Những nội dung chính của việc hiện thực hóa chủ trương canh tân văn hóa,

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn. (Trang 71 - 74)

2.3. Ưu thế và vai trò của tiểu thuyết trong việc hiện thực hoá chủ trương canh tân

2.3.2. Những nội dung chính của việc hiện thực hóa chủ trương canh tân văn hóa,

hóa, đổi mới văn học của Tự lực văn đồn mà tiểu thuyết đảm nhiệm

- Xây dựng mơ hình tiểu thuyết mới: Trước Tự lực văn đoàn, tiểu thuyết Việt

kiếm. Những cuốn tiểu thuyết lúc bấy giờ chỉ mới là những bản phác thảo chứ chưa đạt được cấu trúc tự sự, tư duy nghệ thuật mang dấu ấn hiện đại. Khi Tự lực văn đoàn xuất hiện, nhờ ý thức hoàn thiện kỹ thuật viết tiểu thuyết khơng chỉ cho riêng mình, mà cịn để định hình những dạng khác nhau của tiểu thuyết hiện đại, các nhà văn Tự lực văn đồn đã có những bước rất nhanh trong việc đa dạng hóa thể tài tiểu thuyết. Họ đi từ tiểu thuyết luận đề sang tiểu thuyết tâm lý, từ tiểu thuyết lý tưởng sang tiểu thuyết phong tục, từ chủ nghĩa lãng mạn sang chủ nghĩa hiện thực, từ những ám ảnh về nhân sinh đến những ám ảnh ít nhiều mang tính vị nghệ thuật, từ những ưu tư về thế sự đến những ưu tư có tính chất siêu hình.

- Khai dân trí, đả phá cái cũ, cổ súy cái mới: Nguyễn Duy Diễn đánh giá công lao của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn: “Tự lực văn đoàn đã cho xuất bản một loạt tiểu thuyết với mục đích phá hoại một cách quyết liệt những phong tục tập quán của ta và đồng thời hơ hào một cuộc sống mới thích hợp với hồn cảnh xã hội hơn.” [35, tr.20].

Với chủ trương đả phá tư tưởng phong kiến lỗi thời, chống lại ln lý gia đình

độc đốn, đè bẹp quyền sống và quyền hạnh phúc con người (“Làm cho người ta biết rằng đạo Khổng khơng hợp thời nữa”), Tự lực văn đồn đã lựa chọn tiểu thuyết luận đề để thông qua những xung đột giữa mới và cũ, giữa cá nhân và gia đình, tuyên truyền tự do cá nhân, đả phá những hủ tục của lễ giáo phong kiến. Trong tác phẩm của mình, Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo tập trung vào đề tài chống lễ giáo phong kiến, khẳng định quyền tự do, quyền hạnh phúc của con người cá nhân.

- Xây dựng hình tượng nhân vật mới: Để đấu tranh cho một xã hội dân chủ, dân quyền thì cần phải có những con người kiểu mới - con người cá nhân tự do, những con người dám “Đoạn tuyệt”, dám dấn thân. Đây cũng chính là những hình tượng nhân vật thời đại của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Chúng ta thấy, nhân vật trong các tiểu thuyết ấy thường là con người đô thị, là những “chàng”, “nàng” tân học, hấp thụ văn minh phương Tây. Họ là những cá nhân độc lập, u thích tự do, tìm thấy cái đẹp và những giá trị trong cuộc sống Âu hóa. Và như thế, họ khước từ, “Đoạn tuyệt” với con người chức năng của luân thường đạo lý phong kiến.

Khơng dừng lại ở hình tượng con người đấu tranh cho tự do cá nhân, tiểu thuyết Tự lực văn đồn cịn xây dựng những hình mẫu con người cá nhân với những khát vọng và lý tưởng dấn thân cao đẹp. Hình tượng người khách chinh phu là một trong

những hình tượng hấp dẫn, quyến rũ nhất trong các tác phẩm của họ. Đây là hình ảnh đã một thời gieo vào tâm hồn thanh niên tiểu tư sản trí thức những tình cảm dân tộc thiêng liêng khiến họ có thể dứt bỏ gia đình ra đi theo tiếng gọi lên đường. Đó là Phạm

Thái, Quang Ngọc, Nhị Nương trongTiêu sơn tráng sĩcủa Khái Hưng, là Dũng, Trúc,

Thái trongĐôi bạn của Nhất Linh. Trong đó nổi bật nhất là nhân vật Dũng trong Đôi

bạnĐoạn tuyệt. Chàng được coi là nhân vật đẹp nhất, lý tưởng nhất của Tự lực văn

đồn nói chung và của Nhất Linh nói riêng. Chàng tiêu biểu cho cốt cách, tâm trạng của tầng lớp thanh niên lúc bấy giờ muốn làm một việc gì đó để thốt khỏi cảnh tù túng ngột ngạt của gia đình phong kiến, xóa bỏ cảnh bất cơng trong xã hội. Họ muốn thốt ly đi tìm một lý tưởng u nước mặc dù mục đích cịn mơ hồ và niềm tin cũng rất mong manh.

