3.1.1. Sự hoàn thiện của hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan
3.1.1.2. Về các văn bản dưới Luật:
Ngày 29/12/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm và sau gần 5 năm thực hiện, đến ngày 22/02/2012, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm. Sau một thời gian thực hiện hai Nghị định và các văn bản chuyên ngành liên quan, trong hoạt động tín dụng ngân hàng đã bộc lộ một số bất cập. Điều này không chỉ tác động tới thực tiễn hoạt động nghề nghiệp của các tổ chức tín dụng mà cịn gây khó khăn cho cơng tác xét xử của Tòa án.
Thứ nhất, xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản thế chấp. Theo điểm b khoản 1 Điều 308 BLDS 2015 thì: “Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước”. Nếu chỉ
đánh giá sơ bộ thì quy định trên tưởng chừng như hợp lý, nhưng nếu xem xét quan hệ bảo lãnh (có tài sản thế chấp) phải được hiểu là quan hệ trái quyền và không thuộc đối tượng (biện pháp bảo đảm) làm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba như các vật quyền bảo đảm khác thì vấn đề giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ phát sinh.
Do đó, theo tác giả cho rằng: Việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán tài sản thế chấp nên xác định theo hướng thứ tự ưu tiên thanh toán từ tổng số tiền thu được do xử lý tài sản thế chấp giữa bên nhận thế chấp với chủ thể khác có quyền và lợi ích liên quan đến tài sản thế chấp như người được thi hành án dân sự, quyền của người lao động trong doanh nghiệp, quyền của người cho vay tiền mua tài sản …
Thứ hai, tài sản thế chấp là đất cấp cho hộ gia đình. Đối với trường hợp này khi áp dụng khoản 2 Điều 1 NĐ số 11/2012/NĐ-CP để xác định TSTC là rất khó khăn, nguy cơ bị vô hiệu do vi phạm điều kiện chủ thể là rất lớn. Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 212 BLDS 2015 quy định về sở hữu chung của các thành viên gia đình thì “Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các
thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”; “Việc
hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác”. Theo đó, trong trường hợp
tài sản thế chấp là đất cấp cho hộ gia đình thì cần phải làm rõ danh sách thành viên hộ gia đình có tên trong hộ khẩu tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình để yêu cầu tất cả các thành viên đã thành niên của hộ gia đình có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải ký vào hợp đồng thế chấp. Trong thực tế, đã có nhiều trường hợp do cán bộ ngân hàng và Cơng chứng viên “để sót” thành viên hộ gia đình khơng ký vào hợp đồng thế chấp, khi ngân hàng xử lý tài sản thì thành viên này khởi kiện. Vì việc quy định này cũng chưa rõ ràng, cụ thể, chưa xác định được gia đình gồm những người có chung hộ khẩu hay ở chung một nhà. Do vậy, khơng có cơ sở pháp lý để xác định được ai là những thành viên của hộ gia đình. Vì vậy, tơi cho rằng khi chúng ta sửa đổi các quy định của hệ thống pháp luật liên quan đến chủ thể này khi tham gia giao dịch bảo đảm thì cần quy định đối với những hộ gia đình có sổ hộ khẩu cấp đổi sau thời điểm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, khi xác định thành viên của hộ thì chỉ cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã vào thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình gồm những ai mới có đủ cơ sở pháp lý xác định.
Ngày 21/6/2017, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số: 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, có hiệu lực thi hành ngày 15/8/2017, với kỳ vọng “đánh tan cục máu đông” của nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế khi triển khai thực hiện cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc, cụ thể: Việc xử lý nợ xấu, thu hồi tài sản khơng sinh lời rất khó thực hiện do phần lớn TSTC bị kê biên liên quan đến các vụ án và hồ sơ pháp lý chưa hoàn thiện chủ yếu liên quan đến TSTC là bất động sản. Do đó, cần phải có những giải pháp căn cơ, lâu dài nhằm hoàn thiện việc đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, chẳng hạn: Hồn thiện khn khổ pháp lý pháp quy là phải sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn về xử lý nợ xấu cũng như XLTSTC; tăng cường năng lực tài chính và năng lực quản trị điều hành của từng TCTD cũng như năng lực kiểm tra, kiểm sốt nội bộ; đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu; tăng cường công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngày 01/9/2017 vừa qua, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số: 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2017. Theo đó, một số nội dung đáng chú ý trong Nghị định này như sau:
Về các biện pháp bảo đảm phải đăng ký, khoản 1 Điều 4 Nghị định quy định
gồm: (i) Thế chấp quyền sử dụng đất; (ii) thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; (iii) cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; (iv) thế chấp tài sản.
Về các biện pháp bảo đảm được đăng ký khi có yêu cầu, khoản 2 Điều 4 quy
định gồm: (i) Thế chấp tài sản là động sản khác; (ii) thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; (iii) bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.
Về nguyên tắc đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, Điều 7
Nghị định quy định như sau: (i) Việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển đảm bảo nguyên tắc nội dung kê khai và các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký phù hợp với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký. Cơ quan đăng ký không được yêu cầu nộp thêm bất cứ giấy tờ gì mà pháp luật không quy định trong hồ sơ; không được yêu cầu các bên ký kết hợp đồng sửa lại tên hợp đồng bảo đảm, nội dung hợp đồng bảo đảm, nếu khơng thuộc trường hợp sai sót do lỗi kê khai của người yêu cầu đăng ký; (ii) Việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác được thực hiện trên cơ sở nội dung tự kê khai trên phiếu yêu cầu đăng ký, đồng thời người yêu cầu đăng ký chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp và chính xác của các thơng tin kê khai trong phiếu yêu cầu đăng ký; (iii) Thông tin về biện pháp bảo đảm đã đăng ký được lưu giữ trong sổ đăng ký, cơ sở dữ liệu và Hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm. Cơ quan đăng ký có trách nhiệm cung cấp thơng tin về biện pháp bảo đảm đã đăng ký theo yêu cầu của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình.
Một số nội dung tại Nghị định số 102/2017/NĐ-CP nêu trên như một trong số những biện pháp giúp việc XLTSTC nhanh và an toàn. Tuy nhiên, Nghị định trên vẫn còn giao cho nhiều cơ quan đầu mối trong quản lý cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm (Giao thông vận tải, Tài nguyên và môi trường,…) tránh trường hợp bị mù thông tin và tiến hành cho vay đối với vụ việc giữa ông Thuận, Công ty phát
quyết tranh chấp). Hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm cần tập trung về một cơ
quan đầu mối thực hiện đăng ký được thống nhất và có trang thơng tin điện tử pháp lý về tài sản này để các ngân hàng có thể truy cập, nắm bắt các thơng tin cần thiết, đảm bảo quyền lợi của các bên trong các giao dịch. Có như vậy thì việc XLTSTC trong các tranh chấp HĐTD ngân hàng mới có thể được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả trong tình hình hiện nay.