Nghiên cứu quan niệm của Nhất Linh về tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn. (Trang 27 - 31)

1.2. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Nhất Linh

1.2.1. Nghiên cứu quan niệm của Nhất Linh về tiểu thuyết

Việc một người cùng lúc song hành làm lý luận và sáng tác khơng hiếm trên thế giới. Ví dụ như Milan Kundera. Ông vừa viết lý luận về tiểu thuyết (Nghệ thuật tiểu

thuyết, 1985, Những di chúc bị phản bội, 1992) vừa thực hành sáng tác tiểu thuyết

(Đời nhẹ khôn kham,1984, Sự bất tử, 1990, Chậm rãi, 1993, Bản nguyên, 1998)..., và

tiểu thuyết của ông hầu hết được thực hiện trên cái khung lý thuyết do ông đặt ra, cho thấy sự nhất quán trong cả lý luận và tác phẩm văn chương của ông.

Nhất Linh được gọi là “nhà tiểu thuyết”. Cách định danh này bao hàm hai phương diện: “người viết tiểu thuyết” và “người bàn về tiểu thuyết”. Người viết tiểu thuyết thì đương nhiên là nhà văn, nhưng người bàn về tiểu thuyết thì có thể là nhà lý luận hoặc không. Cũng như Kundera, Nhất Linh là nhà văn chuyên nghiệp nhưng không phải là nhà lý luận hàn lâm. Khi “bàn về tiểu thuyết” của ông không sử dụng thao tác định nghĩa, khơng trình bày khái niệm, khơng xây dựng hệ thống lập luận khách quan, mà chỉ là lời trò chuyện về trải nghiệm bản thân từ việc “Viết và đọc tiểu thuyết”. Vì khơng phải là nhà lý luận hàn lâm nên những lời bàn về tiểu thuyết của

Nhất Linh ít được nghiên cứu, chưa kể, những lời bàn này nằm trong tiểu luậnViết và

đọc tiểu thuyếtđược viết sau thời kì Tự lực văn đồn (1952 - 1961), cũng là thời kì mà tên tuổi của ơng hầu như vắng bóng trong đời sống văn học miền Bắc. Ở miền Nam, khi tiểu luận này xuất bản lần đầu năm 1961 đã nhận được sự quan tâm của giới lí luận phê bình, trong đó nổi bật là ý kiến của Tràng Thiên, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Văn Trung. Tuy nhiên, các tác giả này cũng chỉ trích dẫn một vài ý kiến của Nhất Linh để làm rõ hơn quan niệm của mình chứ không đi vào nghiên cứu quan niệm của ông.

Tràng Thiên trong tiểu luậnTiểu thuyết hiện đại (1963) khi nhắc đến ý kiến của Nhất

Linh về cốt truyện trong sự so sánh với Phạm Quỳnh cho rằng hai vị “đi tới nhận định trái ngược nhau” và “Từ Phạm Quỳnh tới Nhất Linh, một quan niệm khác về tiểu thuyết đã có thì giờ ảnh hưởng tới đường lối sáng tác ở nước ta” [179, tr.27]. Dỗn

chương 3 “Những yếu tố chính của tiểu thuyết: cốt truyện, nhân vật và bối cảnh”. Mặc dù, trước đó, trong chương “Định nghĩa và phân loại tiểu thuyết” thì cho rằng, Nhất Linh cũng như Thạch Lam, Vũ Bằng, Tràng Thiên có bàn về tiểu thuyết thì chỉ như “Những con cá no mồi chợt hứng vùng lên như một thứ “cá bay” để nhìn xuống vùng biển của mình, rồi phát biểu vài nhận xét chơi cho vui thế thơi” [164, tr.126]. Như vậy, có thể thấy, quan niệm về tiểu thuyết của Nhất Linh đã góp phần vào sự đa dạng của việc nghiên cứu thể loại tiểu thuyết ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975.

Sang thời kì đổi mới, Nhất Linh được quan tâm và nghiên cứu trở lại ở cả 2 miền Nam - Bắc. Tuy nhiên, trên tinh thần “nhìn lại”, “xét lại”, các nhà nghiên cứu cũng chỉ tập trung vào sáng tác văn chương chứ ít bàn về ý kiến của ông về tiểu thuyết. Dựa trên những ý kiến trước đó, luận án sẽ tìm hiểu kỹ lưỡng hơn quan niệm của Nhất Linh về tiểu thuyết qua những lời bàn của ông để trên cơ sở đó đối chiếu, nghiên cứu sáng tác văn chương của ông.

