Nội dung thực hiện quyền lực nhà nước của Hội đồng nhân dân huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội đồng nhân dân huyện trong giám sát các hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế xã hội thực trạng và giải pháp tại huyện u minh (Trang 27 - 30)

Hội đồng nhân dân huyện nói riêng và Hội đồng nhân dân các cấp nói chung có hai chức năng cơ bản, đồng thời là hoạt động đặc trưng mà chủ thể Ủy ban nhân dân trong chính quyền địa phương các cấp khơng có. Chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương và chức năng giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Việc giám sát có vị trí, vai trị hết sức quan trọng đảm bảo Hội đồng nhân dân thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thực hiện đúng nguyên tắc quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân là nhằm đánh giá hiệu quả, năng lực chỉ đạo, điều hành và hoạt động của chính quyền địa phương trong việc thực hiện Nghị quyết của mình và chấp hành các quy định của pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế - xã hội, đơn vị vũ trang và của cơng dân. Đó là hoạt động bắt nguồn từ tính quyền lực nhà nước và tính đại diện của Hội đồng nhân dân.

Đối với Ủy ban nhân dân các cấp ở chính quyền địa phương khơng có thẩm quyền giám sát hoạt động của các chủ thể khác ở địa phương mà chỉ có thẩm quyền thanh tra; chỉ quyết định những vấn đề trong nội bộ hành chính, phạm vi hẹp so với Hội đồng nhân dân. Nguyên tắc cơ bản, Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp, trong khi Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Đây là căn cơ quy định sự đặc trưng của Hội đồng nhân dân nói chung với Ủy ban nhân dân ở chính quyền địa phương các cấp.

2.2. Nội dung thực hiện quyền lực nhà nước của Hội đồng nhân dân huyện huyện

Như đã trình bày ở mục 1.5. Về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện17

có thẩm quyền bao quát các hoạt động quản lý nhà nước, đồng thời có sự phân định rõ với Hội đồng nhân dân cùng cấp và các cấp khác nhau, với Ủy ban nhân dân cùng cấp tương ứng. Theo đó, nội dung thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện nói riêng và Hội đồng nhân dân các cấp khác nhau nói chung có các mặt liên quan chặt chẽ bao trùm đến hoạt động quản lý nhà nước, cho nên nội dung thực hiện quyền lực nhà nước của Hội đồng nhân dân huyện gắn với nội dung thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Tuy nhiên, cần thấy nội

17

dung thực hiện quyền lực nhà nước có sự khác nhau với nội dung thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện (mối quan hệ cái chung và cái riêng).

Khái quát lại, nội dung thực hiện quyền lực nhà nước của Hội đồng nhân dân huyện thể hiện trên ba mặt sau, gắn với chức năng chung của Hội đồng nhân dân các cấp.

2.2.1. Thực hiện quyền lực nhà nước về giám sát

Hiến pháp năm 2013 quy định chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt do luật định18

.

Việc quy định trên đã khẳng định Hội đồng nhân dân trong tổ chức chính quyền địa phương và nhằm khẳng định và bảo đảm quyền làm chủ của người dân trong việc có cơ quan đại diện và quyền giám sát cơ quan hành chính nhà nước. Việc tổ chức của bộ máy chính quyền địa phương đảm bảo yêu cầu phù hợp với đặc điểm địa bàn nhưng vẫn phải thực hiện nguyên tắc: Ở đâu có cơ quan hành chính (Ủy ban nhân dân), ở đó có sự giám sát của Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cơ quan đại diện cho nhân dân địa phương.

Khẳng định nguyên tắc này để thấy vấn đề mang tính nguyên tắc của chính quyền địa phương và đáp ứng được yêu cầu đổi mới, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương tích cực chủ động trong thực hiện nhiệm vụ của mình. Bảo đảm được quyền làm chủ đối với mọi quyền lực nhà nước của nhân dân thông qua cơ quan đại diện của mình là Hội đồng nhân dân.

2.2.2. Thực hiện quyền lực nhà nước về đại diện cho ý chí và nguyện vọng nhân dân dân

Cần thấy rằng, Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ,

18

quyền hạn đại biểu của mình. Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân19.

Hình thức thực hiện quyền lực nhà nước thông qua đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân của Hội đồng nhân dân huyện nói riêng và Hội đồng nhân dân các cấp có nhiều cách, từ việc tiếp xúc cử tri cho đến chất vấn và nhất là sự kết hợp giữa các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân, như giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp.

Hiến pháp đã khẳng định trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân trước nhân dân và cử tri. Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở địa phương; phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động nhân dân thực hiện pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên nhân dân tham gia quản lý nhà nước. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị ở địa phương. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét, giải quyết kiến nghị của đại biểu20

.

2.2.3. Thực hiện quyền lực nhà nước về quyết định những vấn đề trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền quy định vi địa phương theo thẩm quyền quy định

Hội đồng nhân dân các cấp, trong đó có Hội đồng nhân dân huyện bên cạnh thực hiện quyền lực nhà nước về giám sát và đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, còn thực hiện quyền lực nhà nước về quyết định những vấn đề trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền quy định. Như đã trình bày ở mục 1.5.1 về vị trí Hội đồng nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương. Phạm vi quyết định rất rộng và theo quy định phân cấp chính quyền địa phương. Chẳng hạn, hàng năm Hội đồng nhân dân huyện quyết định các chỉ tiêu kinh tế - xã

19 Điều 6, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015

20

hội tại kỳ họp cuối năm cho năm sau thực hiện; các chỉ tiêu này thể hiện sự ổn định, tăng trưởng, phát triển hay không phát triển của địa phương; khi Hội đồng nhân dân huyện quyết định xong các chỉ tiêu, nhiệm vụ thì ban hành Nghị quyết, trên cơ sở Nghị quyết đó thì Ủy ban nhân dân huyện trực tiếp triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội đồng nhân dân huyện trong giám sát các hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế xã hội thực trạng và giải pháp tại huyện u minh (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)