Khẳng định cái tôi cá nhân

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn. (Trang 79 - 83)

Cái tôi cá nhân là một khái niệm triết học nhằm chỉ tính độc đáo, cá biệt của một nhân cách, đánh dấu sự tự ý thức của con người về chính mình với tư cách là một cá thể khác với tha nhân. Sự tách ra khỏi cộng đồng đông đảo để tự ý thức về mình như một đơn vị tồn tại độc lập với các cá thể khác là bước tiến để đánh giá vị thế của cái tôi cá nhân. Với cách hiểu như thế, cái tôi cá nhân chỉ thực sự xuất hiện khi con người được tồn tại và thừa nhận như một chủ thể độc lập “cả hai đường về tinh thần và về vật

chất”. Khi đã nhận thức mình như một chủ thể độc lập, một điều tất yếu, những con

người ấy mới có nhu cầu cất lên tiếng nói của riêng mình, có nhu cầu khẳng định mình, giải phóng mình ra khỏi sự lệ thuộc vào cộng đồng như gia đình hay xã hội.

Khẳng định cái tơi cá nhân trước hết là khẳng định nó như một sự tồn tại không thể bác bỏ. Điều này được thể hiện qua việc các cá nhân tự ý thức mình như một chủ thể độc lập khơng chịu sự áp đặt, ràng buộc, thậm chí cả sự bảo trợ của họ hàng, gia đình. Họ muốn chủ động tạo ra cho mình một cuộc sống riêng, tự do, một cuộc sống cho chính mình và trước hết theo ý mình, nhất là về phương diện tình cảm cá nhân. Dũng, Trâm, Tuyết, Loan, Nhung trong các tiểu thuyết của Nhất Linh là những con người cá nhân như thế. Với tôn chỉ “trọng tự do cá nhân” của nhóm Tự lực văn đồn mà mình là người sáng lập, Nhất Linh đã thông qua sáng tác xác lập và cổ súy ý thức cá nhân. Đây chính là định hướng căn bản và bao trùm nhất, tập trung đầy đủ nhất chân dung của ơng cũng như đóng góp của ơng cho cơng cuộc đấu tranh giải phóng con người.

Con người cá nhân trong tiểu thuyết Nhất Linh trước hết là con người đấu tranh để giải thoát khỏi những ràng buộc của lễ giáo phong kiến đã trói buộc mình trong những quy phạm, những tơn ti trật tự vô cùng nghiêm ngặt. Trước những áp đặt của gia đình nhân danh chữ “hiếu”, chữ “lễ”, các nhân vật của Nhất Linh đều cất tiếng nói khẳng

định quyền được tự quyết một cuộc sống riêng, tự do, một cuộc sống “sống cho chính mình và trước hết theo ý mình”, ít nhất là về phương diện tình cảm cá nhân. Những câu như “xin me để tùy con, và nhân thể me để tùy con có nên lấy chồng hay khơng nên lấy chồng” của Loan, hay việc nàng nói với cha mẹ rằng chuyện hôn nhân của nàng chỉ quan hệ đến nàng mà thôi: “Không, con không cho là chuyện chơi. Con cho là một chuyện rất quan hệ trong đời con, mà chỉ quan hệ đối với con mà thôi” [229, tr.25-26].

Hay như Nhung trongLạnh lùngnói với mẹ đẻ “con có quyền đi lấy chồng” đã cho thấy

tinh thần tự chủ của con người cá nhân. Dũng trongĐoạn tuyệt đã lựa chọn bỏ nhà ra,

chấp nhận bị cha mẹ từ, để được sống cuộc sống tự do với gió mưa, phong trần chứ không muốn “thành một anh trưởng giả” theo sự sắp đặt của bề trên. Cuộc sống ấy khiến Dũng gặp biết bao khó khăn và nguy hiểm nhưng chàng chưa bao giờ thấy hối hận. Chàng nói với Loan: “Gia tài khơng chia cho tôi, đã đành vậy, nhưng tôi lấy cái nghèo tự lập, mình làm mình sống của tơi là vinh dự lắm”. [229, tr.19]

Khi muốn khẳng định mình như một cá thể độc lập, các nhân vật của Nhất Linh cũng đồng thời không chấp nhận bị sỉ nhục, lăng mạ. Họ muốn được tôn trọng và sẵn sàng đấu tranh để có được sự tơn trọng ấy. Các cơ gái mới lớn Trâm, Loan, Nhung đều là là nạn nhân của những quan niệm đã trở nên lỗi thời. Trong nhiều hoàn cảnh họ vẫn nhẫn nhịn nhưng khi nhân phẩm bị xúc phạm thì họ sẽ nhất loạt phản kháng. Trâm trong

Nắng thubị giá họa, bị hiểu lầm, nàng đau khổ nhưng không yếu đuối, không gục ngã. Dù yêu Phong, dù đau khổ bị ruồng rẫy nhưng khơng vì thế mà nàng cúi mình cầu xin Phong. Nàng cương quyết “đứng dậy, sửa lại vành khăn, rồi từ từ đi ra, hai con mắt ráo lệ nhìn thẳng về phía trước như nhìn vào chỗ khơng người” [228, tr.321.

