Ma trận tương quan đánh giá giá trị phân biệt của thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động của cạnh tranh và hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến sự đổi mới tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 57)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 1.Hợp tác giữa các BP chức năng 0,84 2.Cạnh tranh giữa các BP -0,43 0,74 3. Cạnh tranh* Hợp tác -0,04 0,12 1,00 4. Năng lực đổi mới 0,37 -0,35 -0,05 0,80

5.Kết quả đổi mới 0,30 -0,25 -0,06 0,72 0,92

6.Cấu trúc sở hữu

vốn 0,09 -0,15 -0,01 0,14 0,08 1,00

7. Quy môtài sản -0,07 0,10 -0,06 0,09 0,07 -0,35 1,00

8. Quy mô (lao

động) -0,06 0,12 0,02 0,08 0,07 -0,21 0,66 1,00

9. Số năm hoạt

Giá trị trung bình 3,52 3,27 3,00 3,50 3,46 1,38 4,90 3,11 2,78

Độ lệch chuẩn 0,98 1,16 1,27 1,06 1,03 0,49 2,13 1,72 1,14

Ghi chú: Số trên đường chéo (in đậm) là căn bậc 2 của phương sai trích (AVE), số ở dưới đường chéo( in

nghiêng và đậm) là hệ số tương quan theo Fornell và Larcker (1981)

( Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)

Bài luận đã đánh giá giá trị phân biệt của các biến đo lường chính nằm ở mơ hình thơng qua nghiên cứu của Fornell và Larcker (1981). Để chứng minh được giá trị phân biệt của thang đo bằng cách ta xem bảng 4.3. Bảng đã cho thấy toàn bộ các hệ số tương quan giữa các biến ( dao động trong khoảng từ -0,49 đến 0,73) đều thấp hơn căn bậc hai của phương sai trích bình qn (AVE) của tất cả các biến nằm trong khoảng 0,74 đến 1. Bên cạnh đó, hệ số tương quan giữa các biến (số ở phía dưới đường chéo) dao động từ -0,49 đến 0,73 đều thấp hơn mức độ tin cậy tổng hợp (Composite Reliability) (O'Cass & Ngo, 2007) dao động trong khoảng 0,91 đến 0,95 tham khảo ở bảng 4.2. Điều này góp phần khẳng định giá trị phân biệt của thang đo là đạt được. Hơn nữa, hầu hết các hệ số tương quan giữa các biến đều thấp hơn giá trị ngưỡng (Cut-Off) là 0,7 ( duy nhất 1 giá trị vượt ngưỡng), do đó chứng minh được mối tương quan gần như chấp nhận được để có giá trị phân biệt (Tabachnick & cộng sự, 2001).

4.3. Kết quả kiểm định các giả thuyết

Để kiểm định từng giả thuyết trong mơ hình đề xuất sau khi thu thập dữ liệu từ nhà quàn trị cấp trung và cấp cao, tác giả đã sử dụng phần mềm SmartPLS3. Tác giả đã đánh giá độ lớn và mức độ đáng kể của các đường dẫn trong mơ hình cấu trúc trong từng giả thuyết kiểm định về mặt thống kê từ đó thấy được kết quả chứng minh cụ thể cho việc kiểm định các giả thuyết đề xuất. Về kiểm định mơ hình cấu trúc với kết quả như sau. Trong bảng 4.4, tác giả trình bày các chỉ số tính tốn bao gồm hệ số β, giá trị t, hệ số R2 hiệu chỉnh cho từng biến phụ thuộc biến được tính

tốn trên cơ sở chạy 500 bootstrap để kiểm định các giả thuyết. Hệ số R2 điều chỉnh của tất cả các biến cần lớn hơn 0,1. Sau khi chạy dữ liệu kết quả thể hiện mơ hình nghiên đề xuất phù hợp cao với dữ liệu thu thập được. Vì kết quả cho thấy hệ số R2

hiệu chỉnh của tất cả các biến phụ thuộc ( Năng lực đổi mới là 0.18, kết quả đổi mới 0.52) đều cao hơn ngưỡng mức tối thiểu là 0,1 nên phù hợp.

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng hệ số SRMR (standardized root mean square residual) để đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình. SRMR nằm trong khoảng từ 0 đến 1 và chỉ số này càng nhỏ chứng tỏ độ phù hợp của mơ hình càng cao. Sau khi tác giả tính tốn hệ số SRMR (standardized root mean squared residual) của mô hình là 0,076 (phụ lục 5) nhỏ hơn mức đề xuất 0,08 chứng tỏ mơ hình có độ phù hợp cao với dữ liệu thu thập (Henseler, Hubona, & Ray, 2016).