- Xây dựng ngôn ngữ văn chương hiện đại:Với tình yêu tiếng Việt và khát vọng xây dựng một nền văn chương hiện đại bằng thứ tiếng Việt thuần khiết và đẹp đẽ, các cây bút Tự lực văn đoàn vốn thuộc về nhiều tầng lớp xã hội khác nhau đã gặp nhau ở một mục đích chung là hồn thành sứ mệnh dùng ngôn ngữ Việt “ca tụng những nét hay vẻ đẹp của nước ta”, từ thiên nhiên đến con người, từ vẻ bên ngoài đến thế giới nội tâm, thế giới cảm giác. Ngơn ngữ văn chương Tự lực văn đồn nói chung và tiểu thuyết nói riêng là thứ tiếng Việt trong sáng, ngắn gọn, giản dị, gần với lời ăn tiếng nói đời thường nhưng khơng vì thế mà biến thành thứ khẩu ngữ ngô nghê, ngược lại, rất đẹp đẽ và tinh tế. Từ ngữ Hán, điển tích điển cố, câu văn biền ngẫu, đăng đối đã khơng cịn nữa, và tất nhiên cũng hạn chế từ ngữ lai Pháp. Thật sự, Tự lực văn đồn đã góp cơng khơng nhỏ trong việc nâng tiếng Việt lên thành một thứ ngơn ngữ văn học đích thực, thể hiện rõ cả ở hai lĩnh vực thơ và văn xuôi, nhưng rõ nhất là trong văn xuôi. Nếu như văn xuôi bằng chữ quốc ngữ của miền Nam, từ Trương Vĩnh Ký đến Huỳnh Tịnh Của, Hồ Biểu Chánh... đều xây dựng cấu trúc câu văn dựa trên văn nói với từ

vựng mang tính phương ngữ, Phạm Quỳnh vớiNam Phong, xây dựng mơ hình câu văn

trên tinh thần cú pháp của cả tiếng Pháp lẫn chữ Hán với nhiều từ vay mượn, thì các nhà văn Tự lực văn đồn dung hịa cả hai, tạo nên một thứ ngơn ngữ chính xác và rõ ràng trong cú pháp sinh động của Tây phương và tính nhiều biểu cảm của tiếng Việt. Thấy rõ là, cuộc thử sức học tập viết văn quốc ngữ của Tự lực văn đồn có những bước tiến khổng lồ ngay từ những năm đầu tiên.

Với thứ ngôn ngữ ấy, văn chương Tự lực văn đồn đã diễn tả thành cơng cảnh đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn con người. Thiên nhiên khơng cịn là nghệ thuật ước lệ như trong truyện Nôm hay trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, mà là một thứ thiên nhiên sinh động, cụ thể với tất cả đường nét và màu sắc khỏe khoắn tươi tắn. Đó là những cảnh vật quen thuộc của đồng q, ngơi chùa, qn nước, bến đị, cây đa, hoa cau, hoa khế. Khơng cần viện đến điển tích điển cố, không dụng đến yếu tố Hán ngữ để đạt độ hàm súc và bóng bẩy..., ngơn ngữ của Tự lực văn đồn đủ để diễn tả nội tâm

sâu kín, những băn khoăn phức tạp của nhân vật, như Doãn trong Hai vẻ đẹp, Duy

trong Con đường sáng, Dũng trong Ðôi bạn..., diễn tả được suy tư của nhân vật về

nhân sinh và ít nhiều suy tư mang tính vị nghệ thuật...; khắc họa nên những cá tính đa dạng: Dũng phiêu bồng, Loan thông minh sắc sảo, Liên dịu dàng nết na, Mai thâm trầm, Nhung chịu đựng...

- Xây dựng một cộng đồng đọc sách hiện đại: Với một nội dung đáp ứng nhu cầu

xã hội, một lối kể hấp dẫn mới mẻ, một ngôn ngữ dễ hiểu như trên, văn học đi thẳng vào cộng đồng, cũng như cộng đồng dễ dàng bước vào diễn đàn văn học. Như vậy, có

thể nói, Tự lực văn đồn góp phần xây dựng được một cộng đồng người đọc hiện đại-

khối công chúng tiêu thụ sách báo mỗi lúc càng đơng đảo. Các tầng lớp bình dân được thức tỉnh khi nhìn thấy những đối sánh giữa lối sống hủ lậu quê mùa với văn minh tân tiến, khích lệ họ đi theo con đường Âu hóa, và họ trưởng thành hơn, cảm nhận rõ hơn trách nhiệm của mình với xã hội.

Với quá trình sáng tạo tiểu thuyết, Tự lực văn đoàn đã phần nào thực hiện được những mục đích và mong muốn của mình trong trong tham vọng canh tân văn hóa, văn học. Đúng như Lại Nguyên Ân nhận định: “Từng bước một, tiểu thuyết Tự lực văn đồn chinh phục được cơng chúng, trở nên quen thuộc với họ, nhất là lớp công chúng thị dân. Và khi các nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã đi hết chặng đường sáng tạo của họ, thì ‘kiểu dáng’ tiểu thuyết do họ tạo dựng đã trở thành cái nền, thành điểm tựa để nhiều nhà văn thuộc các xu hướng khác tiếp nhận để đi tới những thành tựu cao hơn.” [244].

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn. (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)