Hình tượng nhân vật nổi loạn

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn. (Trang 134 - 136)

4.2. Xây dựng những hình tượng nhân vật mới

4.2.1. Hình tượng nhân vật nổi loạn

Trong văn học truyền thống, nhân vật điển hình cho “con người nổi loạn” rất mờ nhạt. Nếu có chăng thì chỉ là tâm trạng day dứt vì mình chưa làm được những gì mong muốn, kiểu “Qn thân chưa báo lịng canh cánh/Tình phụ cơm trời áo cha” (Cơm áo

cha- Nguyễn Trãi), hay cùng lắm là sự bất đắc chí của cái tôi tài hoa trước thời cuộc:

nhơn nhơn, giương tay tạo rắp xoay cơn khí số” (Tài tử đa cùng phú - Cao Bá Quát). Đến Nguyễn Du ta mới thật sự gặp nhân vật nổi loạn “Nghênh ngang một cõi biên

thùy/Thiếu gì cơ quả, thiếu gì bá vương” (Truyện Kiều - Nguyễn Du). Tuy nhiên, xét

về sự thiếu cụ thể của nguồn gốc xã hội, về sự bất thường của hành tung và sinh hoạt, nhân vật nổi loạn Từ Hải này có vẻ vừa phi thường vừa phi thực. Vũ Hạnh nhận định: “Từ là loại chim, loại cá, Từ là sấm sét, quỷ thần, nhưng Từ nhất định không phải là người. Không phải là người nên Từ không sống như người, không yêu như người, không chết như người”. [70, tr.34]. Nhân vật văn học có thể là sản phẩm hư cấu của nhà văn, nhưng nó vẫn cần một cơ sở xác thực nào đó, nhất là chúng ta đang bàn đến kiểu nhân vật điển hình của một thời kỳ lịch sử xác định, có nguồn gốc và cơ sở xã hội.

Loại nhân vật này lần đầu tiên xuất hiện trong văn học phương Tây, vớiBà Bovary(G.

Flaubert, 1821 - 1880), Anna Karenina (L. Tolstoy, 1828 - 1910), và nhất là qua loại

hình “nhân vật tư tưởng” Rodion Raskolnikov và Ivan Karamazov (F. Dostoievsky, 1821-1881)… Ở đây chúng ta sẽ không bàn đến kiểu nhân vật siêu nhiên (Lucifer, Satan...) chống lại Chúa Trời hay người anh hùng nổi dậy đánh đổ vương quyền, chúa đất (Spartacus, Jacquou...), mà là một kiểu nhân vật đời thường, phổ biến của thế kỉ XX: nổi loạn như sự phản ứng với các giá trị truyền thống, chống lại những định kiến xã hội kìm hãm tự do cá nhân, để được sống với giá trị đích thực của mình, và riêng với phái nữ - thêm vào là sự đấu tranh bình đẳng với người nam, là hành trình đi tìm bản thân, chống lại con người cam chịu trong mình, khẳng định vị thế xã hội như một thực thể độc lập. Loại này hết sức đặc trưng cho thế giới nghệ thuật của Tự lực văn đoàn và Nhất Linh.

Thế giới nhân vật nổi loạn của Nhất Linh, thứ nhất, là những con người đời

thường, hành vi nổi loạn của họ không phải kiểu anh hùng cái thế, dùng phương thức

bạo động lật đổ một thế lực nào đó để mình thế chỗ vào. Thứ hai, họ đều là nhữngcon

người trẻ tuổi có giáo dục, có tri thức, cho nên hành vi nổi loạn của họ không phải là

sự phá phách hỗn hào nhất thời, mà đi ra từ ý thức về thực trạng bị tước quyền làm người, phương thức đấu tranh của họ là lập luận lí lẽ, từng bước thuyết phục đối phương, nếu không được, họ sẵn sàng rời bỏ gia đình chật hẹp để đi vào khơng gian rộng lớn và tự do hơn. Simone de Beauvoir nói: “Người chỉ là người thực sự nếu biết phản kháng. Danh dự, giá trị làm người ở chỗ biết phản kháng, chống lại một thân

phận đã bị gán cho một cách phi lí” [208, tr.69]. Các nhân vật của Nhất Linh từ việc ý thức về quyền tự do, bình đẳng của mình đã khơng chấp nhận cái “thân phận mình đã

bị gán cho một cách phi lí” đã dẫn đến sự nổi loạn. Thứ ba, thế giới nhân vật này bao

gồm cả phái nam và phái nữ, thậm chí phái nữ có vẻ đông đúc hơn. Việc đưa người nữ

vào hàng ngũ “nhân vật nổi loạn” là một giá trị lớn lao trong sáng tác Tự lực văn đoàn và Nhất Linh.

Từ ý thức về quyền tự do và giá trị của nó, các nhân vật nổi loạn đã nhất loạt có hành vi phản kháng, “chống lại một thân phận đã bị gán cho một cách phi lí”. Các cơ gái chàng trai của Nhất Linh đều “cãi lại” bậc trên, dù đó là cha mẹ đẻ hay cha mẹ chồng, “cãi lại” các nghi thức của chữ “lễ”, chữ “hiếu”, với những biểu hiện khác nhau. Mạnh mẽ, trực diện như Loan (“vờ như vô ý lấy chân hất đổ cái hỏa lò” và “thản nhiên đứng lên ngồi ngang hàng với Thân” khi vào cửa nhà chồng” [229, tr.54], khẳng khái tun bố: “Khơng ai có quyền chửi tơi, khơng ai có quyền đánh tơi” [229, tr.127]). Lặng lẽ âm thầm như Nhung (bắt đầu đánh phấn, mặc áo màu sáng màu, uống rượu và chấp nhận tình cảm của Nghĩa). Cực đoan như Tuyết (lao mình đời mưa gió, cuộc sống bất định, chết trong bệnh tật và đơn độc). Họ nhất loạt từ bỏ gia đình, hồn tồn bứt mình ra khỏi mối ràng buộc của cương thường lỗi thời và cực đoan.

Với loại hình nhân vật này, Nhất Linh lên tiếng thách thức nền luân lí Nho giáo đè nén, áp chế con người đẩy họ vào thế phải nổi loạn. Đây thực sự là những nhân vật tiểu thuyết theo đúng quan niệm của Nhất Linh - những con người đang sống, đang trong quá trình tìm kiếm và hồn thiện chính mình, đang tìm kiếm sự giải thốt và khát khao vươn tới những giá trị tinh thần mới. Những con người này mang đậm tính chất của một giai đoạn lịch sử cụ thể, đồng thời cũng là hình tượng phổ quát cho mọi thời đại, một khi xuất hiện hoàn cảnh và xung đột tương tự.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn. (Trang 134 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)