Thang đo sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động của cạnh tranh và hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến sự đổi mới tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 46 - 48)

3.2. Thang đo

3.2.5. Thang đo sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng

Thang đo sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng được đo lường 11 biến quan sát được ký hiệu từ CFCOM1 đến CFCOM11 theo thang đo Likert được lấy từ nghiên cứu của tác giả Luo và cộng sự (2006). Rất nhiều nghiên cứu cho đến nay vẫn kế thừa thang đo về sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng của Luo và cộng sự (2006), như nghiên cứu của các tác giả Nguyên và cộng sự (2018). Điều này cho thấy việc sử dụng thang đo cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng từ nghiên cứu của Luo và cộng sự (2006) vẫn còn phù hợp với thực tế hiện nay. Thang đo Likert 5 bậc được sử dụng trong nghiên cứu, với 1 = “rất ít”,” đến 5 = “rất nhiều”.

Bảng 3.4. Thang đo sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng

Ký hiệu biến Biến quan sát

CFCOM1 Các phịng ban thường cạnh tranh vì nguồn lực giới hạn.

CFCOM2

Khi các thành viên của các phịng ban nói về sự phân bổ nguồn lực (ví dụ: nguồn vốn, nhân sự…) giữa các phịng ban thì thường xuyên xảy ra căng thẳng cao.

CFCOM3 Các phòng ban chức năng thường cạnh tranh với nhau để thu hút sự quan tâm và thời gian từ lãnh đạo trong công ty

CFCOM4 Để có được nhiều nguồn lực hơn từ phịng ban của chúng tơi, các phịng ban khác phải có những sự hy sinh đánh đổi

CFCOM5

Các phịng ban cố gắng để nhận được sự quan tâm chú ý từ lãnh dạo cơng ty cho dù điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến các phịng ban khác.

CFCOM6 Mỗi phòng ban thường so sánh và đánh giá với các phòng ban khác để cải thiện hiệu quả tổ chức.

CFCOM7 Hầu hết các phòng ban cố gắng gia tăng tầm quan trọng chiến lược và quyền lực trong công ty

CFCOM8

Những mục tiêu phịng marketing theo đuổi thường khơng thích hợp với các phịng ban khác ( ví dụ: sản xuất, IT, vận hành..).

CFCOM9 Bảo vệ bộ mặt của phòng ban được cho là một cách sống cịn trong cơng ty.

CFCOM10 Các phòng ban riêng lẻ đều muốn làm tốt hơn các phòng ban khác để nhận được đặc quyền tốt hơn..

CFCOM11 Nhân viên từ các phòng ban khác nhau đều cảm thấy mục tiêu phòng ban của họ là tương đồng với nhau (mã hóa đảo chiều).

( Nguồn: Luo và cộng sự (2006)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động của cạnh tranh và hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến sự đổi mới tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)