Tóm tắt chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động của cạnh tranh và hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến sự đổi mới tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 39)

Chương 2 giúp nắm bắt những khái niệm liên quan đến mơ hình nghiên cứu như: Sự cạnh tranh, hợp tác, sự tranh hợp giữa các phòng ban chức năng, năng lực đổi mới, kết quả đổi mới. Mặt khác, luận văn sử dụng các lý thuyết nền như: lý thuyết gắn kết xã hội, lý thuyết PRV, lý thuyết dự phòng, lý thuyết khuếch tán đổi mới để củng cố lập luận vững chắc cho bài. Luận văn xây dựng mơ hình đề xuất với 3 biến độc lập gồm có: sự cạnh tranh, sự hợp tác giữa các phịng ban chức năng, 1 biến trung gian năng lực đổi mới, 1 biến phụ thuộc kết quả đổi mới, 4 biến kiểm soát là cấu trúc vốn sở hữu, quy mô tài sản, quy mô lao động, số năm hoạt động. Chương cũng xây dựng các giả thuyết nghiên cứu bao gồm các 4 giả thuyết chính: H1 Sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng tác động dương đến năng lực đổi mới, H2 Sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng tác động dương đến năng lực đổi mới, H3 Sự tranh hợp giữa các phòng ban chức năng tác động dương đến năng lực đổi mới, H4 Năng lực đổi mới tác động đến kết quả đổi mới. Ngồi ra cịn có 4 biến kiểm soát tác động lên kết quả đổi mới gồm có: cấu trúc vốn sở hữu, quy mơ tài sản, quy mô lao động, số năm hoạt động của doanh nghiệp có gây nhiễu ảnh hưởng đến kết quả đổi mới của doanh nghiệp không.

CHƯƠNG 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu

3.1.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu

Để có thể trả lời các câu hỏi đặt ra ban đầu, đối với mỗi biến nghiên cứu gồm sự hợp tác, cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng, năng lực đổi mới, kết quả đổi mới, sự tranh hợp giữa các phòng ban chức năng, luận văn cần đưa ra những thang đo Likert với đầy đủ khía cạnh liên quan đến biến đang tìm hiểu, cũng như những thang đo này sẽ có tác động với các biến khác trong mơ hình. Sau đó đưa ra các mẫu thử nhỏ để kiểm định tính ổn định và nhất quán của mơ hình. Bảng câu hỏi trong thang đo được kế thừa từ những nghiên cứu liên quan đến sự đổi mới. Để đảm bảo chất lượng mẫu, đáp viên tiềm năng phải có đáp ứng các điều kiện sau: một là họ là nhà quản lý cấp trung và cao, thứ 2 đáp viên cần có kinh nghiệm từng làm quản lý từ 2 năm trở lên. Ví dụ như bảng câu hỏi có thiết kế những câu hỏi để lọc ra đối tượng không phù hợp như vị trí cao nhất của ơng/bà trong cơng ty?. Vì vậy trong bảng khảo sát địi hỏi có thêm những thơng tin về lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, giá trị tổng tài sản, số lượng lao động trong cơng ty. Ngồi ra, các nhà quản trị ở các phòng ban khác nhau như phịng tiếp thị, kế tốn tài chính, nghiên cứu phát triển, kinh doanh… cần phối hợp cộng tác làm việc với nhau. Bên cạnh đó, để có thể trả lời tất cả các câu hỏi trong bảng khảo sát một cách cẩn trọng, tác giả đã ước đoán đáp viên sẽ bỏ ra khoảng trung bình khoảng 10 phút để hồn thành. Đó là lý do, luận văn sử dụng phần mềm Survey monkey thống kê cũng như cung cấp những thông tin về thời gian sử dụng để hoàn thành từng đáp viên. Sau đó, tác giả sẽ loại bỏ những biến không phù hợp.

3.1.2. Mẫu và phương pháp chọn mẫu

Trong nghiên cứu này đối tượng được khảo sát là những cá nhân đã từng tham gia trực tiếp vào q trình quản lý của cơng ty góp phần vào sự đổi mới . Tác giả

thu thập dữ liệu thông qua bảng khảo sát gởi đến nhà quản lý cấp cao và cấp thấp đang làm việc trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Bảng câu hỏi khảo sát được thực hiện dựa trên thang đo từ những nghiên cứu được công bố trước đây, sau đó được tác giả dịch sang tiếng việt để thuận lợi cho việc khảo sát tại Việt Nam. Tác giả thử nghiệm bảng câu hỏi tại ba lớp cao học của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh để chắc chắn về độ phù hợp về nội dung của các bảng câu hỏi phỏng vấn phản ảnh đúng thang đo gốc và kiểm tra lỗi chính tả cũng như nội dung khơng được hiểu chủ quan, phiến diện.

