Phá thiết chế hủ bại và trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn. (Trang 92 - 95)

3.2. Thực hiện việc tổng hợp văn hoá hướng tới tinh thần hiện đại

3.2.1. phá thiết chế hủ bại và trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp

Với tôn chỉ “Làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa”, các nhà văn của Tự lực văn đồn nói chung và Nhất Linh nói riêng muốn đả phá tư tưởng

phong kiến đã lỗi thời. Chúng tôi muốn nhấn mạnh vào ý “đã lỗi thời”. Bởi lẽ, Nhất

Linh và các cộng sự của ông chỉ đả phá những gì đã lỗi thời, là nguyên nhân cản trở sự thay đổi của xã hội như quyền lực tối thượng của cha mẹ đối với con cái trong gia đình, như chế độ trọng nam khinh nữ, hôn nhân môn đăng hộ đối… chứ khơng phủ nhận những giá trị tích cực mà hệ tư tưởng này mang lại như góp phần hình thành nhiều tục lệ văn hóa như cúng giỗ gia tiên hay những phẩm chất cao quý của con người như đức hy sinh, lý tưởng cống hiến…

Trước hết là tư tưởng trọng nam khinh nữ. Theo quan niệm Nho giáo, người phụ nữ phải hội tụ đủ tam tòng và tứ đức. Tư tưởng này buộc họ phải phục tùng và hy sinh, phải lệ thuộc vào người đàn ông: ở nhà là cha, đi lấy chồng là chồng, nhà chồng và

chồng chết là con trai.

Khi đi lấy chồng, người phụ nữ phải theo chồng, “Thuyền theo lái gái theo chồng”, phải lấy gia đình chồng làm gia đình mình: “Chị đã biết ở xã hội mình, lấy chồng là lấy cả gia đình chồng” [229, tr.8], phải chịu mọi sự áp đặt của nhà chồng bất kể đó là sự áp đặt bất cơng và tàn bạo. Loan chính là nạn nhân của quan niệm này. Khi lấy Thân, nhất là vì món nợ của bố mẹ nàng với gia đình Thân, Loan đã trở thành nơ lệ trong gia đình chồng, một con sen hầu hạ nhà chồng không công, một cái “máy đẻ”. Mang tiếng là con dâu, được cưới hỏi đàng hoàng nhưng khi ở nhà chồng nàng nhận ra: “…người ta cưới nàng về để hầu hạ chứ không phải để làm một người vợ. Việc này là phụ. Vì vậy, việc đầu tiên người ta dạy bảo Loan như người ta dạy bảo một con ở” [229. tr.60]. Nàng cay đắng nhận ra rằng “từ xưa đến giờ, đời tất cả các nàng dâu khác, cũng như đời Loan chỉ là những đời người ta đem hi sinh đi để gây dòng dõi cho các gia tộc. Bọn này khơng bao giờ có quyền sống một đời riêng, bao giờ cũng chỉ là một phần tử nhỏ mọn, yếu hèn đáng thương như những gia đình nhỏ khác” [229, tr.89]. Không những thế, nàng phải chịu mọi sự đày đọa, áp chế của nhà chồng từ mẹ chồng đến chồng, từ bà cô chồng đến em chồng. Bất kể nàng làm gì đều bị họ mỉa mai đay nghiến. Và cũng vì coi trọng việc nối dõi tơng đường nên khi Loan khơng cịn khả năng sinh nở, mẹ chồng nàng lập tức cưới vợ khác cho con trai, đẩy nàng vào kiếp sống đa thê. Khơng chỉ có nhà chồng o ép mà ngay cả mẹ ruột, do những quan niệm và suy nghĩ lạc hậu đã không hiểu được nỗi đau của con gái trong cảnh đa thê. Mẹ Loan cũng coi việc con gái không thể sinh nở là một cái tội nên khuyên nàng chấp nhận việc Thân có thêm vợ bé. Đây chính là nếp nghĩ, cách dạy dỗ con cháu của thế hệ người lớn tuổi như những bà Phán, bà Án... - những người trước khi thành những bậc “mẫu nghi” (cả mẹ đẻ lẫn mẹ chồng) ấy từng thúc thủ trước sự thống trị của nam giới, từng an phận phục tịng, để rồi sau đó lấy những kinh nghiệm mình từng trải qua để áp đặt đời sau. Việc trói buộc người phụ nữ vào cuộc sống lệ thuộc ấy đã trở thành nếp nghĩ thông thường của xã hội ngay cả khi người chồng đã khơng cịn nữa.