Quan niệm về tiểu thuyết của Nhất Linh được hình thành, bồi đắp dần trong cả

một quá trình từ khi chưa viết tiểu thuyết (trước 1925) sang thời ông đang viết tiểu

thuyết (1925 - 1940), đến thời kỳ sau Tự lực văn đồn (1949-1960, tức thời gian ơng

viết tiểu luậnViết và đọc tiểu thuyết. Chúng tôi tập trung nghiên cứu quan điểm về tiểu

thuyết của Nhất Linh được ơng trình bày có chủ đích và kỹ càng trong cuốn tiểu luận

Viết và đọc tiểu thuyết (in lần đầu năm 1961, Nxb Đời Nay, Sài Gòn). Tuy viết vào thập niên 60 nhưng tinh thần cơ bản của tiểu thuyết được ông đề cập vẫn là tinh thần tiểu thuyết tiền chiến, nó là những đúc rút, như Nhất Linh nói, “sau gần bốn mươi năm kinh nghiệm viết tiểu thuyết, trải qua bao phen lầm lỗi và tìm tịi” [230, tr.6]. Cách trình bày quan điểm theo lối trị chuyện, giãi bày của người xưng “tơi” này thật khác với cách trình bày của các cuốn lí luận thơng thường.

Viết và đọc tiểu thuyết đặt ra các vấn đề: Tiểu thuyết có lợi ích gì? Thế nào là một cuốn tiểu thuyết thành công? Làm thế nào viết được một tiểu thuyết hay? Câu trả lời đều liên quan đến một từ “SỐNG”.

Với câu hỏi thứ nhất, Nhất Linh cho rằng tiểu thuyết (thực ra là văn chương nói chung) là “một thứ ích lợi vì nó làm cho đời người có giá trị, sung sướng, văn minh

thuyết có ích lợi rất lớn, và theo ý tơi, quan trọng nhất, tiểu thuyết dạy ta biết sống, nghĩa là dạy ta biết sung sướng [...], cái đời sống cần là cái đời sống bên trong, cái đời sống của tâm hồn” [232, tr.26]..., vì khác với những việc đáp ứng nhu cầu vật chất, tiểu thuyết “đem lại sự phong phú dồi dào đến cho tâm hồn chúng ta.”, và “giá trị của một cuốn tiểu thuyết là đi sâu vào tâm hồn người đời” [232, tr.69].

Để trả lời câu hỏi thứ hai, Nhất Linh cho rằng một cuốn tiểu thuyết hay, “sống” được muôn đời là loại vượt qua mọi biên giới về không gian và thời gian, ông viết: “Một cuốn sách hay phải có giá trị trong khơng gian và thời gian” [232, tr.36]. Đó

cũng là suy nghĩ của văn sĩ Hộ trong Đời thừa (Nam Cao), khi nghĩ đến những tác

phẩm có thể ăn giải Nobel và được dịch ra mọi thứ tiếng, “một tác phẩm vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người”. Những

tác phẩm như thế, theo Nhất Linh là Anna Kha Lệ Ninh của L. Tolstoy, Ba anh em

Kazamazov của F. Dostoievsky. chúng, ông cảm thấy được “chiếu sáng những sâu xa của cuộc đời, khiến mình hơi sờ sợ tưởng tác giả như một đấng tạo hóa đã mở cửa cho mình thấy những cái mà mình khơng bao giờ hiểu thấu được” [232, tr.40], bởi chúng “diễn tả được tất cả những cái mơng lung bí ẩn trong tâm hồn” [232, tr.68].

Về vấn đề thứ ba, để có được tác phẩm hay, Nhất Linh đi từ những trải nghiệm bản thân trong việc “viết và đọc”, đúc rút thành “công thức” sau:

Thứ nhất,về trọng trách của văn chương, phải trả tiểu thuyết về đúng vai trị của

nó, tránh “viết tiểu thuyết để làm luân lý” hoặc đặt cho nó một nhiệm vụ ngồi nghệ thuật, hy vọng ở nó “cách giải quyết một vấn đề” nào đó [232, tr.19]. Một quan điểm

khác hẳn với văn chương truyền thống “văn dĩ tải đạo”, trái ngược vớitiểu thuyết luân

lý, đòi hỏi nhân vật phải đạt được các tiêu chí trung - hiếu - nhân - trí - dũng và cơng -

dung - ngôn - hạnh. Nhân vật Trương xuất hiện trong Bướm trắng chẳng để chứng

minh lý tưởng cao siêu hay thực hiện một sứ mệnh dời non lấp bể nào cả, mà chỉ cho người ta thấy những cô đơn, dằn vặt của một thanh niên đang khát khao được sống.

