3.2.1. Quan điểm, mục tiêu thực hiện tốt vai trò của Hội đồng nhân dân huyện trong giám sát các hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội trong giám sát các hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội
3.2.1.1. Quan điểm
Nước ta đang xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Theo đó, mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, quy định, tổ chức và hoạt động Nhà nước phải bảo đảm quyền dân chủ, quyền làm chủ, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của nhân dân được thực hiện. Thực hiện điều này, chính quyền địa phương có vai trò tác động và đảm bảo thực hiện trực tiếp. Trong đó, Hội đồng nhân dân có vị trí quan trọng trong tổ chức và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Thực hiện chức năng giám sát toàn diện các mặt quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội ở địa phương. Quá trình giám sát thực hiện thống nhất nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương và hoạt động giám sát. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Hiện đại, minh bạch, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân. Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả. Không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát44.
3.2.1.2. Mục tiêu
Mục tiêu thực hiện tốt vai trị của Hội đồng nhân dân nói chung và Hội đồng nhân dân huyện nói riêng trong giám sát các hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội là nhằm xây dựng chính quyền địa phương vững mạnh, phát huy quyền làm chủ nhân dân, đáp ứng yêu cầu cải cách cơng vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện tốt vai trò Hội đồng nhân dân các cấp, trong đó có Hội đồng nhân dân huyện góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Hội đồng nhân dân. Kiểm soát quyền lực nhà nước địa phương và thực hiên phân công, phân cấp giữa các cấp chính quyền trong quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội địa phương.
44
3.2.2. Thực tiễn giải pháp
Như trên trình bày tại mục 3.1. về tình hình giám sát của Hội động nhân dân huyện U Minh trong quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội. Qua thực tiễn cho thấy vai trò giám sát đã bộc lộ những tồn tại, yếu kém cả những yếu kém chung của thực trạng đất nước và địa phương tỉnh, có vấn đề vừa cấp bách và lâu dài, có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Tập trung những tồn tại, yếu kém trong công tác này tựu chung lại trong thực trạng chung và đặc thù địa phương huyện U Minh, gồm:
Hệ thống pháp lý chưa theo kịp đối với yêu cầu quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội; cơ chế chưa đồng bộ, chưa thống nhất để bảo đảm thực hiện trong hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân; công tác phối hợp hoạt động giám sát giữa các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, chưa có kế hoạch thống nhất cụ thể; giới hạn năng lực đại biểu Hội đồng nhân dân; tính hình thức hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân có lúc cịn diễn ra.
Hoạt động tiếp công dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của Hội đồng nhân dân huyện U Minh còn yếu kém so với yêu cầu công vụ và mong đợi nhân dân; thực hiện nội dung, hình thức hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện bộc lộ chậm đổi mới, chưa theo kịp với quy định Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện đối với lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội mang tính đặc thù trên địa bàn huyện chưa được tập trung và giải quyết chậm, chưa có tính bền vững.