Cổ vũ con người cá nhân và cảnh báo những hệ lụy của nổi loạn cực đoan

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn. (Trang 95 - 99)

3.2. Thực hiện việc tổng hợp văn hoá hướng tới tinh thần hiện đại

3.2.2. Cổ vũ con người cá nhân và cảnh báo những hệ lụy của nổi loạn cực đoan

dựng được hình tượng những con người cá nhân thật mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh để khẳng định sự tồn tại cũng như những quyền lợi chính đáng của mình. Qua các nhân vật Dũng, Loan, Nhung…, nhà văn cho thấy tư tưởng “Tôn trọng tự do cá nhân” là một xu hướng tất yếu cần phải cổ súy. Thậm chí, để thể hiện quyết liệt hơn sự cổ súy ấy, ông khơng ngần ngại tạo ra những tình huống ngẫu nhiên như Loan ngộ sát chồng nhằm đưa Loan ra khỏi cuộc sống bị đè nén, áp bức, hay để các nhân vật khác sẵn sàng nổi loạn, nổi loạn đến mức cực đoan như một cách phản ứng triệt để mọi sự áp đặt của xã hội. Đây chính là một trong những lý do để trong một thời gian dài sau Cách mạng tháng Tám - thời kỳ nhân danh cái Ta cộng đồng chiếm vị trí thống sối, văn chương của Tự lực văn đồn bị lên án; các nhà văn của nhóm đã bị kết tội cổ vũ cho con người cá nhân vị kỷ chỉ biết hưởng thụ. Tuy nhiên, như đã trình bày ở phần trên, cuộc đấu tranh để đạt đến mục đích ấy của thế hệ trẻ chưa bao giờ dễ dàng khi đụng phải bức tường thành kiên cố tồn tại hàng ngàn năm qua mơ hình đại gia đình phong kiến.

Những Loan, những Dũng, những Nhung với sự thức tỉnh của ý thức cá nhân, sự trỗi dậy của những khát khao thầm kín chính đáng đã tìm mọi cách để phản kháng, hoặc công khai - đối với những người dũng cảm, mạnh mẽ như Dũng, Loan, hoặc ngấm ngầm như Nhung. Điều đáng nói ở đây là, sự chống đối, nổi loạn của họ nhiều khi gây ra những hệ lụy với những cấp độ khác nhau: sự lạnh lùng đến vô cảm như Loan, sự chấp nhận giả dối như Nhung, sự lạc lồi vơ ln như Tuyết… Như vậy, ngòi bút tinh tế của Nhất Linh không chỉ một mực cổ súy cho những tư tưởng Thái Tây mà cịn kín đáo nhắc nhở chúng ta về sự trung dung, chừng mực, ứng xử có tình có lý của con người Á Đơng.

Chấp nhận sống với gia đình chồng nhưng chưa bao giờ Loan tìm thấy sự hịa hợp, thanh thản, nàng quá căng thẳng tiếp nhận mọi hành vi người ngồi, ln nhìn thấy ở họ những điều tiêu cực: chồng nhu nhược, hèn nhát, mẹ chồng cay nghiệt độc ác… Khơng thể phủ nhận những tính cách ấy ở Thân và bà phán Lợi, nhưng cách đối đầu quyết liệt, thẳng thừng, ăn miếng trả miếng chỉ làm cho Loan thêm ức chế và hằn học. Sự hằn học lâu ngày khiến nàng trở nên lạnh lùng, thậm chí vơ cảm. Một nàng dâu trưởng mà trong ngày giỗ của dòng họ nhà chồng lại thản nhiên đi chơi. Bố mẹ đẻ mất, nàng bán nhà, bán luôn bàn thờ tổ phụ với suy nghĩ thương nhớ thì để trong lịng chứ không cần thờ tự. Con trai mất, nàng đau lòng nhưng cho rẳng “thà mất đứa con

còn hơn”, hay khi lỡ tay ngộ sát Thân, nàng không mảy may xúc động mà chỉ nghĩ đây là dịp để nàng được giải thốt khỏi gia đình chồng: “Đã bốn năm nay, từ ngày bước chân về nhà chồng đến giờ, lần này mới là lần đầu nàng đi ra khỏi cửa mà biết rằng đi hẳn, khơng bao giờ cịn có ngày quay trở lại nữa” [229, tr.131]. Rõ ràng, với Loan, Nhất Linh như cố tình đẩy nàng vượt xa khỏi giới hạn của một người phụ nữ trong gia đình với vai trị làm vợ, làm mẹ, làm con để thể hiện ý đồ của mình. Ngay cả việc tạo ra tình huống cái chết của Thân và phiên tòa xử Loan cũng vậy. Tất cả vừa như cảnh báo hệ lụy của lối sống áp bức đối với những cá nhân muốn vượt ra khỏi sự áp bức ấy vừa như một cách để giải thốt họ, tránh những hệ lụy có thể sẽ trở nên nặng nề hơn. Với Đoạn tuyệt, đúng như Nhất Linh đã thừa nhận sau này trong Viết và đọc tiểu thuyết: “Độ ấy tôi chỉ coi nhân vật như những quân cờ để đánh một ván bài, họ không