Nhung trong Lạnh lùng cũng là nạn nhân của quan niệm này. Là người phụ nữ

góa chồng lúc mới 20 tuổi, thế mà vì chút danh hờ, vì tấm biển “Tiết hạnh khả phong” có từ đời tổ mẫu nhà chồng, nàng phải sống dối mình, dối người để được tiếng khen của người đời. Cuộc đời của Nhung bị trói buộc vào quan niệm “gái ngoan khơng lấy

hai chồng” từ những người xung quanh. “Trong lúc nói câu ấy, nàng nhận thấy một cách rõ rệt, sự đè nén khốc liệt của cái xã hội nhỏ xung quanh mình. Em gái nàng vài hơm nữa sẽ theo chồng đi xa hẳn, nhưng cịn nàng thì nàng khơng biết bao giờ mới thoát khỏi cảnh giam lỏng. Nào cha mẹ đẻ, nào mẹ chồng, nào họ hàng làng nước, bao nhiêu thứ bắt nàng không thể sống theo ý muốn của mình được. Nàng biết rằng mọi người đã muốn cho nàng là một người đàn bà góa ở vậy thờ chồng, thì nàng phải ở vậy thờ chồng. “Nhung thấy hiện ra rõ ràng trước mặt bốn chữ vàng: TIẾT HẠNH KHẢ PHONG. Cùng với hai hàm răng long, mái tóc bạc, cái phần thưởng quý hóa ấy sẽ đến để kết liễu đời nàng, đời một người đàn bà góa trẻ, ở vậy thờ chồng, giữ được vẹn toàn tiếng thơm” [230, tr.300].

Nếu quan niệm trọng nam khinh nữ cho thấy cái vị thế thấp kém, tủi nhục của người phụ nữ thì quan niệm hôn nhân “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” lại cho thấy quyền hành tuyệt đối của cha mẹ đối với con cái, bắt con cái sống trong gông cùm lạnh lẽo chứ không phải trong hạnh phúc lứa đôi ấm áp. Hơn sự được sắp đặt khơng dựa trên tình u mà dựa trên sự tương xứng về gia thế của hai bên, dựa trên quyền lợi, danh dự của gia đình, dựa trên nghĩa vụ nối dõi dòng họ… Các nhân vật của Nhất Linh từ Dũng, Loan (Đoạn tuyệt, Đôi bạn), Nhung (Lạnh lùng) đến Tuyết (Đời mưa gió)… đều là nạn nhân của quan niệm này. Dũng và Loan (Đôi bạn) u nhau nhưng khơng thể đến được với nhau vì Dũng bị ép phải lấy con cụ Thượng Đặng cho “môn đăng hộ

