vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật. Sự khác biệt đó, được thể hiện trước hết là phạm vị tác động trên địa bàn, cấp chính quyền địa phương cao hơn thì có phạm vị tác động trên địa bàn rộng hơn; kế đến là lĩnh vực tác động; chính quyền địa phương cao hơn thì được ủy quyền cho cấp chính quyền địa phương thấp hơn theo quy định trong quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội, chính quyền địa phương cấp xã thì khơng có sự ủy quyền.
Việc phân định thẩm quyền giữa các cấp chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội là biện pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu cải cách công vụ. Một mặt vừa phát huy tính chủ động, tính chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp dưới; một mặt, tạo điều kiện cho mỗi cấp chính quyền địa phương cũng như trung ương tập trung vào những vấn đề mà chính quyền địa phương cấp dưới khơng có khả năng thực hiện hoặc thực hiện khơng hiệu quả hoặc không được phép thực hiện.
2.5. Nội dung giám sát của Hội đồng nhân dân huyện đối với hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội
Hoạt động giám sát Hội đồng nhân dân các cấp nói chung, Hội đồng nhân dân huyện nói riêng được thực hiện gắn liền với nhiệm vụ, quyền hạn của mình, do đó, Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện nội dung giám sát đối với hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội cũng gắn liền với nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân36.
Đối với thẩm quyền giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định:
Một là, Hội đồng nhân dân giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở
địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp.
35 Điều 35, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
36
Hai là, Thường trực Hội đồng nhân dân giám sát việc tuân theo Hiến pháp,
pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân, các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và Hội đồng nhân dân cấp dưới; giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp; giúp Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát theo sự phân công của Hội đồng nhân dân.
Ba là, Ban của Hội đồng nhân dân giúp Hội đồng nhân dân giám sát hoạt
động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp; giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân, các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Ban phụ trách.
Bốn là, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát việc tuân theo Hiến pháp,
luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên ở địa phương và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp hoặc về vấn đề do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân phân công.
Năm là, Đại biểu Hội đồng nhân dân chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân,
thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp; trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân ở địa phương.
Mặt khác, khi xét thấy cần thiết, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân tiến hành giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ở địa phương.