4.1. Khám phá những xung đột nghệ thuật mới
4.1.2. Xung đột gia đìn h loại xung đột đánh dấu bước chuyển của thời đại
Qua những phân tích ở chương 3 về một số phương diện của tiểu thuyết, xem nó như cơng cụ được đổi mới nhằm thực hiện hóa cơng cuộc canh tân văn hóa, văn học, bằng cách truyền bá những yếu tố tích cực của văn minh Thái Tây, bằng thực hiện việc tổng hợp văn hóa hướng tới tinh thần hiện đại, chúng ta thấy một hệ quả được dẫn đến:
nhìn nhận lạixung đột cũ trong ánh sáng mới và đưa ra xung đột mới có tính đột phá
của thời đại.
Trước hết là việc nhìn nhận lại xung đột giai cấp, giữa giàu và nghèo, giữa
văn học truyền thống. Khơng phải bất đồng đó đã bị triệt tiêu. Nó vẫn tồn hiện, hơn nữa còn chồng chéo thêm mâu thuẫn của một dân tộc bị thực dân xâm lược bóp nghẹt tự do; nó vẫn đang là đối tượng của dòng Văn học Cách mạng và dòng Văn học Hiện thực phê phán. Tuy nhận rõ xung đột này, nhưng Nhất Linh cùng văn đồn mình dường như khơng coi đó là trọng tâm của ngịi bút. Họ hướng đến một mâu thuẫn khác, được coi là quan trọng hơn, có tính thiết thực hơn của thời đại: xung đột của con người cá nhân với cộng đồng, của cá tính tự do với thiết chế hà khắc, của giới nữ và giới nam… Rõ ràng, trong tiến trình phát triển lịch sử văn học dân tộc,
đây là một cách đặt vấn đề khác và mới, đáng được ghi nhận như là hệ quả quan
trọng của việc thực hiện hóa chủ trương canh tân văn hóa, văn học của Nhất Linh cùng các đồng sự.
Với một sự nhạy bén về thời cuộc, các nhà trí thức Tây học trong Tự lực văn đoàn đã nhận thấy, trước những biến chuyển của đời sống tinh thần và vật chất thế kỉ XX, vấn đề giàu - nghèo giờ đây khơng cịn phù hợp với cơng thức dân gian “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa”, mà ở phẩm tính con người có dám vươn lên nắm lấy tri thức, làm chủ cuộc sống, thay đổi số phận hay khơng. Phẩm tính này cần được vun đắp thơng qua giáo dục, là kết quả của q trình “khai dân trí”.
Với việc nhìn nhận lại xung đột cũ trong ánh sáng mới của thời đại, Nhất Linh đã chuyển hóa tất cả những biểu hiện của chúng thành một xung đột mới, loại xung đột
đánh dấu bước chuyển của thời đại - xung đột gia đình. Vì vậy, có thể nói, xung đột
này cũng chính là hệ quả của một tư tưởng mới mẻ trong q trình hiện thực hóa canh tân văn hóa, văn học.
Xung đột giữa tư tưởng mới - cũ, giữa tiếng nói cá nhân tự do với thiết chế gia quy hà khắc đã thấp thống trong văn học trước đây, ví dụ mối tình bi thảm của đơi
trai tài gái sắc trong tiểu thuyếtTố Tâm. Nhận diện được xung đột giữa chủ nghĩa cá
nhân với nề nếp gia đình truyền thống, nhưng Hoàng Ngọc Phách vẫn chưa đi đến tận cùng bác bỏ tư tưởng đạo đức cũ nên xung đột chưa được giải quyết một cách rốt ráo mà phải đợi đến những cuốn tiểu thuyết của Tự lực văn đồn. Với Nhất Linh, xung đột này chuyển hóa thành xung đột trung tâm và được ráo riết giải quyết. Và một khi quyết định coi xung đột nào là trung tâm, nhà văn sẽ định giá khủng hoảng xã hội nào cần được giải quyết trong tầm chiến lược. Khi coi xung đột gia đình là xung đột trung tâm,
ta nhận ra một bước chuyển của tư tưởng thời đại: chuyển con người chức năng trong luân thường đạo lý, “con hiếu”, “tơi trung” thành con người cá tính với những khát vọng riêng tư; chuyển con người vũ trụ, con người đấng bậc, con người bổn phận “vũ trụ nội mạc phi phận sự” thành con người đời thường với những lo toan riêng tư cho bản thân, cho hạnh phúc cuộc đời như mình quan niệm.