Giả thuyết H1 đề xuất rằng hợp tác giữa các phòng ban chức năng tác động dương đến năng lực đổi mới. Sau khi phân tích dữ liệu, giả thuyết này được sự ủng hộ từ kết quả. Hệ số β có đường dẫn từ sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến năng lực đổi mới có giá trị 0,27 đáng kể ở mức ý nghĩa thống kê 1% (giá trị t = 3.38). Qua kết quả phân tích dữ liệu cho thấy hợp tác giữa các phòng ban chức năng tác động dương đến năng lực đổi mới.

Giả thuyết H2 đề xuất rằng sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng tác động dương đến năng lực đổi mới. Sau khi phân tích dữ liệu, giả thuyết này được sự không được ủng hộ từ kết quả. Hệ số β có đường dẫn từ sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng đến năng lực đổi mới có giá trị -0,23 đáng kể ở mức ý nghĩa thống kê 1% (giá trị t = 3,24). Qua kết quả phân tích dữ liệu cho thấy sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng tác động âm đến năng lực đổi mới. Điều này có nghĩa là sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng sẽ làm giảm năng lực đổi mới của các doanh nghiệp Việt Nam hay nói cách khác khi các phịng ban cạnh tranh với nhau vì nguồn lực có giới hạn nên thường xảy ra căng thẳng giữa các phòng ban, cạnh tranh với nhau để thu hút sự quan tâm của lãnh đạo cấp cao thơi, thì dẫn đến các phịng ban khơng tập trung nhiều và năng lực đổi mới giảm sút.

Giả thuyết H3 đề xuất rằng tranh hợp tác giữa các phòng ban chức năng tác động dương đến năng lực đổi mới. Sau khi phân tích dữ liệu, giả thuyết này được sự không được ủng hộ từ kết quả. Hệ số β có đường dẫn từ sự tranh hợp giữa các phịng ban chức năng đến năng lực đổi mới có giá trị -0.012 khơng có ý nghĩa thống kê (giá trị t = 0,47). Qua kết quả phân tích dữ liệu cho thấy sự tranh hợp tác giữa các phịng ban chức năng khơng tác động đến năng lực đổi mới. Nói rõ hơn, khi các phịng ban vừa hợp tác tìm kiếm, tích lũy, chia sẻ kiến thức mới với nhau vừa cạnh tranh, so sánh và đánh giá với các phòng ban khác để tốt hơn, đạt được đặc quyền cơng ty hơn thì sự kết hợp này ở Việt Nam thật sự không tác động làm tăng năng lực đổi mới.

Giả thuyết H4 đề xuất rằng năng lực cạnh tranh tác động dương đến kết quả đổi mới. Sau khi phân tích dữ liệu, giả thuyết này được sự ủng hộ từ kết quả. Hệ số β có đường dẫn từ sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến năng lực đổi mới có giá trị 0,73 đáng kể ở mức ý nghĩa thống kê 1% (giá trị t = 17,41). Qua kết quả phân tích dữ liệu cho thấy năng lực đổi mới tác động dương đến kết quả đổi mới. Điều này có nghĩa là các phịng ban thưởng xun thử nghiệm, sáng tạo những cách làm mới năng lực đổi mới hơn thì cơng ty sẽ có những phát triển về sản phẩm mới đáp ứng thị trường, sáng tạo hơn đối thủ cạnh tranh, kết quả đổi mới sẽ tăng hơn. Từ giả thuyết H1 và H4 có thể thấy năng lực đổi mới đóng vai trị trung gian tồn phần (truyền dẫn hoàn toàn) cho mối quan hệ giữa sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến kết quả đổi mới.

Sau khi phân tích dữ liệu, các biến kiểm sốt khơng được ủng hộ từ kết quả. Hệ số β có đường dẫn từ cấu trúc vốn sở hữu đến kết quả đổi mới có giá trị 0,02 khơng có ý nghĩa thống kê (giá trị t = 0,43). Hệ số β có đường dẫn từ quy mô tài sản đến kết quả đổi mới có giá trị -0,03 khơng có ý nghĩa thống kê (giá trị t = 0,05). Hệ số β có đường dẫn từ quy mô lao động đến kết quả đổi mới có giá trị 0,02 khơng có ý nghĩa thống kê (giá trị t = 0,03). Hệ số β có đường dẫn từ số năm hoạt động đến kết quả đổi mới có giá trị -0,03 khơng có ý nghĩa thống kê (giá trị t = 0,52). Qua kết

