Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội đồng nhân dân huyện trong giám sát các hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế xã hội thực trạng và giải pháp tại huyện u minh (Trang 53 - 58)

3.1. Tình hình giám sát của Hội động nhân dân huyệ nU Minh trong quản lý nhà

3.1.2.2. Những kết quả đạt được

Trước hết cần thấy, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện U Minh đối với quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội có nhiều cố gắng, từng bước đổi mới nội dung và hình thức, quan tâm đến cơng tác phối hợp, kiện toàn tổ chức, chú trọng đến hiệu quả thơng qua mức độ hài lịng người dân qua mỗi lần đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc cử tri, cũng như các vụ việc tiêu cực, tham nhũng được đẩy lùi, tình trạng vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội được khắc phục. Như tình hình chung nêu trên, giám sát của Hội đồng nhân dân huyện U Minh đối với quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội chưa tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn của mình ở chính quyền địa phương huyện, tuy nhiên, đánh giá khách

41 Công văn số 125/HĐND, ngày 15/8/2015 của Hội đồng nhân dân huyện U Minh về tăng cường công tác giải quyết khiếu nại trên địa bàn xã Khánh Hội

quan thành tựu đạt được cũng rất đáng ghi nhận và tiếp tục phát huy, đồng thời hoàn thiện hơn trong thời gian tới.

Về giám sát của Hội đồng nhân dân huyện đối với quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội đạt được kết quả chung cơ bản sau:

Một là, việc nhận thức, trách nhiệm, chuẩn bị và tổ chức các hoạt động giám sát tại kỳ họp của các Hội đồng nhân dân huyện được chặt chẽ

Trong quá trình chuẩn bị giám sát tại kỳ họp các cơ quan chun mơn đã có nhiều cố gắng tích cực chuẩn bị các tài liệu phục vụ cho hoạt động giám sát để trình tại kỳ họp và gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân. Các Ban của Hội đồng nhân dân đã nghiên cứu, thẩm tra các báo cáo, văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình tại kỳ họp Hội đồng nhân dân. Công tác xây dựng các dự thảo văn bản liên quan đến hoạt động giám sát để trình tại kỳ họp được thực hiện khá nghiêm túc, chất lượng văn bản ngày càng được nâng lên tạo điều kiện thuận lợi cho Hội đồng nhân dân thảo luận, xem xét, đánh giá, kết luận.

Việc thẩm tra các văn bản trình tại kỳ họp Hội đồng nhân dân được Thường trực và các Ban của Hội đồng nhân dân quan tâm thực hiện. Các Ban của Hội đồng nhân dân tham gia tích cực trong thực hiện nhiệm vụ thẩm tra các Tờ trình, Báo cáo và các nội dung có liên quan trình tại kỳ họp; đồng thời làm cơ sở cho đại biểu xem xét những vấn đề quan trọng ở địa phương để quyết định tại kỳ họp. Qua thẩm tra phát hiện những vấn đề khó khăn, bất cập trong q trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và thực thi pháp luật ở địa phương, kiến nghị những giải pháp thiết thực để thực hiện có hiệu quả hơn.

Cơng tác tuyên truyền trước, trong và sau kỳ họp được Thường trực Hội đồng nhân dân kết hợp với Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức thực hiện tốt thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp.

Hai là, nội dung, hình thức hoạt động giám sát của các Thường trực Hội đồng nhân dân được tổ chức chặt chẽ

Thường trực Hội đồng nhân dân thực hiện tốt cơng tác giám sát, qua đó kịp thời có những kiến nghị, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Các báo cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân trình tại kỳ họp được đại biểu, các Ban của Hội

đồng nhân dân nghiên cứu, đóng góp. Đặc biệt sau khi các Ban của Hội đồng nhân dân báo cáo kết quả thẩm tra, Thường trực Hội đồng nhân dân kịp thời nắm bắt được tình hình, tổ chức hoạt động giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh, tình hình thực thi pháp luật trên địa bàn, xem xét các vấn đề khó khăn, hạn chế, kịp thời đề xuất những giải pháp khắc phục và tiếp tục phát huy tốt những kết quả đạt được, làm cơ sở để Hội đồng nhân dân xem xét quyết định các chỉ tiêu, nghị quyết sát với tình hình thực tế tại địa phương; đồng thời kịp thời thông báo đến cử tri những vấn đề quan trọng tại hội nghị tiếp xúc cử tri của Thường trực Hội đồng nhân dân.

