Chương 1 : Cơ sở lý luận về đầu tư công
3.1.4. Công cụ giám sát
Công cụ giám sát của HĐND chủ yếu thông qua các kênh như:
Một là,thông qua đại biểu HĐND
Đại biểu Hội đồng nhân dân là những người được nhân dân tín nhiệm, bầu làm người đại diện. Đại biểu HĐND phải thường xuyên gần gũi với nhân dân, lắng nghe ý kiến tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân để kịp thời phản ánh đến HĐND, UBND, cơ quan trực thuộc UBND.
Đại biểu HĐND thường xuyên nghiên cứu, xem xét các báo cáo của các UBND tỉnh, các sở, ngành thuộc UBND tỉnh để nắm các thơng tin, tình hình KTXH của tỉnh để kịp thời phản ánh đến HĐND, Thường trực HĐND về những vấn đề bức xúc địa phương, đặc biệt là địa bàn nơi đại biểu HĐND sinh hoạt Tổ đại biểu.
Hai là, thông qua tiếp xúc cử tri, tiếp công dân
Hoạt động tiếp xúc cử tri thường được tổ chức trước và sau mỗi kỳ họp. Tuy nhiên, đại biểu HĐND có quyền tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, theo địa bàn để nắm tình hình địa phương và cơ quan, đơn vị. Thơng qua hoạt động tiếp xúc cử tri để thu thập thông tin mà cử tri phản ánh, đồng thời cũng để cử tri giám sát được hoạt động của đại biểu HĐND do mình bầu ra, người đại diện cho tiếng nói của cử tri.
Thơng thường, việc tiếp xúc cử tri được Văn phòng HĐND tham mưu tổng hợp điểm tiếp xúc theo đề xuất của Tổ đại biểu HĐND tỉnh. Sau khi tổng hợp, Văn phịng nghiên cứu tình hình của từng địa phương và mời một số sở, ngành có liên quan để kịp thời giải thích những kiến nghị của cử tri, tạo lịng tin của cử tri đối với cơ quan dân cử.
Ví dụ: khi Tổ đại biểu HĐND tỉnh đề xuất tiếp xúc cử tri tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Văn phòng HĐND tỉnh tham mưu cho Thường trực HĐND tỉnh mời Sở Văn hóa, thể thao và du lịch – cơ quan liên quan đến phát triển du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải – cơ quan liên quan đến đầu tư đường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn – cơ quan liên quan đến quản lý rừng phòng hộ... tham gia cùng đại biểu HĐND, để các cơ quan giải thích những kiến nghị của cử tri địa phương.
Thông qua các hoạt động thường xuyên, dư luận xã hội, đơn yêu cầu, khiếu nại, tố cáo của công dân... Thường trực và các Ban của HĐND tỉnh yêu cầu UBND tỉnh và các ngành chức năng báo cáo một số vấn đề có liên quan về tình hình KTXH, thực thi pháp luật tại địa phương... qua đó làm tư liệu nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh các chủ trương, chính sách; định hướng hoạt động của HĐND; đối với
những vấn đề có dấu hiệu trái với quy định có ý kiến, kiến nghị, phản ánh đến cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý, chấn chỉnh góp phần vào việc duy trì phát triển KTXH, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương.
Ba là, thông qua phản ánh của các cơ quan thơng tấn báo chí
Các cơ quan thơng tấn báo chí có những bài viết, chuyên mục liên quan đến hoạt động của HĐND, phản ánh tình hình KTXH, phản ánh những nhu cầu bức xúc và việc áp dụng các quy định pháp luật vào thực tiễn còn nhiều mâu thuẫn làm ảnh hưởng đến việc phát triển của địa phương, quyền lợi của nhân dân trong tỉnh.
Do đó, đại biểu HĐND cần thường xuyên theo dõi để nắm tình hình. Văn phịng HĐND là cơ quan tham mưu các hoạt động của HĐND phải thường xuyên cập nhật thông tin để báo cáo kịp thời cho Thường trực HĐND để có ý kiến.
Bốn là,thơng qua kết quả giám sát của các đồn giám sát
Đây là công cụ giám sát không kém phần quan trọng. Các báo cáo có liên quan đến chuyên đề giám sát đều được Hội đồng nhân dân tổng hợp và chuyển cho đại biểu Hội đồng nhân dân. Căn cứ vào các kiến nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân, của Đoàn giám sát, đại biểu Hội đồng nhân dân theo dõi việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát để có kiến nghị, chất vấn tiếp tục khi các cơ quan chưa thực hiện.
Các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh cần theo dõi việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát để kịp thời chất vấn, đề nghị thực hiện. Từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân, của đại biểu Hội đồng nhân dân trong thực hiện giám sát.
Năm là, giám sát qua xem xét các báo cáo
Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh còn thực hiện chức năng giám sát thường xuyên thông qua việc xem xét các báo cáo định kỳ, các văn bản chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh, Toà án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục thi hành án dân sự tỉnh trong quá trình thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Thông qua hoạt động này, Thường trực và các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh có thêm nhiều thơng tin, tư liệu để có ý kiến phản ánh, kiến nghị tại các cuộc hội nghị, cuộc họp để cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý; đồng thời qua hoạt động này, giúp đại biểu HĐND tỉnh đánh giá một
cách tồn diện tình hình KTXH của tỉnh từ đó giải thích, hướng dẫn, tun truyền trong các cuộc tiếp cơng dân, tiếp xúc cử tri để cử tri và người dân hiểu, chia sẻ với tình hình chung của tỉnh từ đó đồng thuận, thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thực hiện tốt quyền và trách nhiệm của cơng dân.
Ngồi ra, tại phiên họp thường kỳ của Thường trực HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh đã yêu cầu một số sở, ngành báo cáo và giải trình một số vấn đề về tình hình KTXH của địa phương để Thường trực HĐND tỉnh xem xét, cho ý kiến. Thơng qua đó, Thường trực đã có ý kiến kết luận đối với từng vấn đề, đánh giá mặt làm được, cũng như những tồn tại hạn chế, vướng mắc trong thực hiện, yêu cầu UBND tỉnh và ngành chức năng, địa phương có liên quan có giải pháp chấn chỉnh, khắc phục, thời gian tới tiếp tục theo dõi, đôn đốc việc thực hiện.