Ưu điểm nổi bật của gia đình truyền thống là tạo ra được những mẫu hình văn hóa gia phong nề nếp, lưu giữ được nhiều tục lệ văn hóa như cúng giỗ gia tiên thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn. Tuy nhiên, cũng với những đặc điểm nêu trên, gia đình sẽ là nơi triệt tiêu mọi cá tính của con người. Đứa trẻ được giáo dục theo những đặc tính chung dưới danh nghĩa chữ “lễ” truyền thống chứ khơng được dạy cách phát triển cá tính riêng. Khơng có con người cá nhân sẽ khơng thể có tinh thần dân chủ. Đây chính là nguyên nhân cản trở sự thay đổi xã hội, cụ thể là xã hội Việt Nam những năm 30 - 40 thế kỷ XX, khi những ảnh hưởng của văn hóa Pháp thâm nhập vào đời sống xã hội làm cho mâu thuẫn nội tại ngày càng trở nên sâu sắc: mâu thuẫn giữa phương Đông và phương Tây, giữa truyền thống và hiện đại, giữa cái cũ và cái mới, giữa cá nhân và cộng đồng… Những mâu thuẫn ấy tập trung ở những “con người mới” là những người thừa hưởng từ nền giáo dục phương cách tư duy mới - tư duy phân tích (analytique). Khi kết hợp với nền tảng tư duy tổng hợp của văn hóa phương Đơng, họ nhìn nhận sự việc biện chứng hơn, đa chiều hơn. Ở họ hình thành tư duy phản biện, đối thoại, tranh luận để tìm ra những gì họ cho là đúng đắn nhất, thích hợp với mình hơn cả.
Tồn bộ mũi nhọn của Nhất Linh thời kỳ Tự lực văn đoàn đều dồn vào xung đột gia đình, và xung đột đó trở thành đề tài nhất quán của ông, dù là tiểu thuyết luận đề hay là tiểu thuyết tâm lý. Viết về gia đình, nhà văn nhìn nó trong chiều sâu nhiều tầng lớp khi đặt gia đình truyền thống Việt Nam trong bối cảnh va đập với văn hóa phương Tây để từ đó lí giải ngun nhân sự tan rã của mơ hình đại gia đình đã tồn tại hàng
ngàn năm trước những mâu thuẫn, xung đột khơng thể dung hịa. Trong Nắng thu,
Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Đôi bạnông khơng dựng lên một mơ hình gia đình với những truyền thống tốt đẹp mà cho thấy khung hình gia đình đã ọp ẹp với những hàng rào cản trở hạnh phúc, gây nên mâu thuẫn giữa các thành viên, dẫn đến tan vỡ “tổ ấm quý tộc”. Tiểu thuyết Nhất Linh khảo sát cuộc đụng độ quyết liệt của con người cá tính với
thành lũy vững chắc của ý thức hệ Nho giáo dưới mọi góc độ: mối quan hệ mẹ chồng - con dâu, thế hệ cha - thế hệ con, huynh - đệ, vợ - chồng, tư tưởng “nam tôn nữ ti”, quan niệm về chữ “lễ” chữ “hiếu” trong cách hiểu cũ và mới… Sự đối đầu của thế hệ
cha - con trongĐoạn tuyệt vàĐôi bạn là cuộc đối đầu của ý thức về đời sống cá nhân
giữa cộng đồng với cái gọi là danh gia vọng tộc chật hẹp. Sự đối đầu của Loan trong
Đoạn tuyệtvà Nhung trong Lạnh lùngvới các bậc phụ huynh là sự đối đầu giữa quyền được tôn trọng lựa chọn hạnh phúc với thiết chế phong kiến đóng khung trong chữ “hiếu”, “lễ”, “phẩm tiết”… Kết quả của những đụng độ này là sự thoát thai của những con người mới, những con người khơng cịn cam chịu trong vịng cương tỏa hà khắc, đã bứt phá ràng buộc luân lý cũ, đi tìm giá trị đạo đức mới, cuộc sống mới, mơ ước về một mơ hình xã hội dân chủ và văn minh hơn.
Rõ ràng, với chủ trương canh tân văn hóa văn học, Nhất Linh cùng văn đồn của mình đã phát hiện ra một mâu thuẫn nội tại vô cùng quan trọng của đời sống xã hội bấy giờ, loại xung đột có tính bước ngoặt khi khai tử cái cũ và trên nền móng ấy khai sinh ra những nhân vật mới. Đọc những trang sách viết về vấn đề này, hệ quả là độc giả như được khai tâm khai trí, tha thiết hơn với lẽ sống nhân sinh của mình, mong muốn góp phần xây đắp một cộng đồng văn minh, dân chủ và bác ái.