Việc triển khai thực hiện lấy phiếu tín nhiệm, theo Nghị quyết 35/2012/QH13 ngày 21/11/2012 của Quốc hội được các Thường trực Hội đồng nhân dân triển khai thực hiện nghiêm túc.

Ba là, nội dung, hình thức hoạt động giám sát chuy n đề bám sát y u cầu bức úc địa phương

Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân đã tổ chức nhiều đoàn giám sát, đoàn khảo sát chuyên đề trực tiếp làm việc với các tổ chức, cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Qua giám sát, khảo sát đã ban hành kết luận đúng quy định với nhiều kiến nghị đối với các cơ quan có thẩm quyền, có liên quan đến nội dung giám sát. Hình thức khảo sát, giám sát như giám sát trực tiếp, gián tiếp qua báo cáo, giám sát qua làm việc trực tiếp với các đơn vị chịu sự giám sát, các ngành, đơn vị có liên quan. Nội dung giám sát tập trung vào những vấn đề trọng tâm, những nơi đang gặp khó khăn hoặc những vấn đề mới phát sinh, mang tính bức xúc xảy ra ở địa phương. Theo dõi việc thực hiện kiến nghị của các đoàn giám sát đặt ra đối với các đơn vị được giám sát, để có kế hoạch giám sát các kiến nghị sau giám sát, nhằm đảm bảo hiệu quả, chất lượng giám sát, khảo sát.

Bốn là, hoạt động tiếp úc cử tri, tiếp công dân và giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân có nhiều đổi mới

Các đại biểu Hội đồng nhân dân đã thực hiện tốt nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân. Phản ánh những vấn đề bức xúc của dân đến các cơ quan chức năng để xem xét, giải quyết. Hình thức tiếp xúc cử tri ngày càng đổi mới đa dạng hơn. Qua các cuộc tiếp xúc cử tri, các đại biểu Hội đồng nhân dân đã ghi nhận được nhiều ý kiến phản ánh nhiều vấn đề bức xúc của cử tri. Từ đó có những kiến nghị, phản ánh đến các ngành chức năng kịp thời giải đáp ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Năm là, giải quyết tốt các mối quan hệ của Hội đồng nhân dân với các cơ quan và tổ chức hữu quan, các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân ngày càng thuận lợi

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát, Thường trực Hội đồng nhân dân đã thực hiện khá tốt Quy chế phối hợp hoạt động với Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp đúng theo quy định; duy trì họp báo 4 Thường trực hàng tuần và hội ý hàng ngày với Thường trực Ủy ban nhân dân để tiếp thu sự chỉ đạo của cấp ủy, tham gia xử lý văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cấp trên; theo dõi, đôn đốc Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp để giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá trình chỉ đạo, điều hành các hoạt động giám sát.

Việc cung cấp thơng tin và thực hiện các chế độ, chính sách đối với đại biểu Hội đồng nhân dân được thực hiện đúng theo quy định, thông qua việc định kỳ thông tin đến đại biểu những vấn đề có liên quan đến hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân, kịp thời cử đại biểu Hội đồng nhân dân tham gia các đợt tập huấn về nghiệp vụ hoạt động giám sát của đại biểu.

Cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cơ bản được đảm bảo, thực hiện đúng theo quy định, nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để Hội đồng nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn giám sát theo luật định.

Sáu là, kết quả, chất lượng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân từng bước nâng cao

Nhìn chung, phần lớn các đại biểu Hội đồng nhân dân đều giữ được phẩm chất, đạo đức, ý thức trách nhiệm của đại biểu được nâng lên hoàn thành tốt nhiệm vụ người đại biểu nhân dân. Nhiều đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động tích cực, thực hiện tốt cơng tác tiếp cơng dân, tiếp xúc cử tri, tham dự các cuộc họp Hội đồng nhân dân, báo cáo, phản ánh, đề xuất những vấn đề bức xúc cử tri và dư luận quan tâm, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở việc giải quyết những yêu cầu, khiếu nại của cơng dân, hồn thành tốt nhiệm vụ giám sát.

