Kết quả kiểm định các giả thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động của cạnh tranh và hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến sự đổi mới tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 58 - 62)

Để kiểm định từng giả thuyết trong mơ hình đề xuất sau khi thu thập dữ liệu từ nhà quàn trị cấp trung và cấp cao, tác giả đã sử dụng phần mềm SmartPLS3. Tác giả đã đánh giá độ lớn và mức độ đáng kể của các đường dẫn trong mơ hình cấu trúc trong từng giả thuyết kiểm định về mặt thống kê từ đó thấy được kết quả chứng minh cụ thể cho việc kiểm định các giả thuyết đề xuất. Về kiểm định mơ hình cấu trúc với kết quả như sau. Trong bảng 4.4, tác giả trình bày các chỉ số tính tốn bao gồm hệ số β, giá trị t, hệ số R2 hiệu chỉnh cho từng biến phụ thuộc biến được tính

tốn trên cơ sở chạy 500 bootstrap để kiểm định các giả thuyết. Hệ số R2 điều chỉnh của tất cả các biến cần lớn hơn 0,1. Sau khi chạy dữ liệu kết quả thể hiện mơ hình nghiên đề xuất phù hợp cao với dữ liệu thu thập được. Vì kết quả cho thấy hệ số R2

hiệu chỉnh của tất cả các biến phụ thuộc ( Năng lực đổi mới là 0.18, kết quả đổi mới 0.52) đều cao hơn ngưỡng mức tối thiểu là 0,1 nên phù hợp.

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng hệ số SRMR (standardized root mean square residual) để đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình. SRMR nằm trong khoảng từ 0 đến 1 và chỉ số này càng nhỏ chứng tỏ độ phù hợp của mơ hình càng cao. Sau khi tác giả tính tốn hệ số SRMR (standardized root mean squared residual) của mơ hình là 0,076 (phụ lục 5) nhỏ hơn mức đề xuất 0,08 chứng tỏ mơ hình có độ phù hợp cao với dữ liệu thu thập (Henseler, Hubona, & Ray, 2016).

Giả thuyết H1 đề xuất rằng hợp tác giữa các phòng ban chức năng tác động dương đến năng lực đổi mới. Sau khi phân tích dữ liệu, giả thuyết này được sự ủng hộ từ kết quả. Hệ số β có đường dẫn từ sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến năng lực đổi mới có giá trị 0,27 đáng kể ở mức ý nghĩa thống kê 1% (giá trị t = 3.38). Qua kết quả phân tích dữ liệu cho thấy hợp tác giữa các phòng ban chức năng tác động dương đến năng lực đổi mới.

Giả thuyết H2 đề xuất rằng sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng tác động dương đến năng lực đổi mới. Sau khi phân tích dữ liệu, giả thuyết này được sự không được ủng hộ từ kết quả. Hệ số β có đường dẫn từ sự cạnh tranh giữa các phịng ban chức năng đến năng lực đổi mới có giá trị -0,23 đáng kể ở mức ý nghĩa thống kê 1% (giá trị t = 3,24). Qua kết quả phân tích dữ liệu cho thấy sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng tác động âm đến năng lực đổi mới. Điều này có nghĩa là sự cạnh tranh giữa các phịng ban chức năng sẽ làm giảm năng lực đổi mới của các doanh nghiệp Việt Nam hay nói cách khác khi các phịng ban cạnh tranh với nhau vì nguồn lực có giới hạn nên thường xảy ra căng thẳng giữa các phòng ban, cạnh tranh với nhau để thu hút sự quan tâm của lãnh đạo cấp cao thơi, thì dẫn đến các phịng ban khơng tập trung nhiều và năng lực đổi mới giảm sút.

Giả thuyết H3 đề xuất rằng tranh hợp tác giữa các phòng ban chức năng tác động dương đến năng lực đổi mới. Sau khi phân tích dữ liệu, giả thuyết này được sự không được ủng hộ từ kết quả. Hệ số β có đường dẫn từ sự tranh hợp giữa các phịng ban chức năng đến năng lực đổi mới có giá trị -0.012 khơng có ý nghĩa thống kê (giá trị t = 0,47). Qua kết quả phân tích dữ liệu cho thấy sự tranh hợp tác giữa các phòng ban chức năng không tác động đến năng lực đổi mới. Nói rõ hơn, khi các phịng ban vừa hợp tác tìm kiếm, tích lũy, chia sẻ kiến thức mới với nhau vừa cạnh tranh, so sánh và đánh giá với các phòng ban khác để tốt hơn, đạt được đặc quyền cơng ty hơn thì sự kết hợp này ở Việt Nam thật sự không tác động làm tăng năng lực đổi mới.

