Công tác triển khai thực hiện Luật Đầu tư công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội đồng nhân dân trong đầu tư công trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 29)

Chương 1 : Cơ sở lý luận về đầu tư công

2.2. Thực tiễn áp dụng tại tỉnh Cà Mau

2.2.1. Công tác triển khai thực hiện Luật Đầu tư công

Sau khi Luật Đầu tư cơng có hiệu lực thi hành, HĐND tỉnh Cà Mau đã ban hành Nghị quyết 27/2014/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2014 quy định tiêu chí dự án đầu tư cơng trọng điểm nhóm C của tỉnh Cà Mau và Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của HĐND tỉnh Cà Mau. Nghị quyết quy định các dự án đầu tư công trọng điểm nhóm C do tỉnh quản lý gồm:

(1) Dự án công nghiệp điện; xây dựng khu nhà ở và các dự án giao thơng có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đến dưới 120 tỷ đồng.

(2) Dự án thủy lợi; cấp thốt nước và cơng trình hạ tầng kỹ thuật; kỹ thuật điện và các dự án giao thơng có tổng mức đầu tư từ 50 tỷ đến dưới 80 tỷ đồng.

(3) Dự án sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; hạ tầng kỹ thuật khu đơ thị mới có tổng mức đầu tư từ 40 tỷ đến 60 tỷ đồng.

(4) Dự án y tế, văn hóa, giáo dục; nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình; kho tàng; du lịch, thể dục thể thao; xây dựng dân dụng (trừ dự án xây dựng nhà ở có tổng mức đầu tư từ 30 đến dưới 45 tỷ đồng.

(5) Đối với cấp huyện, dự án đầu tư cơng trọng điểm nhóm C do huyện quản lý có mức đầu tư dưới 10 tỷ đồng.

(6) Đối với cấp xã, dự án đầu tư cơng trọng điểm nhóm C do xã quản lý có mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng.

Các tiêu chí về tổng mức đầu tư của dứ án đầu tư cơng trọng điểm nhóm C của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã phải phù hợp với quy hoạch phát triển KTXH; quy hoạch ngành, lĩnh vực; kế hoạch phát triển KTXH 5 năm, hàng năm của tỉnh, huyện, xã đã được phê duyệt; không trùng lặp với các chương trình dự án đã có quyết định đầu tư và phải phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn và huy động các nguồn vốn; phù hợp với khả năng vay, trả nợ của địa phương; đảm bảo hiệu quả phát triển KTXH.

Quá trình thực hiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu UBND tỉnh trình Thường trực HĐND tỉnh cho ý kiến thống nhất chủ trương đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án nhóm B và nhóm C, cụ thể như:

Đối với dự án nhóm B:

Cho ý kiến thống nhất về báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án xây dựng và triển khai các dự án thành phần phục vụ hoạt động của chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau. Đây là dự án nhóm B, với tổng nguồn vốn 70 tỷ, trong đó vốn địa phương 43 tỷ, đề xuất trung ương hỗ trợ 27 tỷ từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia cơng nghệ thơng tin. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2016 đến năm 2018.

Cho ý kiến thống nhất đề xuất chủ trương đầu tư dự án đường kết nối khu phi thuế quan với khu thương mại, dân cư, dịch vụ, khu kinh tế Năm Căn tỉnh Cà Mau. Đây là dự án nhóm B, với tổng nguồn vốn 136,74 tỷ đồng. Nguồn vốn: Trung ương đầu tư từ chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng kinh tế ven biển giai đoạn 2016 – 2020.

Cho ý kiến thống nhất đề xuất chủ trương đầu tư dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử các địa điểm thuộc Xứ ủy Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam (giai đoạn từ cuối năm 1949 đến năm 1955) giai đoạn 1. Dự kiến tổng mức đầu tư dự án 46.845.871.000 đồng. Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ từ chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016 – 2020: 27 tỷ. Ngân sách địa

phương giai đoạn 2016 – 2020: 19.845.871.000 đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2017 đến năm 2020.