Hoạt động giám sát tại kỳ họp được đổi mới nhằm đảm bảo phục vụ tốt cho kỳ họp Hội đồng nhân dân,như: Tổ chức thảo luận tổ đại biểu trước khi diễn ra kỳ họp, chỉ đạo đăng tải thông tin, tài liệu kỳ họp trên trang thông tin điện tử.

Hội đồng nhân dân đổi mới phương thức tổ chức giám sát, tăng cường các cuộc giám sát chuyên đề, đảm bảo thực hiện đồng bộ giữa việc mở rộng phạm vi,

đối tượng giám sát với việc lựa chọn nội dung giám sát có trọng tâm, trọng điểm liên quan đến các lĩnh vực nhạy cảm, các chủ trương, chính sách, chương trình mục tiêu có ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội. Tăng cường các hoạt động khảo sát để nắm thực trạng tình hình, thu thập thơng tin phản ánh từ cơ sở để có nguồn thơng tin phong phú, có căn cứ và tác dụng thực tiễn phục vụ tốt cho hoạt động giám sát.

Về giám sát của Hội đồng nhân dân huyện đối với quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội đạt được trên ba mặt có tính đặc thù địa phương như sau:

Một là, công tác chuẩn bị được quan tâm, đầu tư nghiên cứu, ngay từ đầu

nhiệm kỳ các khóa IX, X, XI.

Trong cơng tác chuẩn bị, xây dựng kế hoạch giám sát, phân công trách nhiệm các Ban, các Tổ và các đại biểu Hội đồng nhân dân huyện; xác định được vấn đề nỗi cợm cần tập trung giám sát, kết hợp các hình thức giám sát và phạm vi đối tượng giám sát, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ.

Giai đoạn, từ tháng 9/2003 - 8/2017, Hội đồng nhân dân huyện U Minh đã ban hành hơn 80 kế hoạch giám sát, trong đó có 25 kế hoạch giám sát chuyên đề. Trong giám sát chuyên đề đã chuẩn bị chặt chẽ đối với quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, phát triển hệ thống thủy lợi, quy hoạch đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy hoạch chợ, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mơ hình lúa – tơm kết hợp, tái định cư; đổi mới chất lượng giáo dục, đào tạo nghề, khám chữa bệnh và triển khai cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho nhân dân, thực hiện chính sách nhà ở đối với đồng bào dân tộc Khmer…

Hai là, công tác thực hiện đối với kế hoạch, chương trình giám sát hoạt động

quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội.

Do khâu chuẩn bị được quan tâm nên khâu thực hiện được chủ động, có trọng tâm, nhất là đối với quản lý nhà nước về các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, đào tạo, giải quyết việc làm và thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Việc ủy quyền, phân cấp giám sát được thực hiện khá chặt chẽ theo quy trình, từ đó, chủ động cho cơ quan, chức năng chuyên môn trong triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch giám sát.

Đối với giám sát chấp hành pháp luật của cơ quan chức năng trong thực hiện quy trình quản lý nhà nước được giám sát chặt chẽ, nhất là thủ tục cấp giấy phép, đăng ký, quản lý phương tiện thủy hải sản, đầu tư cơng và chính sách đối với hộ đồng bào dân tộc Khmer, hộ chính sách. Đến nay, Hội đồng nhân dân huyện U Minh đã trực tiếp giám sát việc chấp hành các quy định thủ tục hành chính trong

hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện hơn 50 thủ tục, đạt trên 45% chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Ba là, công tác giám sát kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch giám sát

hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội.

Đây là kết quả đạt thấp so với hai kết quả đạt trên, việc xem xét, đánh giá tổng kết hiệu quả giám sát ít được thực hiện, Hội đồng nhân dân huyện khóa X, nhiệm kỳ 2011 – 2016, chỉ tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động giám sát được 07/16 cuộc giám sát. Từ đó, việc rút kinh nghiệm chưa được sâu sắc, bám sát yêu cầu thực tiễn cho hoạt động giám sát tiếp theo đối với lĩnh vực rộng lớn quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội đồng nhân dân huyện trong giám sát các hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế xã hội thực trạng và giải pháp tại huyện u minh (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)