4.2. Xây dựng những hình tượng nhân vật mới
4.2.2. Hình tượng con người phụng sự lí tưởng
Hình tượng con người phụng sự lý tưởng khơng phải là quá xa lạ trong văn học Việt Nam trung đại, khi mà hệ tư tưởng Nho giáo trong việc “tu thân”, “lập chí” là một trong những nguồn gốc cho sự ra đời loại hình nhà Nho hành đạo. Họ đi theo con đường nhập thế, nguyện mang tài năng tâm huyết phụng sự lí tưởng phục vụ triều đình, đất nước. Đó là Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trãi, Phùng Khắc Khoan, Ngơ Thì Nhậm,
Phan Huy Ích, Trịnh Hồi Đức, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thơng, Nguyễn Quang Bích, Đặng Huy Trứ, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch… cùng và các nhân vật trữ tình mang cảm hứng hành đạo: “Cịn có một lịng âu việc nước /
Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung” (Thuật hứng, số 23 - Nguyễn Trãi), “Chở bao
nhiêu đạo thuyền không khẳm / Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.” (Than đạo -
Nguyễn Đình Chiểu)…
Hình tượng con người xả thân để “có danh gì với núi sơng” cũng từng xuất hiện
trong Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão) Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Cơn - Đồn Thị
Điểm)… Tuy nhiên, kiểu những nhân vật này vẫn thuộc kiểu “con người chức năng trong xã hội luân thường” theo cách nói của Trần Đình Hượu. Nghĩa là, khát vọng lên đường để phụng sự lí tưởng của họ khơng xuất phát từ sự thức tỉnh về ý thức cá nhân, ý nghĩa của sự sống mà vẫn từ lí tưởng chung “trung quân ái quốc” của thời đại phong kiến. Hình tượng nhân vật phụng sự lí tưởng của các nhà văn Tự lực văn đồn khơng như thế. Tiếp biến tinh thần “nhập thế” của các nhà Nho hành đạo, nhưng cơ sở xây dựng hình tượng nhân vật này của Nhất Linh là sự khẳng định cái tôi cá nhân, cổ vũ tinh thần dân chủ và khuyến khích xây dựng ý thức cộng đồng.
Ở loại hình nhân vật này của Nhất Linh ta thấy nổi bật hai giai đoạn: giai đoạn “Con người thừa” và giai đoạn “Con người dấn thân”.
“Con người thừa” như một loại hình nhân vật xuất hiện lần đầu trong tiểu thuyết thơ Evgeni Onegin của A. Pushkin (1799-1837) với hình tượng nhân vật mang tên tác phẩm, tiếp đó là nhân vật Pechorin (I. Lermontov, 1814 -1841), Rudin (I. Turgenev, 1818 - 1883), Oblomov (I. Goncharov, 1812 - 1891)… rồi lan sang văn học thế giới trong hình tượng Lã Vĩ Phủ (Lỗ Tấn, 1881 - 1836), Chu Bình (Tào Ngu, 1910 -
1996)… Khác với giới trí thức nghèo trong Đời thừa và Sống mịn (Nam Cao) bị
miếng cơm manh áo “ghì sát đất”, loại hình nhân vật “Con người thừa” này là các trí thức thuộc hàng từ quý tộc đến tư sản, trung lưu, cơm áo không phải là vấn đề của họ. Họ hội đủ điều kiện (tuổi trẻ, tri thức, của cải, vị trí xã hội…) để được hạnh phúc nhưng vẫn không cảm thấy hạnh phúc. Bất mãn với cuộc sống, họ tự hất mình ra rìa xã
hội, sống hờ hững và chán nản. Phạm Đài trong Làm gì mà băn khoăn thế, Trần Lưu
trong Giấc mộng Từ Lâm, Dũng trongĐôi bạn là những người như thế, luôn buồn lo
đọng: “Đã lâu khơng làm gì cả, chàng thấy ngày nào cũng là ngày chủ nhật, ngày nào cũng là ngày nghỉ ngơi rồi” [231, tr.205]. Sống trong một gia đình giàu có đơng đúc nhưng Dũng thấy mình “bơ vơ đứng riêng hẳn ra ngồi”. Tâm trạng này hắt lên đời sống tinh thần của một lớp trí thức trẻ thời bấy giờ, với những quanh quẩn “Quanh
quẩn mãi cũng vài ba dáng điệu/ Tới hay lui cũng chừng ấy mặt người” (Quanh quẩn -
Huy Cận), với những “nỗi đìu hiu của cái ao đời bằng phẳng” (Tỏa nhị Kiều - Xuân
Diệu)… Sự chán chường ấy càng sâu sắc hơn khi Dũng cảm nhận được sự khác biệt giữa cuộc sống giàu sang của gia đình chàng và cuộc sống khốn khổ, cam chịu của những người dân quê.
