5. KẾT CẤU LUẬN VĂN:
1.3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC MARKETING ĐỐ
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ
- Chiến lược marketing là phương pháp giúp đạt mục tiêu kinh doanh của công ty đề ra trong từng giai đoạn với chi phí thấp nhất và hiệu quả cao nhất phù hợp với nguồn lực của công ty. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, bản chất dịch vụ và xu hướng của khách hàng ln thay đổi, đa dạng, thì nếu một dịch vụ dù tốt nhưng không được hỗ trợ đưa thông tin đến người tiêu dùng theo một chiến lược marketing phù hợp thì mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp cũng khó đạt được.
- Trong q trình phân tích và hoạch định chiến lược marketing, bản thân doanh nghiệp sẽ nhận thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân doanh nghiệp, những thách thức, cơ hội của thị trường. Từ đó chuẩn bị những điều kiện để khai thác điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, tận các cơ hội và giảm thiểu những thách thức của môi trường. Cũng qua hoạt động nghiên cứu sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ phát triển sản phẩm dịch vụ tốt hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Ngoài ra, marketing dịch vụ là chức năng quản trị quan trọng, đóng vai trị kết nối hoạt động của các chức năng khác với thị trường, định hướng hoạt động cho các chức năng khác theo chiến lược đã đề ra mang lại lợi ích tối đa cho tổ chức.
- Do đó, chiến lược marketing dịch vụ là kim chỉ nam hướng dẫn các hoạt động, chương trình hành động marketing để đạt mục tiêu của doanh nghiệp dịch vụ.
- Đối với khách hàng : Marketing dịch vụ sẽ giúp thỏa mãn nhu cầu mong đợi
của khách hàng về sản phẩm dịch vụ, các giá trị cộng thêm, dịch vụ khách hàng, …. Phần lớn các tính hữu ích này được sáng tạo bởi các hoạt động Marketing dịch vụ.
- Đối với xã hội: Marketing dịch vụ giúp ngành dịch vụ phát triển, cung cấp
những phúc lợi mong muốn, ln tìm hiểu nhu cầu và thỏa mãn hơn mức mong đợi. - Vai trò của Marketing dịch vụ trong bệnh viện :
Với dịch vụ y tế, một lĩnh vực liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người thì marketing lẽ ra phải được quan tâm nhiều nhất, nhưng thực tế hoạt động marketing trong y tế rất nghèo nàn về thông tin, người bệnh thiếu chủ động trong việc điều trị bệnh của mình, chỉ biết có bệnh là phải vào bệnh viện, khơng dám đòi hỏi các dịch vụ tiện ích và sự tơn trọng như một khách hàng. Thực tế, bệnh viện
cũng phải phát triển trên qui luật cung - cầu nhất là đối với cơ chế “tự thu - tự chi”. Nếu bệnh viện không quan tâm đến Marketing để củng cố các dịch vụ, dần dần sẽ mất đi sự liên hệ và tín nhiệm của người dân và lâm vào khủng hoảng. Các bệnh viện tư nhân phải phát triển hơn nữa hoạt động Marketing để khẳng định sự hiện diện của mình và tạo niềm tin cho khách hàng. Một ví dụ điển hình về xây dựng chiến lược Marketing thành công trong lĩnh vực Y tế đã giúp cho một bệnh viện tư nhân phát triển và tạo được niềm tin cho khách hàng là bệnh viện FV. Ngay từ khi bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực Y Tế của tập thể các bác sĩ cổ đông người Pháp, Thụy Sĩ và Bỉ năm 2003, Bệnh viện FV đã xây dựng chiến lược Marketing để phát triển thương hiệu Bệnh viện tư nhân hoàn toàn mới này và đạt được nhiều thành công ấn tượng từ con số thực tế lẫn trong nhận thức của người dân. Lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại FV liên tục tăng trưởng từ lượng bệnh nhân khoảng 16,000 người/ năm (2003) đến nay lượng bệnh đến khám và chữa trị tại bệnh viện đã trên 300,000 người/ năm. Tốc độ tăng trưởng đạt từ 10 – 20%/ năm và luôn giữ tốt đà tăng trưởng (Nguồn: ). Ngoài tốc độ tăng trưởng ấn tượng và vững bền thì mức độ tin tưởng của bệnh nhân đối với Bệnh viện cũng khá tốt khi trung bình số lần người bệnh trở lại khám với bệnh viện FV trong 1 năm là khoảng 4 lần/ cùng 1 người bệnh. Mà đóng góp vào thành cơng khơng nhỏ này chính là hoạt động Marketing của bệnh viện, đây cũng là khẳng định của ông Guillon tổng giám đốc bệnh viện FV: “Ngay từ khi triển khai hoạt động, chúng tôi đã chú trọng đến công tác marketing. Phải cho mọi người biết rõ về bệnh viện và giúp khách hàng biết chúng tôi đang hoạt động và thực tế hoạt động marketing đã mang chúng tôi và khách hàng lại gần nhau” Theo tinh thần đó, hàng loạt các hoạt động marketing, chiêu thị
của FVđã diễn ra rầm rộ và liên tục góp phần xây dựng hình ảnh BV FV.
Tóm tắt chƣơng một
Với các định nghĩa và các lý thuyết về marketing, chiến lược marketing, quy trình xây dựng chiến lược marketing đã cung cấp nền tảng cơ sở để tác giả tiến hành phân tích và vận dụng các lý thuyết trên vào q trình phân tích và xây dựng chiến lược marketing cho Bệnh viện TMH Sài Gòn.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG SÀI GÒN