Thứ hai,về chọn đề tài, để sống thành thực, sống hết mình với tác phẩm, nhà văn

khơng nên chạy theo thói thời thượng, phải biết chọn cái mình thực sự am hiểu và đam mê. Ông viết: “Cần tránh nhất là theo thời, thấy có phong trào bình dân mình cũng viết truyện về dân thợ, dân q mặc dầu mình khơng để ý đến họ bao giờ mà cũng khơng thích viết về họ. Mình đã làm một việc giả dối. Mà nếu mình giả dối, mình khơng bao

giờ có những rung động thật, khó lịng tác phẩm mình hay được.” [232, tr.46].

Thứ ba, về kỹ thuật dựng nhân vật, ông cho rằng, tác phẩm hay khơng phải vì có

cốt truyện “ngoắt ngo, ly kỳ cảm động vừa tầm hiểu của độc giả”, mà vì biết làm cho nhân vật trên trang sách thật sự có đời sống của mình.

Thứ tư, về hành văn, ông đề nghị một lối viết giản dị, trong sáng, tránh “những

câu văn vẻ” theo lối văn chương Tàu “quãng 1922 - 1930”, “nghe êm tai, nhịp nhàng đăng đối nhưng trống rỗng” hoặc lối đặt câu lập dị “Tây hóa”... Về yêu cầu này, đối chiếu với tiểu thuyết của Nhất Linh, ta thấy ở ơng có một bước nhảy vọt về ngơn ngữ, thoát khỏi ảnh hưởng của từ Hán Việt và câu văn biền ngẫu, hình thành nên một thứ ngơn ngữ trong sáng, giàu sức biểu cảm và đậm tính dân tộc.

Những yêu cầu cơ bản trên đây về một tiểu thuyết mà Nhất Linh cho là hay, làm ta nhận diện ơng hồn tồn khơng phải là nhà cổ điển chủ nghĩa, và quan điểm của ông gần với chủ nghĩa hiện thực hơn là chủ nghĩa lãng mạn. Điều này được chứng tỏ bởi hai nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực: phản ánh hiện thực khách quan và nhìn con

người trong sự vận động phức tạp. Thứ nhất, trong suốt thiên tiểu luận, Nhất Linh luôn

đề cao thái độ khách quan trước hiện thực, không nên can thiệp lộ liễu vào xếp đặt câu chuyện, vì “sự thực, đời người có xếp đặt đâu. Mà tiểu thuyết lại là thứ sách để tả cuộc đời”

[232, tr.47]. Ơng dẫn việnTheo giịng,ở những chỗ Thạch Lam tỏ lòng ngưỡng mộ một

“hiện thực tràn bờ” của các nhà hiện thực chủ nghĩa L. Tolstoy, F. Dostoievsky, cho rằng hiện thực Nga “gần sự thực hơn, gần cuộc đời hơn các nền văn chương khác” [232, tr.48]. Không những không được can thiệp vào xếp đặt cuộc sống, người viết cịn khơng được phép trực tiếp đưa ý kiến của mình vào tiểu thuyết, “đừng chêm lời phê bình, chỉ cái này giảng cái kia như ơng thầy giáo” [232, tr.64]. Một quan điểm hết sức mới mẻ, về cái chết của “nhà văn - Thượng đế” và thái độ dân chủ, tôn trọng sự đồng sáng tạo của độc giả.

Thứ hai, là người rất mực ngưỡng mộ L. Tolstoy - nhà hiện thực lỗi lạc với “phép biện

chứng tâm hồn”, Nhất Linh có lẽ rất tâm đắc với định nghĩa “Con người như những dịng sơng...” của nhà văn Nga, khi viết: “Nhân vật tức là người với hết thảy những cái tốt cái xấu của con người; ở đời khơng có ai hồn tồn xấu và hồn tồn tốt. Bất cứ ai chịu thành thực suy xét về tâm hồn mình sẽ thấy nhiều lúc chính mình có những ý nghĩ xấu xa vô cùng. Viết tiểu thuyết là tả sự thực, vậy khơng nên sợ sự thực”. Ơng tỏ ra

khó chịu với kiểu “nhân vật tượng gỗ trong các tiểu thuyết ln lý của Tàu và ta” vì nó “thiếu tính cách riêng nêu lên chỉ cốt làm những quân cờ để tác giả dùng trong việc bênh vực cái này, đả đảo cái khác” [232, tr.42].

Nhất Linh luôn ấp ủ một cuốn tiểu thuyết đích thực. Phạm Thế Ngũ gọi Nhất Linh là “người có não cách mạng”, người như thế khơng bao giờ hài lịng với những gì dở dang và ln có ý thức phủ nhận mình, mỗi chặng đường mới là mỗi lần “bỏ lại đằng sau những hải cảng mưa buồn” (Trần Dần).

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn. (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)