“Con người dấn thân” có nét tương đồng với loại hình “nhà Nho hành đạo” trong văn học Việt Nam và nhân vật “Con người đi tìm lý tưởng” trong văn học Nga. Họ ứng với nhà Nho hành đạo thời gian hoạt động ban đầu (còn giai đoạn sau nhiều người trong số họ trở thành nhà Nho ẩn dật). Với văn học Nga, họ là con người tiếp theo của hình tượng “Con người thừa”: Sau thời gian chán nản và hờ hững với cuộc đời, các chàng Onegin (A. Pushkin), Bolkonsky, Bezukhov (L. Tolstoy) sẽ dấn thân “hành đạo” - tham chiến, tham chính và cải cách điền trang. Ý thức được sự trống rỗng tâm hồn khi cuộc sống “mà chỉ nghĩ đến mình thì bao giờ cũng buồn” (Đơi bạn), các nhân vật của Nhất Linh quyết “thoát ra khỏi cuộc đời tù túng”, đoạn tuyệt với gia đình, với “những lớp nhà gạch vây phủ kín xung quanh sân” mà mình thấy như “những bức tường của một cái nhà tù giam hãm” (Đôi bạn), với một tâm thế chung bàng bạc trong câu thơ của Thâm Tâm “Một giã gia đình một dửng dưng”.
Những Dũng, những Thái, những Cận, Tạo, Trúc… đều được học hành đến nơi đến chốn để thành những ông thông, ông phán mà bao kẻ ước ao. Nhưng họ đã rũ áo ra
đi với tâm nguyện “Cần sự nghiệp không cần công danh” (Điều tâm niệm thứ tám -
Hoàng Đạo). Những con người giã biệt mái nhà yên ấm, dấn thân vào “đời mưa gió” đó đi đâu? Thật ra độc giả khơng được biết, chỉ cảm nhận rất rõ một phong khí thời đại trong hai chữ “ra đi”: “Ta đi nhưng biết về đâu chứ? / Đã đẩy phong yên lộng bốn trời”
(Hành phương Nam - Nguyễn Bính). Và họ ra đi khơng phải ngày một ngày hai như
thú “xê dịch” của Nguyễn Tuân, mà mải miết nhiều năm tháng: Dũng (Đoạn tuyệt) ra đi từ khi Loan lấy chồng, đến khi nàng giã từ cuộc hôn nhân, chàng vẫn trên những chặng đường xa chưa trở về; Tạo (Đôi bạn) bôn ba chân trời góc bể bao năm cho tới
khi chết, đúng thật là: “Năm năm theo tiếng gọi lên đường, Tóc lộng tơi bời gió bốn
phương (Giây phút chạnh lịng- Thế Lữ). Qua những những dòng tâm sự của nhân vật,
qua những dẫn giải của tác giả, ta hiểu họ ra đi khơng phải lí do cơm áo, mà vì một cái gì lớn lao, khơng cho bản thân, mà cho đất nước, vì tiến bộ của cộng đồng:
- “[…]Tơi tin ở sự tiến bộ. Ta có thể làm cho họ hơn lên được. Có lẽ họ đã quen
với cái khổ lắm rồi, nên họ không biết khổ nữa hay họ biết cũng không tỏ ra được… Ta phải diễn ra cho họ về những sự ta mong ước cho họ, ta phải làm cho họ mong ước như ta. Tôi vẫn hằng mong ước dân quê đỡ phải chịu hà hiếp ức bách. Ta phải tin rằng sự ao ước ấy có thể thành sự thật và làm cho dân quê cũng mong một cách tha thiết như ta.” [229, tr.79].
- “Chiều hôm ấy, Dũng như cảm thấy tâm hồn của đất nước, mà biểu hiện cho
đất nước ấy không phải là những bậc vua chúa danh nhân, chính là đám dân hèn khơng tên khơng tuổi. Dân là nước. Yêu nước chính là yêu chung đám thường dân, nghĩ đến sự đau khổ của đám thường dân”. [229, tr.78]
- “Dũng vẫn thấy mình là một người dân, và càng cảm thấy cái thú man mác
được hịa với cái đám dân khơng tên, không tuổi, sống cái đời của họ, mong ước như họ mong ước, khác nào một cây cỏ lẫn vào trong mn nghìn cây cỏ ngồi nội. Nhưng trong cái thú hịa hợp ấy có lẫn chút rạo rực, nao nức; vì chưa được thỏa nguyện về hiện tình của dân q, nên cịn khao khát mà sự khao khát khơng diễn được nên lời ấy, nó bắt Dũng tin ở sự thay đổi, tin ở công việc Dũng làm trong bấy lâu và có lẽ cịn làm mãi mãi, chưa biết bao giờ nghỉ” [229, tr.78]
Hầu hết Nho sĩ hành đạo mơ ước đến một xã hội đạo đức theo mơ hình “vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn”. Các nhân vật đi tìm lý tưởng trong văn học Nga cũng từng thử nghiệm mơ hình xã hội na ná cơng xã dân chủ. Một mơ hình xã hội để đi theo vẫn chưa thật sự thấy ở các nhân vật của Nhất Linh. Có lẽ họ vẫn đi tìm qua
những phác thảo mơ hình “nơng thơn mới” của phong trào Ánh sáng, trongGiấc mộng
Từ Lâm, Làm gì mà băn khoăn thế. Những phác thảo đó có hơi hướng mơ hình điền
viên kiểu Rousseau hay mơ hình xã hội hữu ái phalanges của Fourier. Tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng xác thực gì để có thể xác quyết đó là con đường mà nhân vật của Nhất Linh đi theo. Họ vẫn đang “trên đường”, vẫn đang “đi tìm”. Hành trình chưa kết thúc khiến hình tượng “Con người phụng sự lý tưởng” mang một vẻ đẹp lãng mạn cao
viễn, tiếp tục vẫy gọi lớp độc giả trẻ, chia sẻ cùng họ những suy tư về lẽ sống, thơi thúc họ “lên đường” và “đi tìm”.