Mẫu chọn và quy trình thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động của cạnh tranh và hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến sự đổi mới tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 48)

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến các nhà quản trị cấp cao (CEO, CFO, thành viên hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc) và cấp trung (trưởng phó các phịng ban, dự án) ở các doanh nghiệp Việt Nam bởi vì họ là những người giàu kinh nghiệm và có nhiều kiến thức liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Tác giả đã sử dụng phần mềm SurveyMonkey để gửi bảng câu hỏi đến 5.175 địa chỉ email của các đáp viên tiềm năng (thu thập trên mạng xã hội Linkedln) trong 2 tháng đầu năm 2018 (với 3 email nhắc với tần suất 2 tuần/lần) và đã nhận được 223 phản hồi. Sau khi loại 32 phản hồi có kinh nghiệm dưới 2 năm (do mẫu chọn phải bao gồm các nhà quản trị có thâm niên kinh nghiệm quản lý để làm bài khảo sát độ tin cậy cao nhất) cịn lại 191 phản hồi có hiệu lực. Cuối cùng, đối với một số phản hồi từ cùng một công ty, tác giả đã cân nhắc loại tiếp 7 phản hồi trùng lắp từ cùng công ty (chọn phản hồi theo ưu tiên người có vị trí cao hơn, thâm niên cao hơn). Quy mô mẫu chọn cuối cùng được rút gọn lại còn 191. Tỉ lệ phản hồi cuối cùng là 5,7% là có thể chấp nhận với khảo sát qua email trong điều kiện ở Việt Nam.

Do tỉ lệ không phản hồi khá thấp trong tổng số email được gửi đi, tác giả đã tiến hành kiểm tra sự phiến diện của nhóm đáp viên khơng phản hồi (Non-Response Bias) thông qua thủ tục đề xuất bởi Armstrong và Overton (1977). Kiểm định t test trong mẫu cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm này cho tất cả các biến chính trong mơ hình. Điều đó cho thấy sự phiến diện của nhóm đáp viên khơng phản hồi không xảy ra đối với nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động của cạnh tranh và hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến sự đổi mới tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)