Thay vì khảo sát trực tiếp, trong tháng 6/2018 tác giả gửi bảng khảo sát chính thức đến 5.175 email của đối tượng tiềm năng được tác giả thu thập qua mạng xã hội Linkedin. Thông qua phần mềm SurveyMonkey, tác giả gửi email đến các đáp viên cũng như theo dõi tình hình phản hồi. Trong 2 tháng khảo sát, kết quả khảo sát nhận lại được 223 phản hồi. Để đảm bảo chất lượng mẫu được chọn là phù hợp, yêu cầu đối tượng khảo sát phải có thâm niên cơng việc cũng như kinh nghiệm quản lý ít nhất hai năm. Do đó tác giả loại những trường hợp 32 ứng viên bao gồm dưới 2 năm kinh nghiệm và loại thêm những trường hợp bất cẩn có tổng thời gian thực hiện dưới 5 phút. Như vậy sau khi loại những mẫu không đủ điều kiện, tác giả được 191 mẫu phù hợp với yêu cầu và mang tính đại diện của mẫu. Vì vậy số mẫu này bảo đảm cho việc thực hiện nghiên cứu.

3.1.3. Kỹ thuật sử dụng trong phân tích dữ liệu

Luận văn sử dụng hệ số tải và giá trị t để phân tích thang đo. Bên cạnh đó tác giả cũng sử dụng phương sai trích bình qn (AVE) và giá trị tin cậy tổng hợp (CR) để phân tích độ cậy của các biến. Luận văn sử dụng phần mềm SmartPLS3 để kiểm định từng giả thiết được đề xuất.

3.2. Thang đo

Các thang đo sử dụng trong luận văn được kế thừa trích dẫn từ nghiên cứu trước từ các tạp chí uy tín trên thế giới. Các bài sau khi tìm kiếm sẽ được kiểm tra qua trang https://www.scimagojr.com/journalrank.php để lọc những bài báo tốt nhất có độ tin cậy cao. Có tất cả 4 loại biến trong mơ hình bao gồm: 1 Biến phụ thuộc là kết quả đổi mới, 2 Biến trung gian là năng lực đổi mới, 3 Biến độc lập là sự hợp tác, cạnh tranh, sự tranh hợp giữa các phòng ban chức năng và 4 Biến kiểm soát là cấu trúc sở hữu vốn, quy mô tài sản, quy mô lao động, số năm hoạt động.

Nội dung thang đo được dịch sang tiếng Việt và sau đó được pilot test bởi các học viên cao học chính tả văn phong để đảm bảo chất lượng câu hỏi trả lời cao. Bảng câu hỏi gửi tới 5.175 email của các đáp viên tiềm năng thông qua phần mềm Survey Monkey, Mạng xã hội LinkedIn sử dụng rất phổ biến sẽ được lọc theo giới tính, tên, có dấu khơng dấu, cá nhận hóa để tăng tỷ lệ phản hồi. LinkedIn là trang mạng xã hội phản hồi cầu nối của nhà tuyển dụng chuyên nghiệp.

Việc xây dựng thang đo trong nghiên cứu này được thực hiện qua các bước sau: Bước một, là lựa chọn loại thang đo nghiên cứu, chọn thang đo của tác giả Oke và cộng sự (2012) để đánh giá biến kết quả đổi mới, chọn thang đo của tác giả Lin (2007) để đánh giá năng lực đổi mới, chọn thang đo của tác giả Bendig and cộng sự (2018) để đánh giá sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng, chọn thang đo của tác giả Luo và cộng sự (2006) để đánh giá sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng. Bước hai, thang đo được dịch ra và khảo sát thử để đánh giá tính phù hợp cũng như hạn chế lỗi dịch thuật từ thang đo tiếng Anh sang tiếng Việt.

3.2.2. Thang đo kết quả đổi mới

Thang đo kết quả đổi mới được đo lường bởi 4 biến quan sát theo thang đo Likert được ký hiệu từ IP1 đến IP4, lấy từ nghiên cứu của tác giả Oke và cộng sự (2012) với 4 yếu tố gồm (1) So với đối thủ cạnh tranh, công ty tốt hơn trong việc phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng, (2) So với đối thủ cạnh tranh, khách hàng đánh giá cơng ty có tính sáng tạo hơn, (3) So với các đối thủ cạnh tranh, công ty chúng tơi có hiệu quả hơn trong việc nắm bắt ý tưởng mới và biến

chúng thành các sản phẩm mới. (4) So với đối thủ cạnh tranh, công ty tốt hơn trong việc phát triển sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Thang đo Likert 5 bậc được sử dụng trong nghiên cứu, với 1 = “hoàn toàn phản đối” đến 5 = “hoàn toàn đồng ý”.

