Chương 1 : Cơ sở lý luận về đầu tư công
3.1.5. Các hình thức giám sát
Giám sát của HĐND được quy định cụ thể trong Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015. Theo đó, giám sát của HĐND là việc HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND giám sát, theo dõi đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát thông qua việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Các hình thức giám sát của HĐND gồm có:
STT Hình thức giám sát Đại biểu/cơ quan tổ chức giám sát
Thời điểm
1 Xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Cục thi hành án dân sự và các báo cáo khác
HĐND Kỳ họp HĐND
2 Xem xét việc trả lời chất vấn HĐND, Thường trực HĐND
Kỳ họp HĐND, phiên họp Thường trực HĐND
3 Xem xét quyết định UBND cùng cấp, Nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp Đại biểu HĐND, Thường trực HĐND, các Ban Trong kỳ họp HĐND, giữ hai kỳ họp
HĐND, Tổ đại biểu HĐND
4 Giám sát chuyên đề Đoàn giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu Giữa hai kỳ họp HĐND
5 Lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giư chức vụ do HĐND bầu
HĐND Kỳ họp HĐND
6 Tổ chức hoạt động giải trình Thường trực HĐND
Phiên họp Thường trực HĐND
7 Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơng dân
Đại biểu, Đồn giám sát, Thường trực, Ban của HĐND Giữa hai kỳ họp, phiên họp Thường trực HĐND, Ban của HĐND
8 Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri
Đại biểu, Đoàn giám sát, Thường trực HĐND, ban của HĐND Giữa hai kỳ họp, phiên họp Thường trực HĐND, Ban của HĐND
9 Thẩm tra báo cáo Ban của HĐND Hội nghị thẩm tra của Ban HĐND 10 Giám sát việc thi hành pháp luật
ở địa phương
Đại biểu HĐND Giữa hai kỳ họp
Tóm lại:
Thời gian qua, các hoạt động giám sát của HĐND tỉnh ln đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ; tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật, hiệu quả giám sát ngày càng được nâng cao; thông qua hoạt động giám sát, HĐND tỉnh đã thể hiện được vai trò, trách nhiệm của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân; trong giám sát đã phản ánh trung thực các vấn đề, qua giám sát đánh giá đúng tình hình, kiến nghị có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương,
đơn vị, đáp ứng yêu cầu của cử tri, làm căn cứ quan trọng để UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành có hiệu quả các mặt cơng tác trong thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH; làm cơ sở để đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định các vấn đề quan trọng của tỉnh.