Loan trong Đoạn tuyệt khi về làm dâu trong nhà bà Phán Lợi cam chịu biết bao

tủi nhục, từ việc bị xem như người ở đến việc mất con và sống cảnh đa thê, nhưng khi bị chồng “tiện chân đạp mạnh vào lưng” và mẹ chồng “nhảy chồm lên, hai mắt tròn xoe rồi sấn lại” đánh tát, nàng cảm thấy “phẩm giá của mình lúc ấy khơng bằng phẩm giá một con vật”, đã quyết liệt chống lại: “Khơng ai có quyền chửi tơi, khơng ai có quyền đánh tôi”, “Bà cũng là người, tôi cũng là người, khơng ai hơn kém ai” [229, tr. 127-128]. Câu nói của Loan là lời khẳng định quyền con người với sự bình đẳng và sự tự tơn về nhân phẩm một cách đúng đắn. Với một ý thức như thế, việc Loan đi đến

Không chỉ đấu tranh để khẳng định sự độc lập, để được tôn trọng như một cá nhân với sự tự trọng cao nhất, các nhân vật của Nhất Linh cịn muốn được giải phóng cá tính và sống với cá tính của chính mình, được biểu lộ những nhu cầu, địi hỏi riêng mà khơng chịu phụ thuộc vào bất kỳ ai, bất kỳ cái gì. Đây là biểu hiện cao nhất của ý thức cá nhân. Bởi mỗi cá nhân là một thế giới riêng biệt và phải được đóng vai trị tối

cao trong việc sở hữu chính mình. Tuyết trong Đời mưa gió là nhân vật thể hiện tư

tưởng “giải phóng triệt để” cho con người cá nhân.

Cuốn tiểu thuyết này gây nên những ý kiến trái chiều nhất trong các tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn. Nhất Linh - Khái Hưng đã thể hiện một tư tưởng quá mới mẻ và táo bạo so với thời điểm bấy giờ. Tuyết được các tác giả đẩy vào cuộc đấu tranh giải phóng cá nhân xa hơn một bước so với các nhân vật khác - đó là khẳng định cá tính và cho con người cá nhân được sống đúng với cá tính ấy.

Tuyết vốn xuất thân trong một gia đình quý phái. Nàng cùng một lúc chịu ảnh hưởng của hai luồng tư tưởng: truyền thống “Tam tòng tứ đức” và hiện đại tự do, dân chủ… Hai luồng tư tưởng này, đối chọi và xung khắc trong con người nàng. Lúc đầu, Tuyết chấp nhận con người bổn phận, nàng lấy chồng theo sự sắp đặt của gia đình với một ước vọng “về tương lai, về một cuộc đời rực rỡ mà em sẽ cùng người bạn trăm năm sống sau này”. [227, tr.646]. Nhưng khi đối diện với một người chồng “đã mười bảy, mười tám tuổi đầu mà còn ngây ngốc như một thằng bé con lên mười, chẳng biết thứ gì” [227, tr.646] nàng thất vọng. Khơng những thế, sống ở nhà chồng, “phải hầu hạ mẹ chồng như một con ở” khiến nàng chán ngán nên dứt khốt bỏ nhà ra đi theo tình nhân. Từ đây, Tuyết bước vào “Đời mưa gió” với tồn bộ cá tính nổi loạn của mình. Có lẽ, cho đến bây giờ, trong các tác phẩm của văn học Việt Nam, chưa có một nhân vật nữ thứ hai nào dám thẳng thắn thể hiện một quan niệm sống táo bạo như nàng. Với nàng, con người nàng chỉ thuộc về một mình nàng, khơng chịu sự chi phối, ràng buộc hay sắp đặt của bất kỳ ai. Nàng nói: “Em đã thề với em rằng bao giờ em cũng sẽ là của em, từ thể phách cho chí tâm hồn”, “Những ý tưởng trong tiểu thuyết thái Tây dạy em rằng em hoàn toàn là của em, em được tự do hành động như lịng sở thích” [227, tr.676 - 696]. Tự do như thế nên trong tình u nàng khơng thích sự ràng buộc. Yêu đối với nàng chỉ là “sự gặp gỡ của hai xác thịt”, “tình ái chỉ là tình dục” và giá trị của nó chỉ để mang lại “lạc thú”. Chính vì thế, dù yêu Chương và được Chương yêu, Tuyết vẫn

