Về Bộ luật và Luật:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tài sản thế chấp trong các tranh chấp hợp đồng tín dụng qua thực tiễn xét xử tại cà mau (Trang 77 - 79)

3.1.1. Sự hoàn thiện của hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan

3.1.1.1. Về Bộ luật và Luật:

- Cần quy định cụ thể và hướng dẫn rõ ràng hơn về chủ thể ủy quyền và được ủy quyền là các cá nhân, pháp nhân. Mặc dù, có một số quan điểm cho rằng khái niệm “người” trong BLDS cần được hiểu bao gồm cả pháp nhân và cá nhân nhưng quan điểm này lại thiếu cơ sở pháp lý rõ ràng để bảo vệ. Vì, cả BLDS và các văn bản hướng dẫn dưới luật đều khơng quy định hoặc có giải thích rõ ai là chủ thể được ủy quyền trong BLDS. Có nhiều trường hợp một pháp nhân hay cá nhân ủy quyền cho nhiều cá nhân khác trong quá trình thực hiện quyền, nghĩa vụ của người được ủy quyền nhưng các ý kiến của họ hoàn tồn khơng thống nhất với nhau.

- Bổ sung quy định về khái niệm hộ gia đình và hướng dẫn cụ thể về các tiêu chí xác định hộ gia đình, thành viên hộ gia đình để thống nhất với các Luật có liên quan như Luật đất đai, Luật nhà ở …;

- Cần bổ sung các quy định về trình tự, thủ tục Tịa án tiếp tục giải quyết vụ án khi lý do tạm đình chỉ khơng cịn. Có nhiều lý do để tạm đình chỉ trong quá trình giải quyết vụ án được pháp luật dân sự quy định nhưng khi hết lý do tạm đình chỉ do luật quy định mà Tòa án vẫn chưa đưa vụ án ra tiếp tục giải quyết vì nhiều nguyên nhân như: Lý do tạm đình chỉ chưa được khắc phục đầy đủ hoặc đã đầy đủ rồi thì xuất hiện lý do mới … do đó, pháp luật nên quy định mỗi một vụ án chỉ được tạm đình chỉ một lần với nhiều lý do khác nhau. Như vậy, mới đảm bảo việc giải quyết tranh chấp được nhanh chóng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quá trình tham gia tố tụng. Về thời hạn của mỗi phiên hòa giải, số lần hòa giải trong tố tụng dân sự cũng cần quy định rõ là mỗi một vụ, việc Tòa án phải tiến hành xác minh, thu thập đầy đủ, toàn diện các tài liệu, chứng cứ liên quan phục vụ cho việc giải quyết vụ, việc, sau đó mới tổ chức một phiên hịa giải duy nhất để các đương sự trình bày quan điểm, tự thỏa thuận, thương lượng đưa ra hướng thống nhất hoặc khơng thống nhất trong q trình giải quyết tranh chấp.

- Nhằm khuyến khích các TCTD thực hiện việc thu hồi nợ có hiệu quả và khuyến khích sự hợp tác của bên thế chấp khi tham gia quá trình XLTSTC, Luật thi hành án dân sự cần sửa đổi, bổ sung một số điều cho phù hợp với thực tiễn, như sửa đổi khoản 3 Điều 47 theo hướng: Số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp phải được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm trước khi trừ các chi phí về thi hành án; sửa đổi quy định tại Điều 90 theo hướng: Việc kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp chỉ được thực hiện khi nghĩa vụ được bảo đảm đến hạn,

chấp; sửa đổi quy định tại Điều 60 theo hướng: Quy định người phải thi hành án chịu tồn bộ phí thi hành án, đồng thời áp dụng thêm các chế tài đối với các trường hợp cố tình kéo dài thời gian thi hành án.

- Bổ sung quy định về thủ tục giải chấp từng phần đối với tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho phù hợp với thực tiễn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bên thế chấp giải quyết được khó khăn trước mắt hoặc phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đã thế chấp cho bên nhận thế chấp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho bên nhận thế chấp dễ dàng trong quá trình thu hồi nợ có nghĩa vụ bảo đảm.

- Cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự, trong đó cần tập trung tổ chức thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án, có điều kiện thi hành của các TCTD. Việc thi hành án có hiệu quả sẽ giúp làm giảm bớt những khoản nợ khó thu hồi (nợ xấu) của các TCTD.

Các cơ sở đào tạo luật cần bổ sung môn học Luật Thi hành án dân sự vào trong chương trình đào tạo Cử nhân luật của mình. Một thực tế là do áp lực của chương trình trong khung đào tạo, áp lực của việc giảm thời gian đào tạo Cử nhân luật, do vậy, nhiều cơ sở đào tạo không xây dựng môn học này là môn học bắt buộc đối với sinh viên của toàn trường. Tuy nhiên, thi hành án là khâu quan trọng trong đời sống xã hội, không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước trên thế giới. Việc đưa ra bản án, quyết định có hiệu lực thi hành có thể xem là “nghĩa vụ của mỗi quốc gia”. Để thi hành án có hiệu quả trên thực tế, khơng thể thiếu được yếu tố con người, đặc biệt là đội ngũ Chấp hành viên, vì vậy, cần chú trọng đào tạo kiến thức về Luật thi hành án cho sinh viên.

Cần tăng thẩm quyền cho Chấp hành viên khi thực hiện công việc. Thực tế hiện nay một số quy định của pháp luật thi hành án chưa tạo được hành lang pháp lý để Chấp hành viên thực hiện tốt cơng việc của mình. Chẳng hạn trường phát hiện người phải thi hành án đang giữ tiền, tài sản trong người, nếu họ không tự nguyện giao nộp, chưa có cơ chế để Chấp hành viên thu giữ số tiền này, hay nhiều trường hợp người phải thi hành án, cá nhân, tổ chức có liên quan khơng chấp hành quyết định của Chấp hành viên, cơ chế để Chấp hành viên xử lý cũng chưa thỏa đáng. Pháp luật của một số nước trên thế giới như Cộng hòa Liên bang Đức, Thụy Điển quy định Chấp hành viên có quyền khám người, khám xét nơi ở của đương sự, có quyền yêu cầu Cảnh sát áp giải người phải thi hành án nếu không chấp hành lệnh

Chấp hành viên đạt được rất cao. Đây là kinh nghiệm để chúng ta có thể quy định tăng thêm quyền hạn cho Chấp hành viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tài sản thế chấp trong các tranh chấp hợp đồng tín dụng qua thực tiễn xét xử tại cà mau (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)