Giả thuyết H4 đề xuất rằng năng lực cạnh tranh tác động dương đến kết quả đổi mới. Sau khi phân tích dữ liệu, giả thuyết này được sự ủng hộ từ kết quả. Hệ số β có đường dẫn từ sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến năng lực đổi mới có giá trị 0,73 đáng kể ở mức ý nghĩa thống kê 1% (giá trị t = 17,41). Qua kết quả phân tích dữ liệu cho thấy năng lực đổi mới tác động dương đến kết quả đổi mới. Điều này có nghĩa là các phòng ban thưởng xuyên thử nghiệm, sáng tạo những cách làm mới năng lực đổi mới hơn thì cơng ty sẽ có những phát triển về sản phẩm mới đáp ứng thị trường, sáng tạo hơn đối thủ cạnh tranh, kết quả đổi mới sẽ tăng hơn. Từ giả thuyết H1 và H4 có thể thấy năng lực đổi mới đóng vai trị trung gian tồn phần (truyền dẫn hoàn toàn) cho mối quan hệ giữa sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến kết quả đổi mới.

Sau khi phân tích dữ liệu, các biến kiểm sốt khơng được ủng hộ từ kết quả. Hệ số β có đường dẫn từ cấu trúc vốn sở hữu đến kết quả đổi mới có giá trị 0,02 khơng có ý nghĩa thống kê (giá trị t = 0,43). Hệ số β có đường dẫn từ quy mơ tài sản đến kết quả đổi mới có giá trị -0,03 khơng có ý nghĩa thống kê (giá trị t = 0,05). Hệ số β có đường dẫn từ quy mô lao động đến kết quả đổi mới có giá trị 0,02 khơng có ý nghĩa thống kê (giá trị t = 0,03). Hệ số β có đường dẫn từ số năm hoạt động đến kết quả đổi mới có giá trị -0,03 khơng có ý nghĩa thống kê (giá trị t = 0,52). Qua kết

động đến năng lực đổi mới. Nói rõ hơn, những yếu tố về năng lực tài chính của cơng ty, vốn sở hữu, số lượng lao động, số năm hoạt động công ty không ảnh hưởng đến kết quả đổi mới. Kiểm định mơ hình đo lường và kiểm định cấu trúc

Bảng 4.4. Kiểm định các giả thuyết trong mơ hình theo đường dẫn PLS

Ghi chú:

- Hệ số bên trong vòng tròn là điều chỉnh của các biến phụ thuộc. - Hệ số trên đường dẫn: hệ số (giá trị t-test)

*, **, *** lần lượt thể hiện sự đáng kể ở mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1% (kiểm định t2)

( Nguồn: kết quả chạy phần mềm Smart Pls3)

Mục đích chủ yếu của luận văn là xây dựng và kiểm định mơ hình đề xuất gồm có bốn giả thuyết nghiên cứu nhằm giải thích tác động của sự phối hợp giữa các phòng ban bộ phận theo hướng sự hợp tác, cạnh tranh, sự tranh hợp đến năng lực đổi mới như thế nào và tầm quan trọng tác động của năng lực đổi mới đến kết

định sự tác động của hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến năng lực đổi mới. Giả thuyết này đã được ủng hộ từ kết quả nghiên cứu trên cơ sở thu thập và phân tích dữ liệu. Mục tiêu nghiên cứu thứ hai được cụ thể hóa qua giả thuyết H2 nhằm kiểm định sự cạnh tranh giữa các phịng ban chức năng có tác động dương năng lực đổi mới, kết quả nhận được không ủng hộ, tác động âm từ kết quả nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu thứ ba của đề tài được minh họa bằng giả thuyết H3 nhằm kiểm định sự tranh hợp giữa các phòng ban chức năng đến năng lực đổi mới, kết quả khơng có ý nghĩa thống kê. Cuối cùng, mục tiêu nghiên cứu thứ 4 minh họa bằng giả thuyết H4 nhằm kiểm định tác động của năng lực đổi mới đến kết quả đối mới, kết quả nhận được ủng hộ nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả cũng mang vào các biến kiểm sốt có tác động đến kết quả công việc như: cấu trúc sở hữu vốn, quy mô hoạt động, quy mô lao động, số năm hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động của cạnh tranh và hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến sự đổi mới tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)