khơng có ý định gắn bó lâu dài với chàng, “Nàng khơng muốn đời nàng có dính dáng q mật thiết với đời một kẻ khác”. Tuyết thích tự do, ưa tìm kiếm những điều mới lạ. Đối với nàng, cuộc đời là những giây phút của những biến động. Nàng không làm chủ cuộc đời mình và cũng khơng muốn làm chủ nó. Nàng sống theo tiếng gọi ở “một cõi xa xăm” nào đó. Mọi việc nàng làm đều rất tùy hứng. Yêu Chương, rời bỏ Chương rồi lại trở về bên chàng. Tất cả đều tùy hứng. Nhưng nàng rất thành thực. Thành thực với Chương và với chính mình: “Trời ơi, anh u được em ư? Anh chưa biết em là ai đấy, em chỉ là một đứa giả dối, man trá, em là một con đĩ khốn nạn, đê hèn. Em sẽ lừa dối người yêu, vì em đã trở thành một đứa vứt đi, tiêm nhiễm hết mọi thứ xấu xa của loài người” [227, tr.645], câu nói cho thấy một sự tự ý thức về mình rất sâu sắc.

Như vậy, có thể nói, Nhất Linh đã xây dựng nên những hình tượng nhân vật với cái tơi cá nhân mạnh mẽ, đầy cá tính. Đó là những con người muốn khẳng định mình như một chủ thể độc lập, muốn được tự do tìm kiếm tình u, tìm kiếm hạnh phúc, hơn

thế, cịn muốn được thừa nhận những khác biệt, những“ham muốn và những dục vọng

riêng biệt”[100, tr.7]. Để đấu tranh tới cùng cho sự khẳng định ấy, nhà văn đã không

ngần ngại để các nhân vật của mình chấp nhận làm những người “nổi loạn” khi họ bị áp đặt thái quá: Dũng bỏ nhà ra đi, Loan sẵn sàng “ngỗ nghịch” ngay khi bước chân về nhà chồng, Nhung lén lút ngoại tình với Nghĩa… Sự nổi loạn ấy chính là biểu hiện cho thấy sự phản kháng đến cùng, thậm chí cực đoan của cá nhân với xã hội cũ để vươn lên khẳng định chính mình, để đấu tranh với những thế lực nhân danh cái chung vô nhân đạo đè bẹp con người. Kiểu nhân vật như thế của Nhất Linh đã tạo nên được những chấn động dư luận trong giới thanh niên thế hệ từ năm 1932 trở về sau. Ông vừa dấy lên nơi họ sự thù ghét đối với những tập tục lỗi thời, phản tiến hóa vừa khiến họ - những người trẻ tuổi có vai trị quyết định trong q trình canh tân - sẽ phải suy nghĩ lại về cuộc sống của cá nhân và gia đình, từ đó có lựa chọn đúng đắn cho cuộc đời mình. Họ sẽ như Dũng sống cuộc đời tự do phóng khống, như Loan có một cuộc đời mới sau khi được tuyên trắng án hay là cứ sống nhu nhược, lệ thuộc như Thân, hay là cứ như cô Đạm từ một “thiếu nữ đào tơ mơn mởn có tiếng là một hoa khơi Hà Thành”, chấp nhận kiếp sống ép dun mà hóa thành “nạ giịng, q mùa, đờ đẫn” hoặc như Tuất chỉ là “cái máy đẻ”, “con sen hầu hạ không công”. Thiết nghĩ câu trả lời cũng đã thật rõ ràng.

Ý đồ xây dựngcái tôi cá nhân để thực hiện khát vọng đổi mới văn hóa, văn học đã bắt gặp tính đặc trưng của nhân vật tiểu thuyết (con người với cuộc đời và khát vọng riêng tư) và phương pháp Thái Tây (phân tích nội tâm) đã làm nên những nhân vật mới của tiểu thuyết Nhất Linh.

Cao hơn thế, chúng tôi cho rằng, việc xây dựng nên những cá nhân mạnh mẽ với những ý thức và khát vọng tự chủ như thế cũng nằm trong ý đồ hiện thực hóa chủ trương canh tân. Bởi lẽ như Phan Khôi - một trong những người bàn về chủ nghĩa cá nhân sớm nhất ở Việt Nam, đã nói: “Muốn thực hành cái chủ nghĩa dân trị trong một nước nào thì người làm dân trong nước ấy trước phải thực hành cái cá nhân chủ nghĩa (individualisme) mới được.” [236].

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn. (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)