phải là cái chính” và “đã để cái ý định dùng tiểu thuyết làm một việc gì (viết luận đề tiểu thuyết) lên trên cái ý định viết một cuốn tiểu thuyết hay” [232, tr.17].

Nhưng thế nào là “trung dung, chừng mực”? Đó lại là một câu hỏi mà Nhất Linh

kín đáo gài vào tiểu thuyết Lạnh lùng. Câu trả lời của ơng có lẽ là: sự dễ dàng thỏa

hiệp, đấu tranh “nửa vời” khơng phải là thứ “trung dung” cần có, và con người cần

phải đi đến tận cùng của sự thành thật với chính mình. Nếu trong Đoạn tuyệt, Nhất

Linh tạo ra tình huống để Loan sớm thốt khỏi nguy cơ ngày càng biến nàng thành con

người khác thì với Nhung trong Lạnh lùng, ông lại để nàng sống trong sự giả dối kéo

dài. Cuộc gặp gỡ với thầy giáo trẻ Nghĩa đã làm bùng lên trong Nhung ngọn lửa yêu đương và khao khát hạnh phúc. Nàng yêu Nghĩa với một tình yêu vừa mãnh liệt vừa đau khổ. Bởi lẽ, yêu Nghĩa buộc nàng phải vượt qua định kiến “gái ngoan không lấy hai chồng”. Nàng không đủ mạnh mẽ và cũng khơng có “cơ hội” giải thốt như Loan. Nàng chọn sự “trộn lẫn” giữa tình u và bổn phận. Chính vì thế mà cuộc tình với Nghĩa mang đến cho nàng cả hạnh phúc lẫn nỗi dằn vặt. Trong đó, dằn vặt lớn nhất là nàng tự biết mình đang phải sống cuộc sống giả dối, không chỉ với những người xung quanh mà cịn với chính mình. Như vậy với Nhung, Nhất Linh không bắc một chiếc cầu nhân tạo đưa nàng vượt sang bờ tự do, ông buộc nàng phải tự lựa chọn. Và nàng đã lựa chọn không thay đổi, sẵn sàng sống cuộc đời giả dối như thế cho đến hết truyện. Cái kết của tác phẩm là lời cảnh tỉnh về sự chọn lựa con đường nhân sinh, khiến độc

tố cáo một nền luân lý đã quá cũ kỹ, lạc hậu, bắt ép người phụ nữ phải hy sinh quyền được sống hạnh phúc mà còn cảnh báo hệ lụy của sự nổi loạn “nửa vời” có thể dẫn đến cuộc sống buồn thảm, vơ vị và giả dối; từ đó đặt ra nan đề lựa chọn: tự do hay là yên ổn, tự do phải đi đơi với đấu tranh, cịn n ổn đi đơi với câu thúc. Tạo hóa ban cho con người tự do, mất nó nghĩa là khơng được sống, là “trái với thiên đạo”. Hồng Đạo

viết “Tựa” cho cuốn Lạnh lùng: “Lẽ phải dạy ta rằng một người đàn bà góa có thể vì

tình u ở vậy suốt đời, khơng một ngày quên người đã mất. Trái lại không yêu chồng mà lúc chồng qua đời, còn thủ tiết cho đến khi nhắm mắt chỉ là hy sinh vô nghĩa cho một tục lệ trái với thiên đạo” [45, tr.1].

