Các bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bất động sản tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 41)

1.3 Tín dụng bất động sản tại Mỹ và các nước trong khu vực – bài học kinh

1.3.4 Các bài học kinh nghiệm

Trong xu thế tồn cầu hố, hội nhập kinh tế quốc tế thì tác động qua lại giữa các nền kinh tế, trong đó có tác động tích cực và tác động tiêu cực là không thể

tránh khỏi. Việc cần thiết là chủ động phân tích, đánh giá rút ra các bài học kinh

nghiệm để phát huy các mặt tích cực và hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đối với nền kinh tế của đất nước. Thông qua khủng hoảng có thể nhìn thấy một số bài học kinh nghiệm sau đây:

- Tín dụng là cần thiết, nhưng cơ chế quá dễ giải cũng như chính sách về tài chính, tiền tệ liên quan đến bất động sản nếu khơng được tính tốn, cân nhắc kỹ rất có thể sẽ dẫn đến rủi ro khơn lường, Nhà nước cần giám sát thị trường chặt chẽ. Giám sát tỷ trọng dư nợ cho vay bất động sản trong tổng dư nợ cho vay để có biện pháp phân tán rủi ro.

- Chứng khốn hóa là một cơng cụ tài chính thơng minh song đã bị lợi

dụng vào việc xấu gây nên hậu quả khôn lường. Thông qua các công cụ này các NH

đã chuyển rủi ro do cho vay dưới chuẩn sang cho các nhà đầu tư nhằm thu lãi cao. Đối với các khoản vay BĐS, NH cần chú trọng đến việc đánh giá khả năng trả nợ

của khách hàng, phương án kinh doanh hiệu quả hơn là chú trọng đến tài sản thế

trường sụt giảm, giá BĐS đang thế chấp sẽ giảm theo gây nên rủi ro cho ngân hàng. Cần nâng cao hơn nữa công tác giám sát và quản trị rủi ro, dự báo và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động, rủi ro thanh khoản, tạo sự ổn định và phát triển.

- Tâm lý cho rằng giá bất động sản chỉ có tăng chứ không giảm và cho

rằng đầu tư vào BĐS luôn mang lại lợi nhuận cao làm nhiều người lao vào đầu tư

kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên nhà đâu tư và người dân cũng chưa hiểu hết các rủi ro trước khi mua các sản phẩm tài chính phức tạp nên không tránh khỏi những tổn thất nặng nề. Các nhà đầu tư và khách hàng cần tỉnh táo để nhận ra các hình

thức cho vay trả góp trong đó khơng ít sản phẩm là cái bẫy "giết" người. Hơn nữa làn sóng đầu tư vào bất động sản luôn ra hiệu ứng bầy đàn của cơn sốt đầu cơ, khiến giá nhà đất tăng đến mức phi lý.

- NHNN cần kiểm sốt tăng trưởng TDBĐS, hạn chế việc sử dụng địn bẩy tài chính quá lớn của các NHTM.

Kết luận chương 1

Chương 1 chủ yếu giới thiệu về khung lý thuyết bất động sản và tín dụng bất

động sản thông quan khái niệm, đặc điểm, các nhân tố tác động cũng như các rủi ro

tiềm ẩn, liên hệ đến tín dụng bất động sản tại Mỹ và một vài nước trên thế giới

trong nỗ lực phát triển thị trường bất động sản thơng qua các giải pháp tài chính để tạo nền tảng lý luận làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài

trong những chương tiếp theo.

Nền kinh tế Việt Nam tuy có những bước tiến triển so với giai đoạn trước,

các kênh huy động vốn cho sự phát triển kinh tế đang dần được hoàn thiện cũng như chưa phát huy hết hiệu quả thị trường vốn. Nền kinh tế Việt Nam vẫn dựa nhiều vào nguồn vốn từ ngân hàng bên cạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nguồn vốn từ thị trường chứng khốn cịn nhiều vấn đề đáng quan tâm. Vì vậy, việc phát triển tín dụng bất động sản minh bạch, lành mạnh để đáp ứng đủ vốn cho thị trường bất động sản là cần thiết ở Việt Nam hiện nay và tương lai.

Chương 2: Thực trạng thị trường bất động sản và tín dụng bất động sản tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bất động sản tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)