Quản lý nhà nước về kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội đồng nhân dân huyện trong giám sát các hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế xã hội thực trạng và giải pháp tại huyện u minh (Trang 37 - 40)

2.4. Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế-xã hội

2.4.2. Quản lý nhà nước về kinh tế-xã hội

Với cách tiếp cận trên, cho thấy quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội là một dạng quản lý, một lĩnh vực của quản lý nhà nước, mà đối tượng của nó là kinh tế và xã hội, nhằm hướng tới thực hiện tốt chức năng của nhà nước trên lĩnh vực này và chức năng chung của nhà nước. Quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội có giới hạn hẹp hơn so với quản lý nhà nước nói chung. Giới hạn hẹp hơn thể hiện ở chỗ đối tượng quản lý nhà nước cụ thể là lĩnh vực kinh tế và xã hội; cịn quản lý nhà nước có đối tượng quản lý nhà nước trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Cần thấy rằng, xã hội bao gồm các mặt rộng lớn từ văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ…

30 Học viện Hành chính quốc gia (2002), Giáo trình quản lý hành chính nhà nước chương trình chuyên viên, tr.18

Quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội là sự tác động có tổ chức, bằng pháp luật và thơng qua hệ thống các chính sách với các cơng cụ quản lý kinh tế, quản lý xã hội lên nền kinh tế và xã hội nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Quản lý nhà nước về kinh tế là một dạng quản lý xã hội của Nhà nước. Nó rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng cũng rất phức tạp. Nhà nước quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân trên tất cả các ngành kinh tế, các lãnh thổ kinh tế, các thành phần kinh tế và các chủ thể kinh tế hoạt động trong toàn bộ nền kinh tế.31

2.4.3. Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội

Quản lý nhà nước là nội dung rất quan trọng, có tác động biện chứng đến hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội. Quản lý nhà nước đối với kinh tế - xã hội xuất phát từ đòi hỏi khách quan nhằm quản lý thống nhất toàn diện đối với các hoạt động xã hội của Nhà nước, bảo đảm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, công bằng xã hội thực hiện, đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội, bao gồm: ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, điều lệ về hoạt động kinh tế - xã hội; tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định; thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước; tổng hợp tình hình hoạt động kinh tế - xã hội; tổng kết kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội.

Thứ nhất, hoạt động xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội

Đây là nội dung quan trọng hàng đầu. Muốn quản lý kinh tế - xã hội tốt trước hết phải xây dựng và khơng ngừng hồn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó, các cơ quan tham mưu đã tham mưu giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền soạn thảo, ban hành nhiều văn bản pháp luật.

Thứ hai, tuyên truyền hướng dẫn và tổ chức việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội

31

Đây là hoạt động để chuyển hóa pháp luật vào cuộc sống tới người dân, giúp mọi người hiểu và thực hiện đúng các quy định khi thực hiện quyền và nghĩa vụ hoạt động kinh tế - xã hội của mình. Việc nhận thức đúng đắn, đầy đủ pháp luật không chỉ giúp người dân thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm của mình mà cịn góp phần ổn định tình hình chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Thứ ba, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội

Để thực hiện nhiệm vụ này, các cơ quan nhà nước, nhất là cơ quan ngành nội vụ và ngành tổ chức phải xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quàn lý nhà nước đáp ứng yêu cầu về chính trị, đạo đức, lối sống, có năng lực, có trình độ theo đúng quy định; có kiến thức pháp lý, am hiểu hoạt động thực tiễn. Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm phát hiện, tuyển chọn, đào tạo những cán bộ đáp ứng được yêu cầu đề ra trong công tác tổ chức, sát với chủ trương, chính sách cán bộ của Đảng và Nhà nước, mục tiêu, yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, xác định rõ việc quy hoạch cán bộ, có kế hoạch đào tạo ngắn hạn, dài hạn. Tạo cơ chế khuyến khích cho cán bộ tự học tập, nghiên cứu.

Thứ tư, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật quán lý nhà nước về kinh tế - xã hội

Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật là nội dung có ý nghĩa

then chốt, quyết định hiệu quả quản lý nhà nước. Qua thanh tra, kiểm tra, giám sát sẽ nắm được thực chất việc chấp hành những quy định pháp luật về hoạt động kinh tế - xã hội, kịp thời phát hiện những sơ hở, yếu kém từ đó có giải pháp xử lý tích cực, hiệu quả, đồng thời qua đó góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội. Ở những cơ quan, đơn vị có những thiếu sót, vướng mắc trong việc thực thi chính sách, pháp luật thì kiểm tra, thanh tra, giám sát hướng dẫn chỉ đạo, đồng thời qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm để hỗ trợ các cơ quan, đơn vị kịp thời khắc phục.

Thứ năm, tổng hợp tình hình hoạt động kinh tế - xã hội và tổng kết công tác quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội

Thông qua việc nắm vững tình hình, diễn biến ở các địa phương, lĩnh vực, nội dung hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội để thấy được những mặt tích cực, những điểm hạn chế của những chính sách, chủ trương, quy định cũng như đánh giá được ý thức chấp hành, thái độ người dân đối với các cấp chính quyền.

Phát hiện những yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến việc thực hiện, từ đó có những biện pháp đồng bộ và thống nhất trong chỉ đạo, điều hành, hoạch định chính sách vĩ mơ. Mặt khác, thơng qua thực tiễn cơng tác tổng hợp tình hình và tổng kết cơng tác quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội, có thơng tin về những vấn đề nổi cộm bức xúc đang diễn ra trong hoạt động; rút ra những bài học kinh nghiệm tốt cần được nhân rộng, áp dụng ở nhiều địa phương, đơn vị, thấy được những khiếm khuyết, bất cập cần điều chỉnh, rút kinh nghiệm trên phạm vi rộng, kịp thời hướng dẫn chỉ đạo các cơ quan trong quá trình thực hiện, từ đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội đồng nhân dân huyện trong giám sát các hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế xã hội thực trạng và giải pháp tại huyện u minh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)