Bảng 3.1. Thang đo kết quả đổi mới

Ký hiệu biến Biến quan sát

IP1

So với đối thủ cạnh tranh, công ty tốt hơn trong việc phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng

IP2 So với đối thủ cạnh tranh, khách hàng đánh giá cơng ty có tính sáng tạo hơn.

IP3

So với các đối thủ cạnh tranh, cơng ty chúng tơi có hiệu quả hơn trong việc nắm bắt ý tưởng mới và biến chúng thành các sản phẩm mới.

IP4 So với đối thủ cạnh tranh, công ty tốt hơn trong việc phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng

( Nguồn: Oke và cộng sự (2012))

3.2.3. Thang đo năng lực đổi mới

Thang đo năng lực đổi mới được đo lường bởi 6 biến quan sát theo thang đo Likert được ký hiệu từ IC1 đến IC6, và lấy từ nghiên cứu của tác giả Lin (2007). Rất nhiều nghiên cứu cho đến nay vẫn kế thừa thang đo về năng lực đổi mới của Lin (2007), như nghiên cứu của các tác giả Bendig và cộng sự (2018). Điều này cho thấy việc sử dụng thang đo năng lực đổi mới từ nghiên cứu của Lin (2007) vẫn còn phù hợp với thực tế hiện nay. Thang đo gồm các biến quan sát sau: (1) Thử nghiệm các ý tưởng mới, (2) Tìm kiếm những cách làm mới, (3) Sáng tạo trong cách thức

hoạt động, (4) Tiên phong về sản phẩm mới/ dịch vụ mới, (5) Quá mạo hiểm trong công ty và bị chống đối (đảo ngược mã hóa), (6) Số lượng sản phẩm mới của công ty tăng trong 5 năm vừa qua. Thang đo Likert 5 bậc được sử dụng trong nghiên cứu, với 1 = “rất ít”,” đến 5 = “rất nhiều”.

Bảng 3.2. Thang đo năng lực đổi mới

Ký hiệu biến Biến quan sát

IC1 Công ty thường xuyên thdử nghiệm các ý tưởng mới. IC2 Cơng ty tìm kiếm những cách làm mới.

IC3 Cơng ty sáng tạo trong cách thức hoạt động

IC4 Công ty thường đi tiên phong về sản phẩm mới/ dịch vụ mới IC5 Sự đổi mới được xem là quá mạo hiểm trong công ty và bị

chống đối (đảo ngược mã hóa)

IC6 Số lượng sản phẩm mới của công ty tăng trong 5 năm vừa qua (Nguồn: Hollenbeck và cộng sự (1989))

3.2.4. Thang đo sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng

Thang đo sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng được đo lường bởi 12 biến quan sát được ký hiệu từ CFC1 đến CFC12 theo thang đo Likert được lấy từ nghiên cứu của tác giả Bendig và cộng sự (2018). Thang đo Likert 5 bậc được sử dụng trong nghiên cứu, với 1 = “hoàn toàn phản đối”,” đến 5 = “hoàn toàn đồng ý”.

Bảng 3.3. Thang đo sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng

Mã số Biến quan sát

CFC1 Ở cơng ty có sự tìm kiếm và chia sẻ kiến thức giữa các phịng ban với nhau.

CFC2 Các phòng ban hiểu rõ được kiến thức mới và hữu ích nhận được từ

các phòng ban khác

CFC3 Các phòng ban đánh giá cao kiến thức thị trường mới và hữu ích được chuyển đến từ các phòng ban khác