4.1.3. Xung đột cá nhân - xã hội và xung đột trong con người không trùng khít với chính mình
Khi tập trung tồn bộ mũi nhọn vào xung đột gia đình, tiểu thuyết Nhất Linh buộc phải giải quyết vấn đề phát sinh cơ bản: xung đột của cá nhân với xã hội và xung đột trong con người khơng trùng khít với mình. Đó là những kiểu xung đột của tiểu thuyết mới, loại mà Nhất Linh hướng tới. Hai xung đột này tồn tại song song và mỗi loại có giá trị tự tại của mình, đồng thời có tính nối kết, chuyển hóa cho nhau, cho thấy sự phức tạp của mâu thuẫn thời đại mà chỉ có trong kiểu tân tiểu thuyết.
Xung đột cá nhân với xã hội là loại xung đột bên ngoài, khi con người đối diện
và đấu tranh trực diện với những tàn tích hủ lậu và man rợ của chế độ phong kiến. Trong đề tài gia đình loại xung đột này rất dễ nhận diện. Những gì phân tích ở mục trước (4.1.2) cho thấy rõ điều này. Xung đột trong gia đình cũng đã phản ánh xung đột ngoài xã hội. Chừng nào trong gia đình cịn nhân danh gia phong, nề nếp để bắt ép, áp đặt con người thì chừng đó chưa thể có được sự thay đổi ngồi xã hội.
Nhưng là tiểu thuyết mới, nhất là khi được coi là cơng cụ khai trí khai tâm thì ắt nó phải đổi mới, tương thích với những vấn đề phức tạp, đa chiều của thời đại mới và tương hợp với loại độc giả ngày càng đòi hỏi một thứ “hiện thực của tinh thần”, loại cao hơn “hiện thực sao chép”. Bởi vậy, trong sự nỗ lực đổi mới tiểu thuyết, Nhất Linh
đã đi đến khám phá ra loại xung đột mới - xung đột con người khơng trùng khít với
chính mình, một loại xung đột bên trong, khi con người đối diện với mình và tự khám phá mình. Rõ ràng rằng sự hiện diện của xung đột loại này là hệ quả của việc cải tạo, cách tân cơng cụ tun truyền văn hóa mới - thể loại tiểu thuyết. Dưới đây luận án sẽ dừng lại phân tích cụ thể hơn cách Nhất Linh thể hiện xung đột phức tạp này.
M. Bakhtin phân biệt con người trong tiểu thuyết khác với con người sử thi ở chỗ nó khơng đồng nhất với chính nó. Con người trong văn học trung đại Việt Nam là con người sử thi, mang tính chất bất biến, được hồn kết trong con mắt của chủ thể sáng tạo, đáp ứng các phẩm chất quy định của cương thường đạo Nho. Tiểu thuyết hiện đại khơng thế: “Con người khơng bao giờ trùng khít với nó. Khơng được vận dụng cho nó cơng thức đồng nhất A là A. [...] Cuộc sống đích thực của nhân cách được thực hiện dường như là ở điểm không trùng khít của con người với chính nó, ở điểm con người thốt ra khỏi giới hạn của những gì mà nó đang có như là một tồn tại vật thể, cái tồn tại mà người ta có thể nhìn, nhận định và dự đốn bất chấp ý chí của nó” [13, tr.149].
Nhân vật trong tiểu thuyết Nhất Linh thốt thai từ con người trong khn phép “Nho phong” nhanh chóng thành con người “Âu phong”, từ con người nhất phiến, đơn
giản, thành con người đa diện, phức tạp. Chỉ đọc lướt Người quay tơ cũng thấy hiện
lên cả một cuộc đời: yêu nhau, lấy nhau, sinh con, làm cách mạng, đi tù, chết - theo
một lộ trình tuyến tính, khơng gấp khúc, khơng đột biến khó lường. Bướm trắng thì
khác, gần ba trăm trang cũng khơng giải quyết dứt khốt được những trăn trở của một con người, đi qua bao biến cố và khúc rẽ cuộc đời, với một kết thúc mở.