Cho ý kiến thống nhất dự án tu bổ, tơn tạo Di tích lịch sử địa điểm chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi. Dự kiến tổng mức đầu tư: 59.305.215.000 đồng, trong đó: ngân sách trung ương hỗ trợ từ chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016 – 2020 do Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch làm chủ chương trình (70%): 41.513.650.500 đồng. Ngân sách địa phương (30%): 17.791.564.500 đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2017 đến 2020.

Đối với dự án nhóm C:

Cho ý kiến thống nhất dự án đầu tư bắc cầu ngang sông Cái Tàu, thị trấn U Minh, huyện U Minh. Với tổng mức đầu tư là 88.954.112.000 đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh. Thời gian thực hiện từ năm 2019 đến năm 2021.

Cho ý kiến thống nhất nạo vét sông Cái Tàu, huyện U Minh. Với tổng mức đầu tư là 79.534.960.000 đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh. Thời gian thực hiện từ năm 2016 đến năm 2018.

Và nhiều dự án nhóm B, nhóm C khác.

Trước khi cho ý kiến, UBND tỉnh gửi tồn bộ Tờ trình và các văn bản có liên quan để trình Thường trực HĐND tỉnh. Văn phòng HĐND tỉnh có trách nhiệm tham mưu, nghiên cứu đề xuất cho Thường trực HĐND tỉnh cho ý kiến nội dung UBND tỉnh. Đảm bảo các dự án, cơng trình được thực hiện và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách.

Đối với dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử các địa điểm thuộc xứ ủy Nam kỳ, UBND tỉnh đã trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho ý kiến thẩm định về sự tuân thủ các thủ tục, hồ sơ dự án; về sự phù hợp quy hoạch; nội dung, quy mô đầu tư; nguồn vốn, đối tượng đầu tư; khả năng cân đối vốn và mức vốn bố trí cho dự án. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất với đề xuất của tỉnh về tổng mức vốn đầu tư của Trung ương và nguồn vốn ngân sách địa phương. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị UBND tỉnh tiếp thu và hoàn thiện báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án theo ý kiến thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư theo quy định.

Thực tế đã qua, có nhiều dự án, cơng trình đã được phê duyệt, chấp thuận chủ trương thực hiện. Nhưng do điều kiện thay đổi, các chỉ tiêu phát triển KTXH hàng năm thay đổi, do khả năng các nguồn vốn thay đổi mà HĐND, UBND đã có những điều chỉnh, bổ sung các dự án đầu tư cơng trên địa bàn. Một số dự án nhóm

B được điều chỉnh như: xây dựng đường ô tô đến trung tâm xã Tân Thuận; dự án đầu tư đường ô tô đến trung tâm xã Khánh An, huyện U Minh; dự án bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2015 – 2020... các dự án nhóm C như: Dự án chống xói lở đê biển huyện Trần Văn Thời; dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng cảng cá Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời... hầu hết các dự án khi điều chỉnh, thay đổi đều đảm bảo các yếu tố hồ sơ, thủ tục quy định của Luật đầu tư công.

2.2.2. Nguyên tắc bố trí vốn để thực hiện đầu tư cơng

Đối với tỉnh Cà Mau, sau khi Luật Đầu tư cơng có hiệu lực và các văn bản của Bộ, ngành Trung ương hướng dẫn thi hành, hàng năm UBND xây dựng Kế hoạch đầu tư cơng để trình Thường trực HĐND tỉnh xem xét, cho ý kiến.

UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh kế hoạch đầu tư cơng năm 2016, năm 2017 trong đó đã xác định các nguyên tắc và thứ tự ưu tiên bố trí kế hoạch vốn đầu tư cơng nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia...