Vậy khi lựa chọn nổi loạn đến tận cùng để được tự do, con người có đạt được hạnh phúc khơng? Lại một câu hỏi khơng dễ trả lời, nếu ta nhìn vào trường hợp Tuyết

trong Đời mưa gió. Khác với Nhung, Tuyết khơng chấp nhận sự giả dối. Khác với

Nhung, Tuyết dứt khốt lựa chọn đi về phía tự do, rũ bỏ khỏi mình những ràng buộc mà nàng cho là “cái ngồi thân”, dẫu đó là gia đình, hơn nhân, tình u, lấy quan niệm của phương Tây để làm phương châm sống cho mình: “Những ý tưởng trong tiểu thuyết Thái Tây dạy em rằng em là hoàn toàn của em, em được tự do hành động như lịng sở thích”. Và cũng khác với Nhung, nàng là người “bất chấp mọi ràng buộc về truyền thống tâm lý và phẩm chất đạo đức quen thuộc ở người phụ nữ”, là “mẫu hình có tính chất thách đố, ngang trái và có phần xa lạ” [57, tr.233], thậm chí là con người vơ ln phớt lờ mọi quy chuẩn đạo đức xã hội. Trong bài nghiên cứu “Tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết “Đời mưa gió” của Nhất Linh và Khái Hưng”, tác giả Nguyễn Thị Minh đã ngẫm nghĩ về trường hợp nổi loạn cực đoan của Tuyết: “Khơng thể có con người cá nhân nằm ngồi xã hội, khơng thể có bi kịch cá nhân trong đó xã hội vơ can” [247]. Trước hết ta nhìn vào vế thứ hai của nhận định này: “khơng thể có bi kịch cá nhân trong đó xã hội vơ can”. Đẩy con người có cá tính mạnh như Tuyết đến nổi loạn cực đoan dĩ nhiên là lỗi của những định chế khắt khe giam cầm con người khiến nó phải phản ứng dữ dội. Nhưng ta cũng biết, ngồi “kẻ có lỗi” là áp bức phong kiến và định kiến của làng Vũ Đại thì Chí Phèo cũng khơng hồn tồn vơ can trong tấn bi kịch tha hóa của mình. Và ta cũng biết, dường như việc nổi loạn cực đoan dẫn đến giết người cướp của ở Raskolnikov là từ sự bất bình đẳng xã hội dưới thời Đế chế Sa hồng, nhưng rõ ràng chỉ có thế thì Raskolnikov đã khơng thành kẻ sát nhân, cho nên

nguyên nhân căn cốt vẫn chính là thái độ lựa chọn và ứng xử của con người. Raskolnikov hay Tuyết không thể đi quá giới hạn của tự do, vì “khơng thể có con người cá nhân nằm ngồi xã hội”. Điều này dẫn ta liên tưởng đến ý tưởng của Nhất Linh muốn “xây dựng ý thức cộng đồng” (như đã bàn trong mục 3.1.3), khi mỗi cá nhân được phép làm bất cứ gì mà khả năng cho phép mình hạnh phúc, nhưng đồng thời không gây hệ lụy cho bản thân và phản ứng tiêu cực của cộng đồng. Có lẽ đây cũng là một khía cạnh quan trọng của tư tưởng “khai dân trí”.

Cái phá phách nổi loạn của Tuyết, một mặt khẳng định cái tơi cá nhân, nhưng mặt khác cũng nói lên hệ lụy khi cái tôi cá nhân ấy phát triển vượt quá giới hạn quy ước của đạo đức, dẫn đến sự nổi loạn vô phương hướng, không sao xác định được điểm tựa tinh thần, khiến con người mãi chênh vênh, cô đơn và tuyệt vọng.

Khi bàn về chức năng dự báo của văn học trong tiểu thuyết đầu thế kỷ XX, Lê Tú Anh cho rằng từ việc “nhận diện thực tại xã hội đương thời, các nhà văn đã hình dung được sự vận động của nó trong tương lai. Trong số những vấn đề đã được các nhà tiểu thuyết đầu thế kỷ XX miêu tả và lý giải, nhiều vấn đề sẽ trở nên nóng bỏng và nhức nhối hơn khơng chỉ trong văn học giai đoạn sau đó (1930-1945) mà cho đến tận cuối thế kỷ XX, đầu XXI khi xu thế hội nhập, tồn cầu hóa trên mọi phương diện khiến Việt Nam một lần nữa “va chạm” rất mạnh với thế giới” [7, tr.98-105]. Một trong những vấn đề ấy là “Con người nghiện thói hưởng thụ tầm thường”. Khi nhắc đến

nhân vật Tuyết trong tác phẩm Đời mưa gió, Lê Tú Anh đã khẳng định: “Xây dựng

nhân vật này, các tác giả gần như không tuân thủ quy luật và logic cuộc sống, mà chỉ nhằm thể hiện một quan niệm sống đã thấm nhiễm vào phần đông thanh niên thời bấy giờ: “Sống ngày nay nhớ chi đến ngày xưa, tưởng chi đến ngày mai”. [7, tr. 98-105]

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn. (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)