động đến năng lực đổi mới. Nói rõ hơn, những yếu tố về năng lực tài chính của cơng ty, vốn sở hữu, số lượng lao động, số năm hoạt động công ty không ảnh hưởng đến kết quả đổi mới. Kiểm định mơ hình đo lường và kiểm định cấu trúc

Bảng 4.4. Kiểm định các giả thuyết trong mơ hình theo đường dẫn PLS

Ghi chú:

- Hệ số bên trong vòng tròn là điều chỉnh của các biến phụ thuộc. - Hệ số trên đường dẫn: hệ số (giá trị t-test)

*, **, *** lần lượt thể hiện sự đáng kể ở mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1% (kiểm định t2)

( Nguồn: kết quả chạy phần mềm Smart Pls3)

Mục đích chủ yếu của luận văn là xây dựng và kiểm định mơ hình đề xuất gồm có bốn giả thuyết nghiên cứu nhằm giải thích tác động của sự phối hợp giữa các phòng ban bộ phận theo hướng sự hợp tác, cạnh tranh, sự tranh hợp đến năng lực đổi mới như thế nào và tầm quan trọng tác động của năng lực đổi mới đến kết

định sự tác động của hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến năng lực đổi mới. Giả thuyết này đã được ủng hộ từ kết quả nghiên cứu trên cơ sở thu thập và phân tích dữ liệu. Mục tiêu nghiên cứu thứ hai được cụ thể hóa qua giả thuyết H2 nhằm kiểm định sự cạnh tranh giữa các phịng ban chức năng có tác động dương năng lực đổi mới, kết quả nhận được không ủng hộ, tác động âm từ kết quả nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu thứ ba của đề tài được minh họa bằng giả thuyết H3 nhằm kiểm định sự tranh hợp giữa các phòng ban chức năng đến năng lực đổi mới, kết quả khơng có ý nghĩa thống kê. Cuối cùng, mục tiêu nghiên cứu thứ 4 minh họa bằng giả thuyết H4 nhằm kiểm định tác động của năng lực đổi mới đến kết quả đối mới, kết quả nhận được ủng hộ nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả cũng mang vào các biến kiểm sốt có tác động đến kết quả cơng việc như: cấu trúc sở hữu vốn, quy mô hoạt động, quy mơ lao động, số năm hoạt động.

4.4. Tóm tắt chương 4

Đề tài nghiên cứu về tác động của sự hợp tác và cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng đến sự đổi mới nhằm nâng cao sự đổi mới từ đó nâng cao kết quả công của các nhà quản trị trong doanh nghiệp Việt Nam. Dựa trên 191 mẫu được chọn, tác giả thực hiện chạy mơ hình bằng phần mềm SmartPLS3 và nhận được được kết quả nghiên cứu là 2 giả thuyết đều được ủng hộ, 1 giả thuyết không ủng hộ và 1 giả thuyết khơng có ý nghĩa về mặt thống kê.

Luận văn đánh giá kết quả nghiên cứu thông qua các chỉ tiêu gồm phương sai trích bình qn (AVE), giá trị tin cậy tổng hợp (CR), hệ số tải, giá trị t-bootstrap, hệ số β, hệ số R2 điều chỉnh, hệ số SRMR. Thang đo trong mơ hình có độ tin cậy cao bằng các hệ số tải, phương sai trích bình qn, giá trị tin cậy tổng hợp và hệ số t- test. Chương này đã nêu ra về kết quả nghiên cứu chỉ ra bảng mô tả thống kê thu thập từ 191 phiếu trả lời. Bài luận kiểm định mối quan hệ giữa các biến bằng việc sử dụng hệ số β và hệ số t-bootstrap. Hơn nữa để kiểm định độ phù hợp của mơ

hình với dữ liệu thu thập được, tác giả sử dụng, hệ số tương quan giữa các biến, căn bậc hai của phương sai trích bình qn để kiểm tra giá trị phân biệt của thang đo và

sử dụng hệ số SRMR, R2 điều chỉnh… Trong nghiên cứu này, 2 giả thuyết: sự hợp tác tác động đến năng lực đổi mới và sự tác động năng lực đổi mới đến kết quả đổi mới được ủng hộ, 1 giả thuyết: sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng tác động đến năng lực đổi mới không ủng hộ và 1 giả thuyết: sự tranh hợp giữa các phòng ban chức năng tác động đến năng lực đổi mới khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa là tất cả các mục tiêu nghiên cứu cần tập trung vào hợp tác và năng lực đổi mới để tăng cường kết quả đổi mới, giảm sự cạnh tranh và không đầu tư nguồn lực vào sự cạnh tranh và tranh hợp để tránh lãng phí thời gian và chất lượng cơng việc. Ngồi ra, dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả so sánh kết quả nghiên cứu của đề tài quốc tế với các đề tài khác trong nước để xác định được được giá trị hàm ý và thực tiễn của đề tài.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU 5.1. Những nội dung chính của nghiên cứu 5.1. Những nội dung chính của nghiên cứu