đối” và thuận lợi lên quan. Hay Loan trongĐoạn tuyệt yêu Dũng nhưng lại bị ép phải

lấy Thân vì lời hứa hơn trước kia của bố mẹ nàng với gia đình bà Phán Lợi… Vì bị trói buộc bởi chữ hiếu, bởi trách nhiệm với gia đình họ khơng được quyền từ chối. Nếu từ chối đồng nghĩa với việc phải cắt đứt quan hệ với gia đình và ra khỏi nhà. Đồng nghĩa với đó là tội danh bất hiếu, vơ ơn. Dũng (Đoạn tuyệt), Tuyết (Đời mưa gió) là những minh chứng cho điều đó. Như vậy, quan niệm về quyền hành tuyệt đối của cha mẹ và sự phục tùng vô điều kiện của con cái đã dẫn đến nhiều bi kịch. Nó kìm hãm và “cản trở bước đường tiến hóa của con người mới” [35, tr.64] và tạo ra những cuộc hơn nhân khơng tình u - hơn nhân gả bán. Với Nhất Linh, hơn nhân chỉ có ý nghĩa khi xây dựng trên nền tảng tình u vì thế, hơn nhân gả bán chỉ như một hành động “mãi dâm cơng khai”: “Vì thiếu tình u căn bản nên những cuộc hơn nhân nói trên chỉ cịn là những cuộc hiến thân một cách nhục nhã, một cuộc “mãi dâm công khai” được phong

tục và lễ nghi bảo vệ” [35, tr 68, 69]. Đó là cảm giác của Loan trong đêm tân hơn với Thân - người mà nàng không yêu - nhất là khi nàng chứng kiến việc anh ta kiểm tra trinh tiết của nàng qua tấm vải trắng, cảm nhận đó là cử chỉ “mọi rợ” [229, tr. 55].

Tuy nhiên, vốn dĩ là một người trọng truyền thống nên bên cạnh việc đả phá những hủ tục đã cản trở sự phát triển của xã hội, Nhất Linh cũng lại rất trân trọng những giá trị truyền thống. Nhìn vào cuộc đấu tranh mới - cũ quyết liệt trong tiểu thuyết của Nhất Linh, rất có thể nhiều người cho rằng ơng muốn phủ nhận hết tất cả những gì thuộc về cái cũ. Nhưng khơng phải thế. Trong 10 tơn chỉ của Tự lực văn đồn, điều thứ 6 “Ca tụng những nết hay, nết đẹp của nước ta mà có tính cách bình dân, khiến cho người khác đem lịng u nước một cách bình dân” đã khẳng định việc phải bảo tồn những giá trị văn hóa, những thuần phong mỹ tục của dân tộc. Các nhà văn Tự lực văn đoàn quyết giữ lấy những truyền thống tốt đẹp. Điều dễ nhận thấy ở phương diện này đến từ chính những nhân vật nữ của họ. Các nhân vật nữ của Nhất Linh, dù là cô gái mới như Loan, hay giang hồ như Tuyết đều vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Loan, dù không yêu Thân, nhưng một khi đã lấy Thân, nàng vẫn muốn có một cuộc sống yên ổn nên nàng đã cố yêu chồng và yêu cả gia đình chồng. Hay như Tuyết, một cô gái giang hồ nhưng lại rất khéo tay, đảm và đảm đang. Hình ảnh của Tuyết với đơi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ ngồi vá lại tấm áo cho Chương đã khiến chàng kinh ngạc và mãi không thể quên. Hay về chữ hiếu. Người Việt coi trọng chữ hiếu nên con cái phải biết kính trọng, vâng lời cha mẹ và phải có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ lúc về già. Nhất Linh không phủ nhận điều này nên các nhân vật của ông đều coi trọng chữ hiếu mà biểu hiện của nó là sự chăm lo cho mẹ cùng thái độ nhất mực kính yêu họ dành cho cha mẹ dù họ “cãi lại” cha mẹ để nói lên suy nghĩ và mong ước của mình.

Tiểu thuyết Nhất Linh đã hiện thực hóa được điều thứ 6 trong tơn chỉ của Tự lực văn đồn, góp phần khẳng định và tơn vinh những giá trị đẹp đẽ trong những phẩm chất mang tính truyền thống của con người Việt Nam: lòng hiếu thảo, sự khéo léo, đảm đang và khát vọng về một cuộc sống gia đình hịa thuận đầm ấm của con người Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn. (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)