhà đầu tư, phát hành trái phiếu,…Hiện nay nguồn vốn kinh doanh chủ yếu cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, tư nhân,… chủ yếu từ nguồn vốn của ngân hàng. Vì vậy, hoạt động ngân hàng và các chính sách tiền tệ Nhà nước có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến thị trường BĐS.

Theo ước tính của NHNN, dư nợ cho vay BĐS cuối năm 2010 ước đạt 228

nghìn tỷ đồng chiếm 8,7% dư nợ toàn hệ thống và bằng 11,5% tổng GDP năm

2010. Năm 2011, với việc Chính phủ ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm chế lạm phát, chính sách tiền tệ thắt chặt. NHNN Việt Nam đã đưa ra những biện pháp kiểm sốt trong đó có liên quan đến thị trường BĐS đó là thực hiện giảm tốc độ và tỷ

trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất nhất là lĩnh vực BĐS với tỷ trọng dư nợ cho vay phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa 22% đến ngày 30/6/2011 và 16% đến 31/12/2011. Đã dẫn đến việc hạn chế cho vay trong lĩnh vực BĐS, đã tác động đáng kể tới các doanh nghiệp và thị trường BĐS. Các doanh nghiệp thiếu vốn cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh trong bối cảnh đặc thù của ngành kinh doanh BĐS là vay vốn ngân hàng là nguồn tín dụng chủ yếu. Về phía các ngân hàng, người cung cấp vốn cho thị trường bắt đầu nhận thấy rủi ro khi dư nợ BĐS lớn và chủ động cắt giảm hoặc có những kế hoạch cắt giảm TDBĐS. Tính tới 30/6, vốn cho BĐS chiếm 9,94% tổng dư nợ của toàn ngành ngân hàng, tương đương với 245.000 tỷ đồng

trong khi một số nước như Thái Lan, Malaysia, tỷ lệ này lần lượt là 6% và 7%, thì con số của Việt Nam là khá cao, tổng dư nợ BĐS chiếm dưới 10% tổng dư nợ toàn hệ thống.Thời gian gần đây các ngân hàng đã thắt chặt hơn thủ tục và quy trình cho vay bất động sản. Vì vậy, với nhu cầu về bất động sản đã phân tích ở trên thì khả

năng đáp ứng đủ vốn cho thị trường phát triển tốt là rất khó khăn.

Thị trường BĐS Việt Nam mới hình thành, nguồn lực về tài chính và vốn cịn rất hạn chế. Ngay cả những Công ty lớn như Tập Đồn Phát triển nhà và Đơ Thị (Hud) và Vinaconex cũng có nguồn vốn nhỏ bé, không thấm vào đâu so nhu

cầu của thị trường, do đó, bài tốn vốn cho dự án đang rất căng thẳng. Mỗi dự án vài chục ha, tiền đền bù đã lên tới hàng nghìn tỷ, tiền sử dụng đất cũng khổng lồ.

Đây chính là sức ép rất lớn trong bối cảnh chống lạm phát, vì BĐS dù đã được đưa

ra khỏi lĩnh vực phi sản xuất nhưng vẫn bị kiểm soát vốn.

Hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp BĐS dựa nhiều vào đòn bẩy tài chính, trong đó chủ yếu từ tín dụng ngân hàng. Khi sử dụng TDBĐS thì tỷ lệ lợi

nhuận sau thuế trên tổng số vốn tự có cao hơn. Song với lãi suất cao như hiện nay, dịng vốn tín dụng khơng như kỳ vọng đã làm đa số doanh nghiệp rơi vào thiếu vốn trầm trọng. Tín dụng bị siết khiến tiến độ triển khai các dự án chậm lại. Các nhà đầu tư trong nước thiếu vốn đầu tư đã phải chuyển nhượng dự án cho các nhà đầu tư

nước ngoài, đặc biệt là các dự án khu vực TP. Hồ Chí Minh.

Rút bài học kinh nghiệm từ các nước phát triển trên Thế Giới, trong khu vực và với thực trạng các kênh huy động vốn hiện nay đều gặp khó khăn và tắc nghẽn, để khai thông và phát triển minh bạch thị trường TDBĐS Chính Phủ, các Ngân

hàng thương mại, các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư cần có những giải

pháp cụ thể nhằm phát triển thị trường TDBĐS một cách ổn định, bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bất động sản tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 84 - 86)