Việc bố trí vốn được UBND tỉnh xác định theo thứ tự ưu tiên như:

Một là, Dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ

vốn; dự án đã hoàn thành trong kỳ kế hoạch; vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA; vốn đầu tư của nhà nước thực hiện dự án theo hình thức đối tác cơng tư.

Hai là, Dự án đã chuyển tiếp theo tiến độ được phê duyệt, trong đó ưu tiên

cho việc thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và hồn vốn đã ứng trước đó.

Ba là, các dự án khởi cơng mới: chỉ bố trí vốn khởi cơng mới có quyết định

phê duyệt dự án hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật cơng trình và phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, tổng kế hoạch các nguồn vốn đầu tư công năm 2016 của tỉnh Cà Mau là 3.132,5 tỷ đồng. Cụ thể: kế hoạch vốn đầu tư giao đầu năm 2.615,281 tỷ đồng; giao bổ sung 166,870 tỷ đồng; kết dư 2015 chuyển sang 350,349 tỷ đồng.

Kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ phân bổ, hỗ trợ cho tỉnh Cà Mau là 642,948 tỷ đồng. Trong đó tập trung vào các dự án như:

Dự án giao thơng: 04 dự án với tổng kinh phí là 20,254 tỷ đồng (tuyến đường ô tô đến trung tâm các xã Đất Mũi, Viên An, Tam Giang Tây – huyện Ngọc Hiển và xã Khánh Bình Tây Bắc – huyện Trần Văn Thời).

Dự án thủy lợi: 02 dự án với kinh phí 233,494 tỷ đồng (tiểu vùng V – Nam Cà Mau 118, 546 tỷ đồng; tiểu vùng XVII – Nam Cà Mau 114, 948 tỷ đồng).

Dự án bệnh viện: 08 dự án 389,2 tỷ đồng (trong đó bệnh viện Đa khoa Trần Văn Thời 40 tỷ đồng, Bệnh viện Đa khoa Cái Nước 159 tỷ đồng, Bệnh viện Năm Căn 17 tỷ, Bệnh viện Thới Bình 20 tỷ, Bệnh viện Phú Tâ 32 tỷ, Bệnh viện U Minh 28 tỷ, Bệnh viện Ngọc Hiển 56, 1 tỷ, Bệnh viện Đầm Dơi 37,1 tỷ).

Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư có mục tiêu là 465,424 tỷ đồng, phân bổ cho 9 chương trình mục tiêu, bao gồm: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các vùng, chương trình hỗ trợ mục tiêu vốn đối ứng ODA, chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững, chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư, chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng kinh tế ven biển, chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn; chương trình mục tiêu đầu tư phát triển hệ thống y tế địa phương; chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch; chương trình mục tiêu biển đơng – hải đảo.

Vốn đầu tư phát triển chương trình mục tiêu quốc gia là 38,56 tỷ đồng để đầu tư xây dựng nơng thơn mới, xóa nghèo bền vững.

Vốn nước ngồi (ODA) 322,073 tỷ đồng để đầu tư cho chương trình: ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, các dự án sử dụng vốn ODA khác.

Vốn cân đối ngân sách huyện, thành phố và ngân sách tỉnh hỗ trợ vốn đầu tư các huyện, thành phố 171,3 tỷ đồng.

Vốn ngân sách tập trung do tỉnh quản lý 459,5 tỷ đồng, phân bổ cho: vốn chuẩn bị đầu tư, thanh toán khối lượng tồn đọng khi quyết toán; đối ứng các dự án sử dụng vốn trung ương hỗ trợ 52,785 tỷ đồng; 38 dự án chuyển tiếp 309,415 tỷ đồng; 27 dự án khởi công mới 97,3 tỷ đồng.

Phân bổ nguồn thu từ xổ số kiến thiết 600 tỷ cho các ngành, lĩnh vực như: giáo dục đào tạo 169,9 tỷ đồng; y tế 102,9 tỷ đồng; văn hóa xã hội 150, 2 tỷ đồng; nơng thơn mới 145,6 tỷ đồng; lĩnh vực khác 31,4 tỷ đồng.

Tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công năm 2016 của tỉnh Cà Mau đạt 90%tổng kế hoạch vốn được bố trí. Phần cịn lại sẽ được kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân cuối năm 2017. Đối với nợ đọng xây dựng cơ bản trong năm 2016, không phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản đến cuối năm 2014 trên địa bàn tỉnh Cà Mau là 263,581 tỷ đồng, đến cuối năm 2015

giảm còn 252,384 tỷ đồng, năm 2016 bố trí vốn để thanh tốn nợ xây dựng cơ bản 227 tỷ đồng.

Nhìn chung, tỉnh Cà Mau đã phân bổ vốn đầu tư công theo quy định của Luật đầu tư công, Nghị định 77/2015/NĐ-CP của Chính phủ về Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; theo đó đã tập trung vốn đầu tư cho các dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng chưa bố trí vốn; bố trí vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản; đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA; dự án chuyển tiếp; bố trí cho các dự án khởi cơng mới; thơng báo vốn đến các chủ đầu tư kịp thời ngay từ đầu năm, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thanh tốn hồn thành cho đơn vị thi công.

2.2.3. Công tác điều hành của Thường trực HĐND tỉnh Cà Mau

Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Thường trực HĐND có nhiệm vụ6: Triệu tập các kỳ họp của Hội đồng nhân dân; phối hợp với Ủy ban nhân dân trong việc chuẩn bị kỳ họp của Hội đồng nhân dân; Đôn đốc, kiểm tra Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân; xem xét kết quả giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân khi xét thấy cần thiết và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất; giữ mối liên hệ với đại biểu Hội đồng nhân dân; tổng hợp chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân để báo cáo Hội đồng nhân dân; yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân giải trình các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân…

Trong việc điều hành hoạt động của HĐND giữa hai kỳ họp, HĐND ủy quyền cho Thường trực HĐND cho ý kiến các nội dung mà UBND tỉnh trình7. Đồng thời để thực hiện việc cho ý kiến chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2014 và Nghị định 77/2015/NĐ-CP của Chính Phủ. Trong năm 2016, Thường trực HĐND tỉnh đã xử lý, cho ý kiến các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh để UBND tỉnh triển khai thực hiện, cụ thể như:

Một là, Thống nhất quyết định chủ trương đầu tư 23 dự án, cụ thể: Dự án

6

Điều 104, Luật Tổ chức chính quyền chính quyền địa phương năm 2015.

7 Nghị quyết 24/NQ-HĐND ngày 01 tháng 8 năm 2016 của HĐND tỉnh Cà Mau ban hành Quy chế hoạt động tạm thời của HĐND tỉnh Cà Mau.

đường giao thơng trục chính D6 Khu cơng nghiệp Khánh An (giai đoạn 1); Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau; Dự án đầu tư xây dựng bờ kè chống sạt lở khu dân cư thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau; Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Điểm du lịch Đất Mũi thuộc Khu du lịch quốc gia Năm Căn; Dự án nâng cấp, mở rộng Bệnh viện đa khoa Cà Mau; Dự án xây dựng hệ thống thủy lợi Tiểu vùng II - Nam Cà Mau giai đoạn 2; Dự án đầu tư xây dựng kè tạo bãi trồng rừng ngập mặn ven biển phòng, chống sạt lở do biến đổi khí hậu; Dự án xây dựng cầu bắc ngang sông Cái Tàu, thị trấn U Minh; Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến năm 2035 – Hợp phần I: Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110KV; Dự án đầu tư xây dựng Trụ sở UBND tỉnh Cà Mau;... và nhiều dự án quan trọng khác.

Hai là, điều chỉnh về 04 chủ trương đầu tư dự án, cụ thể: Thống nhất bố trí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội đồng nhân dân trong đầu tư công trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)