Chương 1 : Cơ sở lý luận về đầu tư công
3.1.1. Phạm vi giám sát
Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015, hoạt động giám sát của HĐND rất rộng, bao hàm tất cả các lĩnh vực, đời sống xã hội của địa phương như kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế… thể hiện cụ thể ở các nội dung như:
3.1.1.1. Theo quy định Luật Tổ chức chính quyền địa phương
HĐND thực hiện quyền giám sát của mình tại Kỳ họp HĐND và trên cơ sở hoạt động giám sát của Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND. HĐND quyết định nội dung giám sát theo đề nghị của Thường trực HĐND trình trên cơ sở kiến nghị của các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ý kiến kiến nghị của cử tri địa phương.
Hoạt động giám sát của HĐND thể hiện qua việc xem xét các báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân; xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân về tình hình thi hành Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết HĐND cùng cấp; xem xét văn bản của UBND có dấu hiệu trái với Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp; xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch UBND, các Phó Chủ tịch UBND, Ủy viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan; thành lập Đồn giám sát về vấn đề nhất định khi xét thấy cần thiết và xem xét kết quả giám sát của Đoàn giám sát.
Căn cứ vào kết quả giám sát, HĐND có quyền yêu cầu UBND, Chủ tịch UBND ban hành văn bản để thi hành Hiến pháp, pháp luật và Nghị quyết của HĐND. Thông qua hoạt động chất vấn, nếu thấy người được chất vấn chưa trả lời thỏa đáng, HĐND ra Nghị quyết về trả lời chất vấn và trách nhiệm của người chất vấn khi xét thấy cần thiết.
3.1.1.2. Theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 năm 2015
Giám sát của HĐND bao gồm các hoạt động giám sát của: HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND và Tổ đại biểu HĐND.
HĐND thực hiện chức năng giám sát thông qua việc xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự và các báo cáo: về thực hiện dự toán NSNN; quyết tốn NSNN; phịng chống, tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cơng tác phịng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri; báo cáo việc thi hành pháp luật trong một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật; các báo cáo khác khi Thường trực HĐND đề nghị.
Thông qua xem xét việc chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh và trả lời chất vấn của người bị chất vấn. Xem xét quyết định của UBND cùng cấp, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, Luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, Nghị quyết của HĐND cùng cấp.
Thông qua các chuyên đề giám sát được thông qua tại Kỳ họp giữa năm, HĐND thành lập Đoàn giám sát để tiến hành các chuyên đề giám sát theo quy định và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất.
HĐND giám sát thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu theo Nghị quyết 35 và Nghị quyết 84 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bỏ phiếu, lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND bầu.
Ban của HĐND giúp HĐND giám sát hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự, các cơ quan thuộc UBND cùng cấp thuộc lĩnh vực Ban phụ trách.
Tổ đại biểu HĐND giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên ở địa phương và nghị quyết của HĐND hoặc vấn đề do HĐND, Thường trực HĐND phân công.
Khi xét thấy cần thiết, HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND tiến hành giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ở địa phương.