1.1.4 .3Thẻ điểm cânbằng là công cụ trao đổi thông tin
1.3. Quy trình đo lường đánh giá thành quả hoạt động của thẻ điểm cân
1.3.2. Xác định mục tiêu, thước đo ở từng phương diện của thẻ điểm cân
Từ tầm nhìn, chiến lược doanh nghiệp cụ thể hóa thành những mục tiêu, thước đo trên 4 phương diện: tài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ, học hỏi phát triển.
1.3.2.1. Phương diện tài chính
Phương diện tài chính của thẻ điểm cân bằng bao gồm các mục tiêu và thước đo thể hiện sự thành cơng của tổ chức hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận (Kaplan et al, 2012, trang 26). Những mục tiêu của phương diện tài chính đóng vai trị trọng điểm cho tất cả các mục tiêu và thước đo trong các phương diện khác của thẻ điểm cân bằng và là đích đến cuối cùng của chiến lược. Do vậy, phân tích các thước đo của phương diện tài chính sẽ cho biết việc thực hiện chiến lược của tổ chức có thành cơng hay khơng.
Mục tiêu của phương diện tài chính:
Mục tiêu cuối cùng về phương diện tài chính mà các tổ chức kinh tế muốn đạt được là tạo ra giá trị tăng thêm cho cổ đơng. Để đạt được mục tiêu trên thì tổ chức có thể cải thiện hiệu suất tài chính thơng qua hai phương pháp tiếp cận cơ bản đó là: Nâng cao năng suất và tăng trưởng doanh thu (Kaplan et al, 2012).
Nâng cao năng suất: Đề cập đến những nỗ lực nhằm giảm chi phí trên cơ sở
tăng năng suất và tăng hiệu quả sử dụng tài sản. Tổ chức có thể nâng cao năng suất thơng qua việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu vào để có thể sản xuất cùng số lượng sản phẩm, dịch vụ nhưng có chi phí ít hơn hoặc cải thiện hiệu quả sử dụng
tài sản hữu hình và vơ hình để sản xuất nhiều sản phẩm dịch vụ hơn mà không cần phải đầu tư thêm.
Tăng trưởng doanh thu: Có thể thực hiện bằng cách mở rộng cung cấp sản
phẩm và dịch vụ, hướng tới phân khúc khách hàng và thị trường mới, phát triển sản phẩm và dịch vụ hướng tới việc cung cấp giá trị gia tăng cao hơn hay việc định giá lại sản phẩm cũng như dịch vụ.
Một số mục tiêu và thước đo trong đo lường thành quả hoạt động của phương diện tài chính được trình bày tại bảng 1.1.
Bảng 1.1: Một số mục tiêu và thước đo đo lường thành quả hoạt động của phương diện tài chính
Mục tiêu Thước đo
Phương diện tài chính
Tạo ra giá trị tăng thêm cho cổ đông
- Lợi nhuận trên vốn sử dụng (ROCE) - Giá trị kinh tế tăng thêm (EVA) - Tỷ lệ giá thị trường trên sổ sách Giảm chi phí trên cơ sở
tăng năng suất
- Mức (%) giảm giá thành sản phẩm
- Chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp trên mỗi sản phẩm đầu ra hoặc % chi phí trên doanh thu
Tăng hiệu quả sử dụng tài sản
- Tỷ lệ doanh thu trên tài sản
- Số vịng quay hàng tồn kho
- % cơng suất sử dụng tài sản Nâng cao giá trị khách
hàng hiện tại
- Tốc độ (%) tăng doanh thu
Mở rộng cơ hội tăng doanh thu
- Tốc độ (%) tăng doanh thu từ sản phẩm mới - Tốc độ (%) tăng doanh thu từ khách hàng mới
( Nguồn: Kaplan et al, 2012, trang 28.)