Chương 1 : Cơ sở lý luận về đầu tư công
3.3. Khó khăn, bất cập trong giám sát đầu tư công của HĐND tỉnh Cà Mau
Mau
Thứ nhất, cơ cấu đại biểu HĐND
Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, số lượng đại biểu chuyên trách của HĐND nhiệm kỳ 2016 – 2021 tăng thêm 4 đại biểu chuyên trách so với nhiệm kỳ 2011 – 2016 (6 đại biểu chuyên trách), chiếm khoảng 18% trong tổng số đại biểu HĐND tỉnh. Còn lại hầu hết là đại biểu kiêm nhiệm, là công chức các sở, ban ngành cấp tỉnh và cán bộ chủ chốt của huyện, thành phố Cà Mau. Một số đại biểu am hiểu lĩnh vực ngành liên quan đến đầu tư cơng thì có nhiều ý kiến trao đổi, đóng góp, cịn lại hầu như khơng. Từ đó, làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của HĐND.
Thứ hai, chưa kịp thời nghiên cứu, đề xuất xử lý những vấn đề bức xúc
Phần lớn cử tri cho rằng năng lực giám sát của các cơ quan dân cử chưa đáp ứng mong muốn của họ và chậm phản ứng trước các vấn đề xã hội nảy sinh. Trong thực tế, khơng ít vấn đề bức xúc xảy ra ở nhiều địa phương nhưng các cơ quan và đại biểu dân cử vào cuộc rất chậm, thậm chí khi các cơ quan báo chí, dư luận xã hội đã lên tiếng thì HĐND vẫn chưa tiến hành ngay hoạt động giám sát để đề xuất hướng xử lý nhằm đáp ứng kịp thời nguyện vọng chính đáng của nhân dân, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự xã hội.
Nhiều vụ việc tưởng chừng rất đơn giản nhưng cử tri đề xuất nhiều lần vẫn không được cơ quan nào xem xét, giải quyết hoặc xử lý rất chậm như yêu cầu điều chỉnh hợp lý giá cả đền bù đất đai, cơng khai quy hoạch;… từ đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng giám sát của HĐND.
Thứ ba, chậm tham gia đóng góp, nhắc nhở UBND tỉnh xây dựng nghị quyết đầu tư công trung hạn
Đối với việc chậm ban hành nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020, ngoài trách nhiệm của UBND tỉnh, các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố trong việc xác định các dự án, cơng trình cần đưa vào kế hoạch đầu tư cơng trung hạn thì cịn có trách nhiệm của HĐND tỉnh trong việc chậm đôn đốc, nhắc nhở để UBND tỉnh xây dựng nghị quyết.
Việc chậm trễ đó đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc điều hành ngân sách của tỉnh hàng năm, do chưa xác định được các dự án nào cấp thiết cần phải xây dựng đưa vào kế hoạch đầu tư công. Dẫn đến tình trạng chưa ban hành được Nghị quyết và vẫn còn thực hiện việc xin ý kiến Thường trực HĐND tỉnh giữa hai kỳ họp về các cơng trình dự án để trình Bộ, ngành có liên quan thẩm định và địa phương cân đối ngân sách thực hiện.
Thứ tư, chưa phát huy “quyền lực” của HĐND
HĐND được phân quyền lớn trong lĩnh vực ngân sách, đặc biệt là trong việc quyết định thu, chi, phân bổ ngân sách và huy động các nguồn lực khác để phục vụ các mục tiêu tăng trưởng và giảm nghèo. Tuy nhiên do chức năng, nhiệm vụ của Thường trực HĐND, các cơ quan của HĐND chưa được quy định rõ ràng trong nhiều văn bản luật pháp; cách hiểu văn bản pháp luật có lúc chưa thống nhất dẫn đến các vướng mắc trong quan hệ phối hợp công tác giữa cơ quan dân cử và cơ quan điều hành.
Việc phân bổ chi ngân sách hiện hành chủ yếu dựa theo niên độ, theo khoản mục đầu tư vào nên chưa gắn kết chặt chẽ với chính sách, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và kế hoạch trung, dài hạn ở địa phương. Nhiều chương trình, dự án lớn tác động mạnh mẽ đến đời sống dân cư nhưng chưa được trình ra HĐND xem xét, quyết định hoặc chưa giải trình rõ căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên của các dự án. HĐND chưa quyết định được kế hoạch đầu tư công trung hạn ở địa phương. Vì vậy, cơ cấu phân bổ ngân sách địa phương chưa thể hiện được sự tập trung cao cho các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm, các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng động lực, các đối tượng gặp nhiều khó khăn.
Tính dàn trải trong kế hoạch ngân sách chậm được khắc phục, trong lúc đó, nhiều vấn đề xã hội bức xúc về kết cấu hạ tầng, về xóa đói, giảm nghèo,… chưa được HĐND quan tâm đúng mức. Điều này đã làm ảnh hưởng đến vai trò của cơ
quan dân cử, đến mối quan hệ giữa cơ quan và đại biểu dân cử với cử tri mà họ là người đại diện.
Chức năng giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND tuy đã được quy định nhưng chưa phát huy được hiệu quả. Tình trạng nể nang, ngại đụng chạm trong hoạt động giám sát vẫn còn xảy ra, nhiều vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong dự luận nhân dân chưa được đại biểu chất vấn và truy vấn trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân có liên quan; đại biểu chưa mạnh dạn trong phát biểu, tham gia các diễn đàn của HĐND; sau giám sát, nhiều vấn đề chưa được đại biểu HĐND tiếp tục giám sát, nhất là việc thực hiện những kiến nghị mà HĐND chuyển đến qua hoạt động giám sát.