CFC4 Các phịng ban có thể tích hợp kiến thức thị trường mới và hữu ích

được chuyển đến từ các phòng ban khác

CFC5 Các phòng ban áp dụng kiến thức thị trường mới và hữu ích được

chuyển giao từ các phịng ban khác

CFC6 Các phòng ban khai thác kiến thức thị trường mới và hữu ích từ các

phịng ban khác

CFC7 Các phòng ban thường xuyên trao đổi, chia sẻ thơng tin với nhau

CFC8 Các phịng ban thường xuyên thảo luận những vấn đề chung của công ty

CFC9 Các nhân viên ở các phòng ban khác nhau có mối quan hệ gắn bó

CFC10 Mối quan hệ giữa các phòng ban trong cơng ty là rất chặt chẽ và có

lợi ích cho nhau

CFC11 Mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty sẽ bền chặt trong

tương lai

CFC12 Các nhân viên ở các phịng ban khác nhau có sự tương tác thân mật

với nhau

3.2.5. Thang đo sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng

Thang đo sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng được đo lường 11 biến quan sát được ký hiệu từ CFCOM1 đến CFCOM11 theo thang đo Likert được lấy từ nghiên cứu của tác giả Luo và cộng sự (2006). Rất nhiều nghiên cứu cho đến nay vẫn kế thừa thang đo về sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng của Luo và cộng sự (2006), như nghiên cứu của các tác giả Nguyên và cộng sự (2018). Điều này cho thấy việc sử dụng thang đo cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng từ nghiên cứu của Luo và cộng sự (2006) vẫn còn phù hợp với thực tế hiện nay. Thang đo Likert 5 bậc được sử dụng trong nghiên cứu, với 1 = “rất ít”,” đến 5 = “rất nhiều”.

Bảng 3.4. Thang đo sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng

Ký hiệu biến Biến quan sát

CFCOM1 Các phịng ban thường cạnh tranh vì nguồn lực giới hạn.

CFCOM2

Khi các thành viên của các phịng ban nói về sự phân bổ nguồn lực (ví dụ: nguồn vốn, nhân sự…) giữa các phịng ban thì thường xuyên xảy ra căng thẳng cao.

CFCOM3 Các phòng ban chức năng thường cạnh tranh với nhau để thu hút sự quan tâm và thời gian từ lãnh đạo trong công ty

CFCOM4 Để có được nhiều nguồn lực hơn từ phịng ban của chúng tơi, các phịng ban khác phải có những sự hy sinh đánh đổi

CFCOM5

Các phòng ban cố gắng để nhận được sự quan tâm chú ý từ lãnh dạo cơng ty cho dù điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến các phòng ban khác.

CFCOM6 Mỗi phòng ban thường so sánh và đánh giá với các phòng ban khác để cải thiện hiệu quả tổ chức.

CFCOM7 Hầu hết các phòng ban cố gắng gia tăng tầm quan trọng chiến lược và quyền lực trong công ty

CFCOM8

Những mục tiêu phịng marketing theo đuổi thường khơng thích hợp với các phịng ban khác ( ví dụ: sản xuất, IT, vận hành..).

CFCOM9 Bảo vệ bộ mặt của phòng ban được cho là một cách sống cịn trong cơng ty.

CFCOM10 Các phòng ban riêng lẻ đều muốn làm tốt hơn các phòng ban khác để nhận được đặc quyền tốt hơn..

CFCOM11 Nhân viên từ các phòng ban khác nhau đều cảm thấy mục tiêu phòng ban của họ là tương đồng với nhau (mã hóa đảo chiều).

( Nguồn: Luo và cộng sự (2006)

3.3. Mẫu chọn và quy trình thu thập dữ liệu

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến các nhà quản trị cấp cao (CEO, CFO, thành viên hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc) và cấp trung (trưởng phó các phịng ban, dự án) ở các doanh nghiệp Việt Nam bởi vì họ là những người giàu kinh nghiệm và có nhiều kiến thức liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Tác giả đã sử dụng phần mềm SurveyMonkey để gửi bảng câu hỏi đến 5.175 địa chỉ email của các đáp viên tiềm năng (thu thập trên mạng xã hội Linkedln) trong 2 tháng đầu năm 2018 (với 3 email nhắc với tần suất 2 tuần/lần) và đã nhận được 223 phản hồi. Sau khi loại 32 phản hồi có kinh nghiệm dưới 2 năm (do mẫu chọn phải bao gồm các nhà quản trị có thâm niên kinh nghiệm quản lý để làm bài khảo sát độ tin cậy cao nhất) còn lại 191 phản hồi có hiệu lực. Cuối cùng, đối với một số phản hồi từ cùng một công ty, tác giả đã cân nhắc loại tiếp 7 phản hồi trùng lắp từ cùng công ty (chọn phản hồi theo ưu tiên người có vị trí cao hơn, thâm niên cao hơn). Quy mô mẫu chọn cuối cùng được rút gọn lại còn 191. Tỉ lệ phản hồi cuối cùng là 5,7% là có thể chấp nhận với khảo sát qua email trong điều kiện ở Việt Nam.

Do tỉ lệ không phản hồi khá thấp trong tổng số email được gửi đi, tác giả đã tiến hành kiểm tra sự phiến diện của nhóm đáp viên khơng phản hồi (Non-Response Bias) thông qua thủ tục đề xuất bởi Armstrong và Overton (1977). Kiểm định t test trong mẫu cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm này cho tất cả các biến chính trong mơ hình. Điều đó cho thấy sự phiến diện của nhóm đáp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động của cạnh tranh và hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến sự đổi mới tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)