Bài nghiên cứu về sự tác động của sự hợp tác, cạnh tranh, sự tranh hợp giữa các phòng ban chức năng đến kết quả đổi mới thông qua năng lực đổi mới của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Bằng chứng thực nghiệm tại các cấp quản lý tại Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ các nhà quản lý cấp trung và cấp cao thông qua phần mềm Surveymonkey. Ngồi ra luận văn cũng có những điểm giống và khác với các đề tài trong nước và nước ngoài

So sánh kết quả nghiên cứu với đề tài trong nước

Hiện nay một số đề tài nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến vấn đề đổi mới tại một số công ty cụ thể như các phương pháp sáng tạo- giải quyết vấn đề và ra quyết định (Phan Dũng, 2008), giải pháp cho đổi mới và sáng tạo – Những chiến lược thiết lập và duy trì tăng trưởng thành cơng (Clayton, M. C., Raynor, E. M., 2012), quản lý những thay đổi trong tổ chức (Nguyễn Bích Đào, 2009), các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản (Phan Dũng, 2010), Những bí quyết đổi mới & sáng tạo (Gallo, C. M., 2012). Các tác giả này đều nghiên cứu về việc hoàn thiện và xây dựng sự đổi mới tại một công ty cụ thể ở Việt Nam, họ đều đưa ra tình hình thực tế tại Việt Nam là nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung vào lý thuyết và tổng quan nhiều mà không nêu lên mối quan hệ giữa các phịng ban để từ đó kết hợp hiệu quả, do đó nghiên cứu đưa ra những giải pháp khắc phục thực trạng tăng hợp tác và giảm cạnh tranh để phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam. Ngồi ra, có một nghiên cứu khác với các nghiên cứu trên là nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Linh (2009) nhằm khảo sát vai trò của nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp để tăng cường sự đổi mới, nâng cao hiệu suất công việc. Nghiên cứu này, tác giả tiếp tục nghiên cứu về sự sáng tạo đổi mới sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kết quả công việc như nghiên cứu của Phùng Xuân Nhạn, Lê Quân (2013). Tuy nhiên, đề tài này nghiên cứu sự tác động của hợp tác, cạnh tranh dương hay âm đến kết quả đổi mới thông qua năng lực đổi mới và sử dụng phương pháp định lượng để ra kết quả cụ thể. Đây là điểm mới của đề tài mà

chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại Việt Nam. Ngoài ra, một điểm mới nữa là đề tài cịn bổ sung thêm có biến tranh hợp, sự kết hợp của cạnh tranh và hợp tác tác động đến năng lực đổi mới, đây là một mối quan hệ độc đáo dường như chưa có nghiên cứu nào cụ thể tại các doanh nghiệp Việt Nam. Giả thuyết này khơng có ý nghĩa thống kê nên không cần tập trung nguồn lực để phát triển theo hướng tranh hợp. Phát hiện mới này đã góp phần tăng thêm ý nghĩa về mặt cơ sở lý luận và các hàm ý thực tiễn cho các nhà quản trị cấp cao và cấp trung cho doanh nghiệp Việt Nam.

So sánh kết quả nghiên cứu với đề tài nước ngồi

Nhiều nghiên cứu lớn uy tín trên thế giới đề cập đến sự tác động của sự hợp tác đến năng lực đổi mới, năng lực đổi mới đến kết quả đối mới. Điển hình trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố tác động đến kết quả làm việc của các nhà quản trị trong quá trình đổi mới. Điển hình như Luo, X., Slotegraaf, R. J., & Pan, X. (2006) cho rằng khi các nhà quản trị cần đưa ra các chiến thuật như hợp tác cạnh tranh như một yếu tố kích thích phát triển của doanh nghiệp. Hay nghiên cứu của Riketta (2002) và nghiên cứu của Brownell (1986) cho rằng muốn nâng cao kết quả làm việc thì cần tăng cường sự gắn kết, sự hợp tác giữa các phòng ban trong tổ chức. Còn nghiên cứu của Lin (2017) đã chỉ ra rằng khi khả năng đổi mới tăng, doanh nghiệp sẽ thường xuyên đưa ra những ý tưởng mới. Tuy nhiên, chưa có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động của cạnh tranh và hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến sự đổi mới tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)