Sự phức tạp trong tâm hồn con người ở Nhất Linh được hỗ trợ bằng thủ pháp tương ứng và đối xứng (giữa mới với cũ, giữa gia đình với xã hội, giữa tình yêu và tình bạn - như đã bàn ở mục 3.3.1). Nhân vật trung tâm của nhà văn khơng có cuộc đời bằng phẳng, ít ai vơ tâm vơ tư, ai ai cũng cả nghĩ, lúc bâng quơ, lúc chìm sâu trong suy tư, rồi giật mình thấy mình đang khơng trong đời thực. Có lẽ nhân vật cả nghĩ nhất của
đầy 6 trang, ta bắt gặp chàng nghĩ nhiều hơn đang sống. Mới “tung chăn ngồi dậy” Dũng đã “nghĩ” về những ngày chủ nhật buồn tẻ của anh sinh viên ở quê nhà; chàng “nghĩ lại” ngày bãi khóa, chàng và Trúc hỏi nhau “chúng mình nghĩ sao bây giờ”; chàng “mở cửa ra hiên đứng”, nhìn bầy kiến tha đất làm tổ, so sánh công việc của lũ kiến cuộc sống vô vị, “ngày nọ tiếp theo ngày kia giống nhau” với cuộc đời hai người bạn học, những con người “chắc không bao giờ nghĩ ngợi lơi thơi”. Chàng “nhìn về
phía nhà Loan” và nghĩ sẽ cưới nàng làm vợ, nhưng “không dám nghĩ q nữa”,
“khơng dám nghĩ xa hơn” vì sợ cái cảnh “Lại ngày nọ kế tiếp ngày kia”. Tiếng động
làm chàng ngẩng lên, thốt ra khỏi nghĩ ngợi. Đó là tiếng chân cha chàng từ nhà vợ bé trở về và chàng khó chịu với vẻ “rón rén” của ơng ta, chàng “tức bực vì thấy mình
nghĩluẩn quẩn đến những chuyện đáng lẽ khơng nênnghĩtới”. Chàng “nghĩkhơng gì
hơn là lại chơi với vợ chồng Lâm, Thảo”, nhưng lập tức lại nghĩ thấy “buồn hộ hai vợ chồng ơng giáo có lẽ lúc này cũng đương buồn”; trên đường đi chàng gặp Trúc và hai bạn trẻ vào hàng bún riêu. Trúc nhận ra ngay vẻ nghĩ ngợi ở bạn, bèn hỏi: “Anh hình như lúc nào cũng buồn”. Dũng đối đáp vài câu quấy quá, cho thấy chàng vẫn đang nghĩ ngợi đâu đâu mà “không để ý đến cơ hàng và cũng khơng biết bún riêu có ngon hay khơng”. Trên đây là một buổi sáng thường nhật của Dũng, cho thấy nhân vật ít sống trong hiện tại, mà ln chìm đắm trong nghĩ ngợi, liên tưởng. Hành vi “sống” trong hiện tại chỉ thấp thống như việc “trở dậy”, “ra hiên đứng”, “nhìn lũ kiến”, “nhìn về phía nhà Loan”, “nghe thấy tiếng động” của người cha, đi đến nhà Lâm, Thảo, vào hàng bún riêu. Tất cả những hành vi ấy bị nhấn chìm trong những dòng suy tư nghĩ ngợi miên man, làm Dũng thốt khỏi khơng gian và thời gian hiện tồn. Cái nghĩ đó mới là thực chất là Dũng, khơng tương ứng gì với cái chàng nói năng đối đáp, ứng xử trong gia đình, với bạn bè. Ở tiểu thuyết cũ ta khơng quan sát thấy kiểu nhân vật này cũng như kiểu phân tích này của nhà văn.
Cấu trúc đối lập và tương ứng của tiểu thuyết Nhất Linh là cái khung nền làm nổi bật tính chất phức tạp đa đoan của con người khơng trùng khít bản thân mình. Loan
trong Đoạn tuyệt luôn sống trong hai không gian, hai thân phận: thân xác ở trong
không gian cụ thể, đang ngồi trông nồi hải sâm cho vợ bé của chồng, nhưng tâm hồn ở nẻo xa xơi n Bái, nơi Dũng đang phóng xe ơ tơ, trán đẫm máu buộc chiếc khăn màu trắng; nàng như “bóng mây” về bên Dũng “đang trơi giạt tận nơi nào”, “mải mê với
cuộc phiêu lưu” [229, tr.122]. Chính vì thế Loan lúc nào cũng có một “nỗi buồn xa xơi trong đôi mắt”, “một cảm giác trơ trọi trước cuộc đời”. Cái làm nên sự khơng trùng khít này của nhân vật là sự khơng tương thích của bên ngồi với bên trong, khi khát vọng vô biên của con người lớn hơn cái thể xác hữu hình và khơng gian hữu hạn. Cấu trúc đối lập - đối xứng để tìm ra “con người khơng trùng khít với bản thân” cũng có
thể thấy ở Dũng trong Đơi bạn. Trong chàng ln có hai khơng gian, hai mơ ước.
Khơng gian khép kín gia đình nhỏ mọn lờ nhờ xám và khơng gian “trên đường” mở rộng từ bến đị Gió đến những vùng cao ngun xa xơi, của thế hệ trí thức “băn khoăn,