CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý
5.1 Hàm ý các kết quả nghiên cứu
5.1.1 Hàm ý kết quả đo lường
Các thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua phương pháp phân tích Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA; và được đánh giá lại bằng phương pháp nhân tố khẳng định CFA cho kết quả thang đo chất lượng website là thang đo đa hướng bao gồm 2 thành phần: chức năng và hữu dụng; thang đo sự hài lòng của khách hàng và thang đo ý định mua là các thang đo đơn hướng. Một số hàm ý kết quả như sau:
Các thang đo được xây dựng và đã kiểm định ở nhiều nước trên thế giới là cơ sở để xây dựng, phát triển, điều chỉnh thang đo phù hợp có thể sử dụng tại thị trường Việt Nam.
Thang đo chất lượng website là một thang đo đa hướng bao gồm hai thành phần: chức năng của website và hữu dụng của website; các biến quan sát để đo lường đặc tính chức năng và hữu dụng của website có thể phát triển, điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với từng thị trường nghiên cứu.
Nghiên cứu này bổ sung vào thang đo hữu dụng của website gồm 3 biến quan sát: “Hệ thống thanh toán tiện lợi và dễ sử dụng; Tốc độ truy cập nhanh, dễ dàng truy xuất dữ liệu khi cần; Có dịch vụ tư vấn, hỗ trợ khách hàng trực tuyến”, giúp việc đo lường thang đo đa hướng website đầy đủ hơn và phù hợp với xu hướng của thị trường.
Kết quả của các thang đo chất lượng website góp phần gợi mở cho các nghiên cứu trong tương lai phát triển thang đo cụ thể và chi tiết.
Nghiên cứu này xây dựng thang đo ý định mua được kết hợp từ hai kết quả nghiên cứu, giúp việc đo lường thang đo ý định mua một cách cụ thể và dễ dàng hơn.
Kết quả của các thang đo trong nghiên cứu giúp cho các doanh nghiệp du lịch lữ hành sử dụng để nâng cao chất lượng dịch vụ trực tuyến.
5.1.2 Hàm ý kết quả mơ hình nghiên cứu
Kết quả mơ hình phương trình cấu trúc SEM cho thấy mơ hình nghiên cứu đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường và các giả thuyết về mối quan hệ giữa các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu đều được chấp nhận.
Kết quả mơ hình nghiên cứu cũng khẳng định chất lượng website bao gồm 2 thành phần: chức năng và hữu dụng có tác động gián tiếp đến ý định mua thông qua sự hài lòng của khách hàng; sự hài lòng là mối liên hệ trung gian đáng kể giữa chất lượng website và ý định mua. Kết quả này hàm ý rằng:
Có rất nhiều nghiên cứu về chất lượng website ở các lĩnh vực khác nhau trên thị trường thế giới nhằm khám phá ra các yếu tố tạo nên một website có chất lượng phù hợp với từng lĩnh vực nghiên cứu của họ. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu kiểm định thực nghiệm chất lượng website trong lĩnh vực du lịch lữ hành. Vì vậy, nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu khan hiếm trong lĩnh vực du lịch lữ hành ở thị trường Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần kích thích các nghiên cứu tiếp theo về chất lượng website mà cụ thể ở thành phần chức năng và hữu dụng.
Kết quả của nghiên cứu cũng góp phần giúp cho các doanh nghiệp du lịch lữ hành hiểu rõ hơn về tác động của chất lượng website và mức độ tác động của các thành phần chức năng và hữu dụng đến ý định mua thông qua sự hài lòng của khách hàng để từ đó có các biện pháp tăng cường chất lượng webste để tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường thương mại điện tử hiện nay.